Thứ Tư, 09/01/2019 09:55 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thời điểm cuối năm nhiều gia chủ phân vân không biết Cúng Tất niên ngày nào tốt vì không phải ai cũng có thời gian rỗi đúng vào ngày 30 tháng Chạp.
Ý nghĩa của Lễ cúng Tất niên
Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức quen thuộc của chúng ta nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chào mừng năm mới. Đây là
phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Khoảng thời gian này, các thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Sau một năm làm ăn vất vả, mọi người đều
dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ cuối năm thật tươm tất để
cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết. Theo thông lệ, Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều 30 Tết.
Tất niên, nếu xét nghĩa từng chữ cùng là một cách để trả lời tất niên nghĩa là gì khá dễ hiểu, chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới.
|
Cúng Tất niên năm Kỷ Hợi ngày nào tốt, thuận thành mọi sự? |
Cúng tất niên ngày nào tốt?
Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống, nhưng bên cạnh đó cũng có những người cầu kỳ làm lễ thật lớn để thể hiện gia thế, địa vị của mình. Nhưng thực tế chỉ cần làm đơn giản, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để gọi là tri ân đất, trời, phật thánh, thần linh, người khuất mặt kẻ khuất mày đã gia hộ bình an gia đạo trong một năm qua…
Lễ cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tuy nhiên nếu có tổ chức lớn và có khách mời, nên tổ chức vào những ngày cuối tuần. Năm nay, nên làm lễ cúng Tất niên vào hai ngày 29 và 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, tức ngày 3/2/2019 và
4/2/2019.
Tuy là thế, những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết để có thể đến được nhà nhau hoặc có kế hoạch đi du lịch. Vì thế, nên lễ cúng tất niên và cúng 30 tết trở thành 2 lễ riêng biệt.
Do vậy, theo
Lịch Ngày Tốt, cúng tất niên vào ngày nào thì còn tùy điều kiện hoàn cảnh mà bạn có thể lựa chọn ngày cúng tất niên phù hợp nhất với gia đình của mình. Có thể chọn xem cúng tất niên ngày nào tốt 2019 để lựa chọn được ngày tốt. Nhưng cũng không cần phải “quá khắt khe”. Dù có cúng tất niên vào ngày nào thì điều cốt yếu vẫn là thành tâm và mong muốn bày tỏ sự biết ơn đối với những gì mà tổ tiên đã giúp cho gia đình bạn trong năm cũ.
Mọi người thường tìm hiểu trước cách cúng tất niên như thế nào để tiến hành lễ này. Việc đầu tiên, theo cách cúng tất niên cuối năm mà ông cha ta đã truyền lại, các gia đình sẽ lau chùi, trang hoàng bàn thờ với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ; trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất... tùy theo phong tục từng vùng miền mà có những lễ vật cúng tất niên cuối năm khác nhau.
Sau khi công việc trang hoàng nhà cửa hoàn tất, gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên để gặp mặt gia đình cuối năm. Việc tìm hiểu cách bày mâm cỗ cúng tất niên như thế nào cúng rất quan trọng. Xem thêm:
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.
MiMo (Tổng hợp)