Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Nét thú vị khác biệt giữa những cách cúng Tất niên khác nhau giữa 3 miền

Thứ Tư, 05/02/2020 16:29 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cúng Tất niên là nét đẹp độc đáo của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tùy theo từng quan niệm từng vùng miền mà cách cúng lễ mỗi nơi một khác.

Cúng Tất niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng Giao thừa nhưng giờ đây nhiều gia đình thường có kế hoạch đi du lịch đúng dịp này tận dụng kỳ nghỉ dài nên cũng có một số thay đổi nho nhỏ. Nhiều gia đình có xu hướng làm Tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết. Vì thế nên lễ cúng Tất niên và cúng 30 tết trở thành hai lễ riêng biệt.

Nhưng nhìn chung, chiều 30 Tết, nhà nào cũng tiến hành cúng Tất niên để tiễn năm cũ đón năm mới. Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm ấp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.
 
Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận. Xem thêm: Bữa cơm cúng Tất niên: Điều cần tránh để tiễn CŨ đón MỚI thành công

Mâm cúng tất niên 3 miền, mỗi miền khác nhau có nét đặc trưng riêng biệt nhưng nhìn chung vẫn có những món ăn cơ bản mang màu sắc đặc trưng của văn hóa Việt. Và câu thơ: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đã liệt kê khá đủ những yêu cầu dành cho mâm cúng Tất niên.
 
cung Tat nien
 

Mâm cúng tất niên Miền Bắc:


Ngoài việc đảm bảo Cúng tất niên thế nào cho đúng thuần phong mĩ tục, người miền Bắc còn quan niệm, mâm cúng tất niên thường có 4 bát 4 đĩa được bày trên mâm. Đĩa cúng của mâm tất niên bao gồm thịt gà, giò, chả quế, thịt lợn.

Ngoài ra, những người ở vùng này còn có thêm 1 đĩa xôi gấc để cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn. Các bát trên mâm cúng miền Bắc gồm có bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. 

Ngoài ra, nhiều gia đình còn biến tấu mâm cúng với nhiều món ăn khác nhau nhưng đều mang đậm hương vị đặc trưng của miền Bắc như thịt đông, nem rán, nộm, gà tần, bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. 

Cách cúng tất niên miền Trung


Ở miền Trung, mâm cúng thì tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn gồm thịt heo, thịt gà, hoặc cả hai loại, các món xào, canh… Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả Huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên…

Trong khi miền Bắc cúng giao thừa phải có gà sống thiến thì ở miền Trung, mâm cúng giao thừa đơn giản chỉ gồm một ít bánh trái, mứt và xôi chè. Họ quan niệm mâm cúng giao thừa là vật phẩm cho sáng mùng một do đó đầu năm mới nên đón nhận những thứ thanh tao, ngọt ngào…
 
Lễ này thường có một mâm ở bàn thờ gia tiên, một mâm ở giữa nhà và mâm thị thực đặt ở trước cổng. Lễ cúng có đầy đủ các món mặn, thịt heo, thịt gà, các món canh, xào.... 30 tháng Chạp được xem là ngày đoàn tụ gia đình, con cái dù ở xa đến mấy cũng về thăm ông bà, cha mẹ.

Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm ấp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.
 
- Ngoài ra, vì ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của miền Trung vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
 
Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính. Xem thêm: Mâm ngũ quả ngày Tết: Bí ẩn phong thủy ngũ hành có thể bạn chưa biết

Người miền Trung không hay dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và để được lâu để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.

Ngoài ra, một số gia đình không chưng trái cam, trái quýt vì theo quan niệm của người dân nơi đây rằng "cam đành quýt đoạn".
  

Cách cúng tất niên miền Nam

 
Trong khi miền Bắc cúng bánh chưng vuông thì miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét hình trụ dài với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô.

Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn). Nếu cỗ mặn sẽ bao gồm: đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.
 
Mâm ngũ quả của người miền Nam quy định bắt buộc có 4 loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài do cách nói của người địa phương có ý nghĩa: “cầu – sung – vừa (dừa) – đủ – xài”. Họ cho rằng: “quả” có nghĩa là thành quả lao động suốt năm cho nên chọn năm loại trái cây, biểu trưng công sức của con cháu dâng lên tổ tiên và đất, trời với lời cầu chúc: “ngũ cốc phong thu” mang lại may mắn, tài lộc.
 
 Người miền Nam không chọn chuối, cam hay lê để bày mâm ngũ quả như người miền Bắc và trên mâm quả của họ không nhất thiết phải có đủ 5 loại quả. Ngoài 4 quả nhất thiết phải có thì họ có thể chọn dưa hấu hay thanh long…để bày lên mâm ngũ quả. 
 

Minh Minh (Tổng hợp)
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X