Tiền nhiều để làm gì: Hãy học bài học về tiền bạc từ chuyện gia đình ông vua cà phê

Thứ Sáu, 22/02/2019 16:21 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đừng đợi có tiền mới hỏi: Tiền nhiều để làm gì. Hãy tự hỏi bản thân ngay từ bây giờ để tìm ra đam mê và động lực sống thực sự của mình, đó mới chính là cơ hội để bạn trở nên tuyệt vời hơn.

"Tiền nhiều để làm gì" là câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày qua. Đây là cơ hội để không ít người bày tỏ việc họ sẽ sử dụng tiền để làm gì.

Câu nói "hot trend" này xuất phát từ phiên xét xử vụ ly hôn và tranh chấp tài sản giữa những người chủ Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ ông, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã làm dư luận xôn xao những ngày qua.

Bên cạnh nhiều tình tiết bất ngờ như ông Vũ muốn chia tài sản tỷ lệ 70/30, bà Thảo đồng ý rút đơn ly hôn, ông Vũ phản đối, tiếp tục muốn ly dị,… vụ xét xử tranh chấp giữa hai vợ chồng chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên còn để lại cho những người theo dõi nhiều trăn trở và suy ngẫm. Không biết ai đúng ai sai nhưng thực tế ai cũng muốn giành tiền về phần mình và mỗi người có mục đích khác nhau.

"Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?". Màn đối đáp giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong phiên tòa xử ly hôn khiến ai cũng ta cũng phải suy nghĩ.

Có những người đùa cợt rằng tiền nhiều để đi du lịch, để mua sắm thoải mái. Thực ra điều này chẳng sai, ai chẳng muốn những nhu cầu của mình được đáp ứng nhưng ít ai biết rằng đó là tư duy của người bình thường, còn những người giới siêu giàu 10-20% xã hội lại nghĩ khác. Xem thêm: Muốn làm doanh nhân thành công hãy thôi than thở
 
 

Tiền nhiều để làm gì


Với suy nghĩ phổ biến của mọi người chúng ta dùng tiền chỉ cho nhu cầu cơ bản. Theo lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
 
– Nhu cầu cơ bản (basic needs) thường được gọi là nhu cầu sinh lý như ăn, uống, ngủ nghỉ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người tồn tại... đảm bảo sinh hoạt hàng ngày.
 
– Nhu cầu về an toàn (safety needs) Khi đã đảm bảo được nhu cầu cơ bản thì bạn bắt đầu quan tâm đến nhu cầu an toàn trước những sự đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay tinh thần. Đó là lý do có pháp luật hay đội ngũ công an, cảnh sát trong cuộc sống của chúng ta.
 
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
 
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
 
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) 
 
 
Hầu hết là người bình thường chúng ta may mắn lắm mới bước tới bậc tháng số 4, tức là đã đi qua nhu cầu cơ bản, an toàn, nhu cầu về xã hội, được quý trọng. Đó cũng là lý do khi đặt ra câu hỏi: Nhiều tiền để làm gì chúng ta chỉ dùng tiền để thỏa mãn những nhu cầu trên mà thôi.

Chắc chắn bạn chưa khi nào tự hỏi khi các nhu cầu cơ bản đã được thỏa thì bạn sẽ làm gì với tiền? Nhưng đó lại là câu hỏi cơ bản tất cả chúng ta cần đặt ra ngay từ bây giờ để tìm ra đam mê, khát vọng tột cùng của mình. Có như thế, bản thân sẵn sàng theo đuổi đến cùng dù thất bại vẫn không hề nản chỉ. Hãy hỏi chính mình ngay lập tức chứ không phải đợi có nhiều tiền mới hỏi.

Hãy tự vấn bản thân mình xem khi mọi thứ đã được thỏa mãn, bạn đã có ngôi nhà mơ ước, chiếc xe mơ ước, quần áo thương hiệu đình đám, đồ đạc xa xỉ, những chuyến du lịch trong mơ... và sau đó bạn vẫn còn thừa thãi nhiều tiền thì bạn sẽ làm gì?

Đó là cách mà chúng ta tìm ra lẽ sống của cuộc đời, đó là cách chúng ta tìm ra đam mê để theo đuổi đến cùng. Nếu vẫn chưa có câu trả lời thì bạn vẫn mãi đi tìm và dễ lạc hướng trong cuộc sống này.
 
Sự thật là khi có quá nhiều tiền thỏa mãn cho tất cả các nhu cầu cơ bản của bản thân rồi chẳng lẽ ta nghỉ ngơi, ăn chơi? Thế thì tiền núi cũng hết, mà nếu không hết cũng chỉ thấy cảm giác mình là kẻ vô dụng. Đó chỉ là tư duy ngắn hạn của một người nghèo, số tiền lớn cũng chẳng xứng đáng ở trong tay họ.

Nhìn vào sự thật là nếu chẳng lao động chúng ta chẳng khác gì miếng thịt để trong tủ đông từ ngày này qua tháng khác mà chẳng ai thèm để ý tới! 

Vậy đấy, một khi bạn vẫn đang nằm trong nhóm người nghèo tư duy về tiền bạc thì đừng vội đưa ra đánh giá của mình về cách dùng tiền của người giàu. Hãy im lặng quan sát và học hỏi đi.
 

Cách tư duy người giàu về tiền bạc

 
 
Hãy thử lắng nghe người giàu nói về tiền để bạn hiểu. Ông chủ Sunhouse cho rằng nếu nói về tài sản cá nhân, ông chỉ cần tiền đủ để trang trải nhu cầu tối thiểu như ăn uống, đi lại, nhà cửa. Nếu lớn hơn số đó không có nhiều giá trị cho cá nhân.

“Tôi nghĩ một gia đình có khoảng 100 tỷ thôi là đầy đủ phục vụ. Lớn hơn 100 tỷ để phục vụ cá nhân thì không còn nhiều giá trị.

Vậy thì tôi nghĩ tiền nhiều chỉ có ý nghĩa cho người có tham vọng, muốn làm gì đó cho nhân loại. Nếu cá nhân nào không có THAM VỌNG đó, không nhất thiết phải nhiều tiền làm gì. Bởi nhiều tiền có khi là khổ, chứ không hạnh phúc đâu”, Shark Phú khẳng định.
 
Đúng vậy, ông Đặng Lê Nguyên Vũ muốn dùng tiền để đưa Trung Nguyên lên tầm cao mới, thực hiện THAM VỌNG của mình chứ không phải để tiêu dùng cho cá nhân khi các nhu cầu cơ bản của ông đã đủ thỏa mãn từ rất lâu. Đó là lý do ông nhắc tới cụm từ "Tiền nhiều để làm gì" hơn một lần trong phiên tòa xử lý vụ ly hôn.

Đừng nói chuyện tiền bạc ở đây! Cái tên Trung Nguyên là linh hồn của ông mà thiếu linh hồn thì sao sống nổi nên ông không thể trao cho người khác! Thương Hiệu có giá trị vô hình và người ta có thể hi sinh cả mạng sống của mình cho nó nên ông sẽ nhất quyết giành lấy chứ không thể "giao trứng cho ác" chứ không phải câu chuyện đơn giản ở tiền! Rõ ràng ông Đặng Lê Nguyên Vũ cần linh hồn của mình.

Tại phiên tòa, bà Thảo đề nghị cho các con 20% là để bà có được 51% cổ phần trong Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên.  Việc nắm giữ 51% cổ phần sẽ giúp nắm quyền chi phối quyết định các hoạt động của Trung Nguyên Investment, và qua đó chi phối cả Trung Nguyên Group và các công ty con khác. Rõ ràng bà Thảo cần tiền!

Nhìn số tiền mặt cao ngất ngưởng gần 9000 tỷ khiến ai cũng giật mình nhưng hầu hết chúng không phải là tiền mặt để dễ bề chia chác. Hơn nữa, làm lãnh đạo càng vĩ đại họ càng chẳng ai bán cổ phần cổ phiếu của mình để lấy chi tiêu. Đó là số tiền đảm bảo nuôi sống bộ máy Trung Nguyên: những người công nhân, cán bộ công nhân viên đang duy trì Trung Nguyên nhiều năm qua.

Lại nói về Tháp nhu cầu Maslow, khi mọi thứ được thỏa mãn con người ta chỉ muốn điều cuối cùng đó là "THỂ HIỆN BẢN THÂN" họ muốn được công nhận là người có ích với xã hội, làm được những điều lớn lao, vĩ đại chứ không phải như người bình thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cơ bản!

Nếu bạn vẫn hay tự hỏi: "Mấy người giàu có, cả mấy đời con cháu ăn không hết sao họ còn tham lam" là vì bạn đang dùng tư duy của kẻ nghèo để áp vào người giàu. Hãy học cách tư duy người giàu khiến họ càng giàu mãi, họ lúc này làm vì ý nghĩa xã hội, vì đam mê, và ĐƯỢC SỐNG. (Nếu không thì họ cũng trở thành miếng thịt đông trong tủ lạnh như đã nhắc đến trên kia). 

Hãy nhìn những người giàu có nhất Việt Nam vẫn đang say mê làm việc hay những tấm gương như Bill Gates, Zuckerberg, Jack Ma,... họ không chỉ có sự siêng năng tuyệt vời, năng lực tài ba và đạo đức kinh doanh, mà còn không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu, từ đó nâng cao giá trị cá nhân và khi đó họ được "THỂ HIỆN BẢN THÂN".
 
Còn nói về bà Thảo là tư duy của một người an toàn của một người phụ nữ, sợ chồng mình chơi lớn thì mất lớn nên muốn ôm hết về mình, đảm bảo tương lai cho các con. Trong khi đó khát khao của đàn ông tham vọng thì họ chấp nhận rủi ro, mất mát cũng chẳng xá gì.

Nhìn gương của Donald Trump bạn sẽ biết, ông từng phá sản, trắng tay nhưng việc đó có là gì, ông lại làm lại từ đầu, kiếm lại được nhanh chóng số tiền họ từng mất. Thế đấy, quan trọng là cách bạn tư duy về tiền bạc, chứ không phải cứ ôm hết vào người là an toàn.

Người giàu biết cách thức tạo ra tiền, họ làm việc đó thành quen, giống như chúng ta làm việc theo chuyên môn của mình, việc gì quen thì việc đó luôn trong tầm tay của mình vậy. 

Vốn bạn đã luôn có câu trả lời cho mình về việc "Tiền nhiều để làm gì" nhưng qua bài viết này mong bạn có cách tư duy cụ thể hơn về tiền bạc. Đừng để nó điều khiển bạn mà hãy bắt chúng làm việc cho mình như cách tư duy của người giàu vẫn đang làm suốt nhiều năm qua.

Minh Minh


  8 điều nhất định phải đọc và học tạo thói quen để thành công