7. Lời phật dạy về lòng biết ơnLời Phật dạy về chữ tâm được ghi trong kinh sách sẽ bày tỏ đôi điều về vấn đề tưởng đơn giản mà lại rất rộng lớn này.
1. Nhất thiết duy tâm tạo
Trong kinh Hoa Nghiêm có viết: nhất thiết duy tâm tạo, tức là mọi việc đều do tâm sinh ra. Lời Phật dạy về chứ tâm nhấn mạnh tới sự tự chủ của mỗi người, không phải hoàn cảnh, không phải xã hội, không phải cuộc đời đẩy chúng ta tới chân tường, khiến chúng ta rơi vào vòng xoáy oan nghiệt mà chính tâm mới quyết định tất cả. Thế nên trong Phật giáo mới có những bài kinh sám hối.
2. Tùy tâm biểu hiện
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết: tùy tâm biểu hiện, tức là mọi sự thiện ác lành dữ đều do tâm biểu hiện ra. Người hành động không tốt, có tính bạo lực, thù địch, dối trá tức là tâm không sáng; người dịu dàng, nho nhã, thanh lịch, thật thà là biểu hiện của tấm lòng tốt đẹp.
3. Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn
Lời Phật dạy về chữ tâm ghi trong kinh A Hàm có ý nghĩa là chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham, sân, si thì mới thấy được Niết Bàn – cõi cực lạc tiên cảnh.
4. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai
Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kiềm chế, không tự khắc phục, thì trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó.
Bạn có thể xem chi tiết ở bài viết sau:
Lời Phật dạy về chữ tâm - có tâm ắt hưởng phúc lành
Trong những lời Phật dạy về đạo làm người, Ngài nói rất nhiều về khẩu nghiệp vì lời nói ác ý có ảnh hưởng rất lớn để một người, thậm chí có thể giết người bằng những lời phỉ báng, chê bai, khiêu khích.
1. Ăn nói phét lác, trở nên vô dụng.
3. Hay oán than thì một đời đau khổ.
4. Nói lời khinh thường đối phương sẽ bị quả báo, nhan sắc bị hủy hoại
5. Thích gây thị phi, cả đời bị phủ nhận.
6. Cười nhạo người khác, mãi mãi thua thiệt.
7. Ăn nói không có đường lui sẽ gặp đại nạn tuyệt vận.
8. Nói yêu người nhưng không làm được sẽ bị người khác lừa gạt.
9. Không phải vì nói nhiều mới xứng danh bậc trí, an ổn không oán sợ thật đáng gọi bậc trí.
10. Ưa nghe nịnh nọt, cả đời không thành công.
Xem chi tiết thêm ở bài viết sau:
Lời Phật dạy về khẩu nghiệp: Ghi nhớ và tránh ngay kẻo lỡ
1. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
2. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
3. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.
4. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan.
5. Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó vì có thể càng giải thích thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.
6. Nếu ta không thích người khác nói lời thô ác với mình, thì người khác cũng như thế. Vậy tại sao ta lại nhục mạ họ?
7. Làm việc gì cũng cần phải để cho mình một đường lui. Người độ lượng rộng rãi có thể bao dung người khác. Không nên làm gì, nói gì cũng làm đến tận tuyệt, cùng cực.
8. DỄ là nói chẳng nghĩ suy
KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra.
DỄ làm đau đớn người ta
KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
DỄ là biết được Vô thường
KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần,
DỄ là độ lượng bản thân
KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
DỄ là vong phụ ân thâm
KHÓ, câu tình nghĩa ngàn năm dạ hoài.
9. Hãy nói những lời chân thật để mọi người đừng hiểu lầm nhau
Hãy nói những lời hoà thuận để mọi người đừng hận thù nhau
Hãy nói những lời cởi mở để mọi người thông cảm cùng nhau
Hãy nói những lời hàn gắn để mọi người xích lại gần nhau
Hãy nói những lời xây dựng để mọi người vui sống bên nhau
Hãy nói những lời tha thứ để cuộc đời vơi bớt thương đau
Hãy nói những lời trong sáng để tình người đẹp mãi ngàn sau
45 lời Phật dạy về lời nói không biết dễ phạm lỗi khiến bản thân hối hậnHãy cố gắng áp dụng càng sớm càng tốt lời Phật dạy về lời nói để loại trừ bớt vận rủi, gia tăng phúc báo cho cuộc sống của chúng ta.
Những lời Phật dạy về đạo làm người thông qua việc đối nhân xử thế rất quan trọng, vì thế, đừng quên:
1. Làm bất luận việc gì cũng phải để một đường lui: Làm việc gì cũng cần phải để cho mình một đường lui. Người độ lượng rộng rãi có thể bao dung người khác. Không nên làm gì, nói gì cũng làm đến tận tuyệt, cùng cực.
2. Đối với người khác, đừng cầu toàn, trách cứ: Quá nghiêm khắc với người khác cũng là quá nghiêm khắc với bản thân mình. Phải có lòng khoan dung, độ lượng và biết suy nghĩ cho người khác bởi vì luôn trách cứ người khác sẽ khiến bạn tự cô lập bản thân, tứ bề khốn đốn.
3. Nếu ai đó đem bao lời hủy báng
Truyền lỗi ta trước cả muôn người
Tâm ta vẫn một lòng bi mẫn
Vấn tán dương thiện hạnh của người
Như thế mới là chân Phật tử.
4. Và hãy cảm ơn một nửa của bạn hiện nay bởi vì người ấy đã dành tình yêu cho bạn, vì bạn và người ấy đang hạnh phúc.
5. Học được từ chối, cự tuyệt: miễn cưỡng đồng ý không bằng thẳng thắn, thành thật cự tuyệt. Làm người phải hiểu được rằng, có rất nhiều việc phải biết cự tuyệt!
6. Gặp người tình cờ đi ngang qua bạn: Họ là người góp phần khiến cuộc sống của bạn lung linh hơn, màu sắc hơn, bạn nên cảm ơn họ.
7. Nếu biết được sau lưng có người khen ngợi mình với người khác thì hãy biết ơn vì đó là lời khen chân thành. Còn với những người khen trước mặt, con cần thật tỉnh táo để không bị những lời tâng bốc giả dối che mắt, khiến bản thân trở nên kiêu căng, tự mãn. Điều nên làm là: mỉm cười, cảm ơn và tiếp tục cố gắng.
8. "Nợ tiền, nợ bạc, sợ nhất nợ ân tình”. Nếu đã sống là người minh bạch thì có nợ ắt phải tìm cách trả. Thực ra, trả món nợ vật chất thì dễ, đền món nợ nghĩa tình mới khó. Hãy nhớ lấy những người đã từng cưu mang mình và sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.
9. Sự thấu hiểu tính chất "vô ngã" của con người sẽ làm dịu lòng ta ít nhiều và giúp ta vị tha hơn đối với những hành động xấu ác của người khác!
Bạn có thể xem chi tiết thêm ở:
Lời Phật dạy về đối nhân xử thế: Sống hài hòa nhưng chớ để hòa tan!Theo
lời Phật dạy về đạo làm người thì việc giúp đỡ người khác rất quan trọng và không cần quá cầu kỳ, lễ nghi. Theo Ngài, có 3 cách giúp đỡ người khác có thể kể đến như sau:
2. Pháp thí:
Pháp thí là giúp đỡ người khác phương pháp suy luận, suy nghĩ, hành động để thoát khỏi nỗi khổ.
3. Vô úy thí:
Vô úy thí là giúp đỡ cho người khác hết sợ hãi. Muốn giúp đỡ theo phương pháp này, phải làm cho người ta hết yếu đuối, cứng cáp hơn.
Khi người khác gặp hoạn nạn, bạn đừng bỏ rơi họ. Bởi lúc bạn đưa tay cho người khác nắm tức chính là đã mở cho mình lối thoát hiểm khi bạn gặp những chuyện không may. Hãy chân thành giúp đỡ khi việc đó hoàn toàn nằm ở trong khả năng của bạn.
Lời Phật dạy về giúp đỡ người khác: Đổi vận không ngờ từ việc làm nhỏQua những lời Phật dạy về giúp đỡ người khác bạn sẽ hiểu ra rằng việc giúp đỡ ai đó trong khả năng của mình là việc đơn giản nhưng mang lại phúc báo lớn tới
1: Khi có người sỉ nhục bạn, hãy coi đó là tích phúc
Nếu vượt qua thử thách này, bạn sẽ trưởng thành hơn. Khi bạn nhân nhượng được đó là biểu hiện của trí tuệ, không hề là sự yếu đuối như nhiều người nghĩ.
2: Luôn làm việc thiện
Có tiền thì giúp bằng tiền, có kiến thức thì giúp bằng kiến thức, hãy giúp đỡ tới những người nghèo khổ và khó khăn hơn mình. Không bố thí và giúp đỡ cho những người khốn khổ hơn mình, thì cuộc đời của người đó cũng chẳng thể nào khá lên được.
3: Tu khẩu
Để tu khẩu, đầu tiên phải chú ý trong lời nói là tránh không nói những điều to tát và nói khoác lác. Không nên chỉ trích người khác, lấy thiện đãi người, gặp điều không hay thì nhẫn nhịn không tranh biện. Đây là những điều mà bậc chính nhân quân tử làm.
4: Hạn chế sát sinh
Lòng lương thiện không cho phép chúng ta thờ ơ trước đau đớn hay cái chết của sinh vật khác.
5: Hóa giải hận thù
Làm người lương thiện là cách hay nhất hóa giải những muộn phiền trong đời. Sống lương thiện là cách sống dễ nhất nhưng cũng là khó nhất, người lương thiện là người thiệt thòi nhất nhưng cũng hưởng nhiều phúc báo nhất.
Đức Phật từng căn dặn các Tỳ Kheo: Nếu có chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏ còn chẳng quên huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơi đây ngàn do tuần, trăm ngàn do tuần mà chẳng là xa, vẫn không khác gần Ta. Vì sao? Tỳ kheo nên biết, Ta thường khen ngợi người biết báo đền.
Có các chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người không báo đền. Thế nên, các Tỳ kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ học không báo đền. Như thế, này các Tỳ kheo, nên học điều này.
Khi thành đạo dưới cội bồ đề, đức Phật đã đứng yên một khoảng xa để chiêm bái cây bồ đề trong suốt một tuần. Phật bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình đối với cây bồ đề đã che chở nắng mưa cho ngài trong suốt thời gian tầm đạo. Có lẽ bài pháp đầu tiên đức Phật dạy cho cuộc đời, là một bài học về lòng biết ơn.