Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Phong tục tập quán

Tết cổ truyền 3 miền Bắc - Trung - Nam và sự khác biệt thú vị

Chủ Nhật, 15/01/2017 13:45 (GMT+07)

Cùng khám phá những điểm khác biệt vô cùng thú vị trong phong tục ngày tết cổ truyền ở 3 miền Bắc, Trung, Nam nhé.


► Mời các bạn xem ngày khai trương, xem ngày xuất hành theo tuổi để phát đạt, may mắn


Infographic: Tết 3 miền Bắc Trung Nam và sự khác biệt thú vị


Tet 3 mien Bac - Trung - Nam va su khac biet thu vi hinh anh goc
Tet 3 mien Bac - Trung - Nam va su khac biet thu vi hinh anh goc 2
Tet 3 mien Bac - Trung - Nam va su khac biet thu vi hinh anh goc 3
Tet 3 mien Bac - Trung - Nam va su khac biet thu vi hinh anh goc 4
Tet 3 mien Bac - Trung - Nam va su khac biet thu vi hinh anh goc 5
 

Chi tiết về sự khác biệt thú vị Tết 3 miền

 

Tết miền Bắc – Khá cầu kỳ và tỉ mỉ

 
So với phong tục ngày Tết ở 2 miền Nam và Trung, công tác chuẩn bị Tết của người miền Bắc có phần cầu kỳ, tỉ mỉ hơn. Đặc trưng của Tết miền Bắc là phải có cành đào hay cây quất.
 
Ngoài đào và quất, mâm ngũ quả cũng là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Ngũ quả bao gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy.
 
Mâm cỗ Tết miền Bắc không thể thiếu các món như bánh chưng, giò, thịt gà, nem, canh măng, dưa hành... được bày biện đẹp đẽ, tinh tươm, thể hiện mong ước về một năm mới no đủ, thịnh vượng.
 
Ngoài chỉn chu về cỗ Tết, người miền Bắc còn có vô số điều kiêng kỵ hơn các miền khác, điển hình như kiêng quét nhà, đổ rác, làm vỡ bát đĩa, mai táng... 
 

Tết miền Trung – Chân thành và giản dị


Đặc trưng Tết của người miền Trung là mai vàng hoặc đào thắm, không câu nệ tiểu tiết. Có thể, đây là nơi giao thoa văn hóa giữa 2 miền Nam, Bắc nên có nhiều truyền thống độc đáo, pha trộn.  
 
Người miền Trung có thể trưng mai vàng hoặc đào thắm, không câu nệ. Mâm ngũ quả thường là có gì cúng nấy, chủ yếu là thành tâm dâng kính tổ tiên.
 
Người miền Trung cũng cúng bánh chưng, nhưng khi ăn thì thường chọn bánh tét. Đĩa bánh tét dẻo thơm là một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.

Riêng 1 số tỉnh, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, mâm cơm Tết khá cầu kỳ với đầy đủ sơn hào hải vị. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình ở tỉnh khách thường chọn những món ăn đơn giản mà vẫn đủ đầy như gà, giò, miến nấu, dưa muối, các món cuốn, xào...
 
So với miền Bắc, người miền Trung thường thoải mới hơn trong những ngày Tết. Tuy nhiên họ vẫn kiêng các món chế biến từ tôm, trứng vịt lộn và thịt vịt.
 

Tết miền Nam – Phóng khoáng và không nặng nề hình thức

 
Tết với người miền Nam là dịp để vui chơi, gặp gỡ, quây quần. Do đó, người dân không nặng nề về hình thức, chủ yếu là hướng đến không khí tưng bừng, vui tươi, cho năm mới nhiều tài lộc, thuận hòa.
 
Đặc trưng của Tết miền Nam là mai vàng, bánh tét. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt và tài lộc.  
 
Mâm ngũ quả thường gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”, với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc.

Các gia đình còn cúng thêm quả sung - tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, mâm còn có thêm các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên...
 
Mâm cơm Tết của người miền Nam đơn giản hơn, nhưng vẫn không kém phần đủ đầy, ngon miệng, gồm thịt kho tàu, bánh tét, chả nem và khổ qua nhồi thịt.

Phụ nữ trong gia đình không tốn quá nhiều công sức cho việc nấu nướng, thay vào đó, họ dành thời gian làm đẹp, vui chơi, quây quần bên gia đình.
 
Miền Nam ít kiêng kỵ về ngày Tết. Tuy nhiên, một số nơi có phong tục kiêng để cối xay gạo trống và cất chổi sau khi quét dọn.

Ngoài phong tục dịp Tết, cúng Tất niên 3 miền cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tựu chung lại đều là những nét văn hóa vô cùng thú vị và độc đáo.
 
Thủy Bùi
Chia sẻ: fb fb fb fb fb fb

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nét Đẹp Nghệ Thuật Của Thơ Ca Trong Đời Sống Văn Hóa Việt Nam

Nét Đẹp Nghệ Thuật Của Thơ Ca Trong Đời Sống Văn Hóa Việt Nam

Từ thời xa xưa khi mà chữ viết chưa sinh ra, thơ ca mang vẻ đẹp truyền thống và sức mạnh truyền miệng đã góp phần không thể thiếu vào sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Bằng cách nắm bắt và truyền tải trọn vẹn thông tin cùng với những giá trị tinh thần, thơ ca đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam.

X