Những nguyên tắc người Do Thái dạy con để chúng trở thành thiên tài

Thứ Năm, 25/06/2020 15:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bên cạnh việc di truyền, có những nguyên tắc người Do Thái dạy con được xem là việc chắc chắn phải tuân thủ để tạo nên một thế hệ mới có được những điều tốt đẹp như bố mẹ và tổ tiên của chúng.

Được biết đến là dân tộc thông minh nhất thế giới, người Do Thái còn là đề tài cho khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng sự thông minh này được di truyền qua nhiều đời. 
 
Thực tế cũng đã chứng minh khi hầu hết những người xuất chúng trên thế giới này đều là người Do Thái như nhà vật lý học Albert Einstein, nhà văn, hay nhà hóa học Adolf von Baeyer,...
 
Để trở thành dân tộc vĩ đại sinh ra nhũng cá nhân kiệt xuất như thế hoàn toàn không phải là thứ ngẫu nhiên, đó là một quá trình dạy dỗ, chỉ bảo rất khoa học đã được các bậc phụ huynh áp dụng cho các con mình từ bao đời nay. Và sau đây là một số nguyên tắc người Do Thái dạy con cơ bản mà ai cũng nên biết:
 

1. Dạy con tôn thờ trí tuệ

 
Người Do Thái đặc biệt tôn thờ trí tuệ, theo Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được.

Các bậc cha mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. 

Theo họ: "Nếu nhà mình bị cháy, con chỉ cần mang theo trí tuệ - thứ không ai có thể cướp mất của con và chúng giúp con gây dựng lại cuộc sống".

Người Do Thái có một câu ngạn ngữ: Trên đời có ba thứ mà không ai có thể cướp đoạt mất của bạn. Một là thức ăn đã vào dạ dày; hai là mơ ước ở trong lòng và ba là kiến thức đã học ở trong đầu. Đó cũng là lý do mà dân tộc Do Thái luôn coi trọng tri thức và khả năng học hỏi.

Thế mới thấy, cứ nói về trí tuệ là người Do Thái nhấn mạnh đó là thứ quý giá nhất của con người.

Để khuyến khích lòng yêu sách - thứ mang lại trí tuệ cho loài người thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã chấm mật ong lên sách để cho bé liếm, việc này giúp tiềm thức của chúng ghi nhận rằng sách là thứ ngon ngọt, khơi gợi tình yêu trong chúng với sách.

Họ còn hướng dẫn con khả năng tự học, tiếp nhận kiến thức thông qua nhiều hình thức như thu thập, lựa chọn tài liệu hợp lí, giao lưu với nhiều người để học hỏi,... Với người Do Thái, không bao giờ là quá muộn cho việc học tập. Xem thêm: Lời Phật dạy về việc nuôi dạy con nên người
 
 

2. Cho phép con mạo hiểm

 
Trong khi hầu hết chúng ta lo lắng rằng con làm sai việc nên làm thay cho chúng nhưng người Do Thái không bao giờ yêu cầu con không được làm cái này, không được chơi cái kia. Bởi họ hiểu rằng, trẻ con rất hiếu động nên chúng cần được “xả” năng lượng ra ngoài.

Khi được làm mọi thứ mình thích, chúng sẽ tự tin hơn, không e ngại bất cứ việc gì. Thậm chí, bé có trèo cây và ngã bị thương thì người Do Thái cho rằng đó là bài học cần thiết để bé tự nhận ra đâu là việc không nên làm.

Người Do Thái tin rằng nếu muốn con thành công thì phải cho phép con được mạo hiểm, bước ra khỏi vùng an toàn và tự khám phá thế giới xung quanh. Họ dù không thực sự hỗ trợ nhưng luôn âm thầm ở bên quan sát, cho phép con luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng. 

3. Không nói lời tiêu cực nhưng phải khen ngợi khi cần

 
Chúng ta thường suy nghĩ rằng: “Con còn quá bé bỏng, chẳng thể làm nổi việc gì” thế nhưng đối với người Do Thái, họ tôn trọng và trao cho trẻ quyền làm những gì mà bé thích trong một khuôn khổ nhất định.

Người Do Thái không bao giờ dùng lời lẽ tiêu cực để chỉ trích khi con không được điều gì hay chúng đã làm bố mẹ thất vọng đến thế nào. Thay vào đó, họ sẽ nói rằng: "Bình thường con rất ngoan ngoãn nhưng sao lần này để xảy ra chuyện như vậy?".
 
Việc trẻ đôi khi có hành động xấu là đều luôn có thể xảy ra nhưng bố mẹ người Do Thái không chê con trước mặt mọi người, họ tìm cách uốn nắn chúng mà không để người ngoài can thiệp.
 
Bên cạnh đó, việc khen ngợi, khuyến khích con là việc được ưu tiên nhất đối với họ, ngay từ khi trẻ được sinh ra và chưa hiểu ngôn ngữ đã được bố mẹ chúng dành cho những lời ngợi khen.

Với thành tích tốt của trẻ, tất cả thành viên trong gia đình đều nói lời khen ngợi và thậm chí các ông bố bà mẹ thích khen chúng trước đám đông để giúp trẻ muốn khẳng định vị trí của mình trong lòng mọi người.
 
Sự áp đặt của cha mẹ thường dễ gây nên sự nhàm chán đối với trẻ và từ đó chúng thường có thái độ chống đối, quậy phá... sẽ dễ dàng xuất hiện. Do đó, họ chỉ thử hỏi về một việc con có thích làm không và cho phép chúng được tự chọn. Xem thêm: Học cách dạy con của Khổng Tử không phải ai cũng có thể làm theo
 
 

4. Không quá quan trọng vẻ bề ngoài


Trong khi Hàn Quốc là đất nước xem trọng vẻ ngoài nhất với các dịch vụ thẩm mỹ mọc lên như nấm thì ở đất nước Do Thái thì mọi việc ngược lại.

Thời gian là để tập trung khai mở trí tuệ nên họ không muốn các con dành quá nhiều thời gian để quan tâm tới vẻ bề ngoài. Khi các con vui chơi, họ chấp nhận việc để chúng được lấm bẩn, vì việc giữ gìn sạch sẽ cho con khi ra ngoài là không cần thiết, bởi nó sẽ hạn chế quá trình vui chơi, học hỏi của chúng.

Họ dạy con hiểu rằng chỉ cần quần áo tươm tất, sạch sẽ, cơ thể thơm tho là đủ, không cần phải tô vẽ quá nhiều làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của chúng.
 

5. Dạy con quản lý thời gian

 
Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

Không những thế, các môn như đàn violin, tiếng Anh, Toán học... và hỗ trợ các con quản lý thời gian hợp lý để học được càng nhiều càng tốt. 
 
Nhiều em sinh ra trong gia đình kinh doanh buôn bán có thể tham gia làm việc cùng cha mẹ từ rất sớm. Thông qua những hoạt động trải nghiệm lớn và liên tục như vậy, các em phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc và luôn tự nhủ phải làm việc chăm chỉ, tập trung mới xong xuôi thời gian biểu một ngày. 
 
 

6. Dạy con biết chịu trách nhiệm 

 
Người Do Thái rất coi trọng tinh thần trách nhiệm. Họ tin rằng đây là bí quyết hàng đầu giúp một người nhận được nhiều sự tin tưởng và gặt hái thành công trong cuộc sống.

Vì vậy ngay từ nhỏ, trẻ em Do Thái đã đã được bố mẹ bảo ban đức tính này, không những thế, họ còn luôn ý thức mình là tấm gương để các con noi theo. Tham khảo: Cách Đức Phật dạy con dễ hiểu và vô cùng sâu sắc
 

7. Dạy con tự lập

 
Trong quan niệm sống của họ, tự lập chính là tiền đề giúp con nhận thức ý nghĩa sống dựa vào năng lực bản thân mà không dựa dẫm vào bố mẹ.

Trong khi hầu hết chúng ta cho rằng trẻ còn nhỏ nên không biết gì, ngại bảo ban chúng nhưng các bậc phụ huynh ở đất nước này luôn tận dụng giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi để dạy bé thật nhiều điều hữu ích và giúp con định hình tính cách.

Họ cùng hỗ trợ cho con hình thành những thói quen tốt để có thể tự chăm sóc và lo liệu tốt cho cuộc sống của mình. Những việc làm tốt được lặp đi lặp lại khi còn nhỏ sẽ dễ dàng tạo thành thói quen ở con khi trưởng thành. 

Bố mẹ Do Thái dạy con có được tính tự lập, họ để con làm được những việc trong khả năng của mình vì bố mẹ có việc riêng của bố mẹ còn con có việc riêng của con. 
 

8. Dạy con tôn trọng gia đình

 
Dường như trẻ em ở nơi đây được thoải mái vui chơi, học tập và thể hiện bản thân nhưng vẫn phải có giới hạn riêng cho chúng. 
 
Gia đình là nơi thiêng liêng, không một đứa trẻ nào được phép xúc phạm hay tỏ ra bất kính với ba mẹ. Chúng sẽ bị phạt rất nặng nếu có thái độ không đúng với cha mẹ.

Bên cạnh đó, họ cố gắng tạo cho con môi trường sống tràn ngập yêu thương nhất. Bởi nếu thấy bố mẹ luôn yêu thương nhau, tôn trọng nhau thì trẻ sẽ thấm nhuần những giá trị sống tốt đẹp, có cách cư xử tốt không chỉ trong gia đình mà còn những người xung quanh.
 
 

9. Học cách làm cha mẹ

Việc trở thành các ông bố, bà mẹ là việc tối quan trọng đối với người Do Thái vì đó là khởi động cho một thế hệ mới sắp được hình thành. Chính vì thế mà từ lâu, các nhà hiền triết người Do Thái đã phát triển hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ, gia đình và bất kỳ người Do Thái nào cũng phải học.
 
Các cặp đôi được dạy nghĩa vụ, sự trách nhiệm cần có trong cuộc sống gia đình vì cuộc sống kết hôn sẽ mở rộng mối quan hệ của hai người với hai bên gia đình. Họ tin rằng nếu cá nhân coi việc làm cha mẹ là gánh nặng, là điều khó khăn thì sẽ không bao giờ thành công trong việc nuôi dạy con.

(Tổng hợp)