Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Học cách dạy con của Khổng Tử không phải ai cũng có thể làm theo

Thứ Tư, 02/10/2019 09:33 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng ta chẳng cần đánh giá việc này là đúng hay sai nhưng nên tham khảo và học cách dạy con của Khổng Tử, sau đó tự chiêm nghiệm với những gì mình đang thực hiện để có cái nhìn khách quan nhất.

Đôi nét về Khổng Tử


Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu Tử) là một nhà tư tưởng, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa những năm 500 TCN.

Ông được tôn thờ là "Vạn thế Sư biểu" (Bậc thầy của muôn đời) với những tư tưởng của Khổng Tử được phát triển thành một hệ thống triết học gọi là Khổng giáo để người đời có thể học hỏi theo.  Những tư tưởng này vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều thế hệ và được áp dụng rộng rãi cho tới hiện tại.
 
Thân phụ của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột (quan Đại phu nước Lỗ) qua đời khi con trai mới lên 3 tuổi. Ngài sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo nhưng mẹ không ngừng tìm cách để nuôi nấng, dạy dỗ con trai nên người.

Lấy vợ và có con năm 20 tuổi, trong ngày sinh thằng bé, Lỗ Chiêu Công sai đem đến ban cho Khổng Tử một con cá chép (Lý ngư), nên nhân đó, Ngài đặt tên con là Lý, tự là Bá Ngư.
 
Ngài mở lớp dạy học, truyền bá tư tưởng Nho gia, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, khôi phục lại nền đạo đức, lễ nhạc thời Chu Công, Văn Vương. Thầy nhận dạy khoảng 3000 học trò từ khắp nơi và Bá Ngư, con trai của Ngài cũng là một trong số học trò đó thế nhưng ngài vẫn giữ khoảng cách với con, coi như học trò bình thường khác. 
 
hoc cach day con cua Khong Tu
 

Học cách dạy con của Khổng Tử


Nếu đã tìm hiểu về cách Đức Phật dạy con bạn có thể thấy Ngài vừa nghiêm khắc vừa nhẹ nhàng khuyên răn cậu bé ngỗ ngịch La Hầu La. Và Khổng Tử cũng có nét tương đồng trong cách dạy con như thế.
 
Đức Phật và Khổng Tử, tuy cảnh giới khác nhau, để tâm độ nhân khác nhau, theo con đường khác nhau, nhưng đều có rất nhiều điểm tương đồng. Chỉ xét riêng về phương thức giáo dục con cái cũng đã thấy những điểm giống nhau đó.
 

Tạo khoảng cách nhất định

 
Trong khi hiện nay chúng ta có xu hướng quá bảo bọc con và thậm chí không muốn cho con trẻ xa nhà vì sợ chúng xa vòng tay mình thì không an toàn nhưng Khổng Tử lại khác. Dù hai cha con ở chung nhà nhưng hầu như hai người ít giáp mặt.

Chỉ thi thoảng Khổng Tử gặp con khi cậu đi qua sân, nhân cơ hội đó Ngài hỏi con đã học Kinh Thi và Kinh Lễ hay chưa. 

Có thể nhiều người sẽ phản đối cách dạy con này vì chúng ta cũng quen được bố mẹ bao bọc, che chở, lo lắng cho từng việc một. Nhưng đối với Khổng Tử khi đang là thầy của con, Ngài không muốn quá gần gũi sẽ khó dạy dỗ khi quá thân mật và có cảm giác sẽ được thiên vị hơn so với bạn bè cùng lứa.

Khổng Tử đối xử với con mình không khác gì với các đệ tử khác, tất cả đều bình đẳng như nhau vì mọi chúng sinh đều bình đẳng, đều tùy duyên hóa độ, không có sự phân biệt ruột thịt hay người dưng, người quen hay kẻ lạ, kẻ sang hay người hèn. Làm người thì nên biết yêu thương bất cứ ai và không chút phân biệt nào.
 
Ngược về dòng lịch sử, thời đó, trách nhiệm nuôi dạy con cái, gần gũi, tình cảm với con chính là người mẹ. Người cha ngoài trách nhiệm nuôi gia đình, hướng dẫn vợ con, thì trách nhiệm chính là đối với xã hội.

Nho gia thì tu thân, tề gia để trị quốc và bình thiên hạ. Phật gia thì trì giới, thiền định, để khai ngộ, độ kỷ độ nhân, từ bi phổ độ chúng sinh. Xem thêm: Lời dạy của Khổng Tử chỉ vỏn vẹn 9 chữ nhưng là “kim chỉ nam” cho những người làm lãnh đạo
 
Khong Tu xem con giong nhu cac hoc tro khac
Học cách dạy con của Khổng Tử bạn sẽ thấy Ngài xem con giống như những học trò khác 

Nghiêm khắc dạy con từ sớm 


Có thể thấy thái độ nghiêm khắc hướng con từ rất sớm của Khổng Tử, Ngài không yêu chiều như cách chúng ta vẫn làm với con cái mình trong cuộc sống hiện đại. Vì thế, học cách dạy con của Khổng Tử không phải là điều dễ dàng, nhưng chúng ta đừng quên lời khuyên của Chu Tử cách trị gia: “Thân cận trẻ ranh, lâu ngày lụy bản thân”.

Mục tiêu của Ngài là hướng dẫn con đi theo con đường đạo đức, trở thành người chân thật, chính trực, thiện lương.
 
Để giáo dục con, Khổng Tử muốn để trẻ tự lập, biết tự suy nghĩ, tự hành động, tự chịu trách nhiệm, còn mình chỉ hướng dẫn, trông coi để tránh con cái lầm đường lạc lối.

Người mẹ gần gũi tình cảm, thì cần người cha uy nghi nghiêm khắc, có nhu có cương, thì mới dạy dỗ trẻ em hữu hiệu.  
 

Hướng dẫn nhưng không ép buộc


Cũng như Đức Phật, Khổng Tử đều hướng cho con đi theo con đường học Đạo, nhưng  không ép buộc, đều không mong cầu, mà tùy kỳ tự nhiên, tùy duyên hóa độ, tùy căn cơ giáo hóa. La Hầu La được dạy dỗ từ nhỏ và chỉ tới khi 20 tuổi đắc Đạo khai ngộ chứng quả La Hán.

Con trai Khổng Tử - Bá Ngư không có thành tựu xuất sắc, nhưng ông nắm được phương pháp giáo dục con của cha, sau đó ông đã áp dụng dạy con trai là Khổng Cấp, tự Tử Tư. Tử Tư đã kế thừa được sự nghiệp của ông nội, trước tác sách Trung Dung, là một trong Tứ Thư kinh điển Nho gia.

Minh Minh (Tổng hợp)

 

Tin cùng chuyên mục

X