(Lichngaytot.com) Chỉ khi lồng ghép trong việc dạy con từ phong bao lì xì thì con trẻ mới dễ dàng tiếp thu hơn là những bài học có tính khô cứng, rập khuôn bằng những lời đe nạt.
Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã được nhận phong bao lì xì nhưng và bố mẹ chúng tự động dùng số tiền đó cho mục đích của con hoặc mục đích cá nhân. Không chỉ là vấn đề liên quan tới tiền bạc, tại sao chúng ta không nhân cơ hội này để dạy chúng về những giá trị cuộc sống.
Biết nói lời cảm ơn
Chúng ta gần như mặc định là người lớn sẽ mừng tuổi cho trẻ con và không phải đứa trẻ nào nhận tiền lì xì cũng biết nói lời cảm ơn. Có thể chúng tưởng rằng điều đó là đương nhiên khi không được bố mẹ nhắc nhở.
Vì thế, các bậc phụ huynh luôn nhớ phải nhắc trẻ luôn nói lời cảm ơn với bất cứ điều gì chúng nhận được, và phải thể hiện không chỉ lời nói mà cả hành động.
Bạn nên dạy con mình cách nhận cũng quan trọng như cách cho vậy, mà trước tiên bạn cần phải làm gương cho bé từ trong những việc nhỏ.
Trẻ con như tấm gương phản chiếu hình ảnh của bố mẹ. Muốn dạy con, tốt nhất bố mẹ nên làm gương qua cách thức khách đến nhà chơi ngày Tết có lì xì cho con, nhắc nhở và hãy nên cùng con gửi lời cảm ơn, chúc mừng năm mới để trẻ hiểu đó là việc cần làm. Xem thêm: Nguồn gốc và những kiêng kị lì xì Tết 2020 không phải ai cũng biết
Tránh tâm lý so sánh
Trẻ con thường chưa ý thức về giá trị đồng tiền, và tâm lý so sánh tiền ít, tiền nhiều thường xuất phát từ bố mẹ chúng mà ra. Vì thế, trong ngày năm mới vui vẻ, các ông bố, bà mẹ không nên đưa ra những lời so sánh giá trị bao lì xì của người này với người kia.
Nhất là tránh cười xuề xòa như đang khuyến khích trẻ khi chúng đưa ra những lời nhận xét tiền bạc bằng những câu tương tự như: "Sao cô mừng tuổi cháu ít thế", "Bác mừng tuổi ít cháu không lấy đâu"...
Việc dạy con từ phong bao lì xì mà bé nhận được đó là đó không chỉ là tiền bạc. Đừng xem đó là cuộc trao đổi giá trị để cân đo đong đếm, hãy xem đó đơn là phương tiện, hình thức để ngày Tết thêm vui, thêm rộn rã tiếng cười, những lời chúc mà thôi. Chớ nên để mọi thứ mất vui vì những câu nói mang tính chất so sánh và có phần hạ thấp người khác như thế.
Bài học về sự chia sẻ
Sau Tết, trẻ thường có được một khoản tiền lì xì kha khá, đó được xem là tiền may mắn vì không nhờ sức lao động mà có được, ba mẹ nên cùng con tổng kết số tiền và không quên nói với trẻ về cách sử dụng chúng. Xem thêm: 50 câu nói hay nhất về giúp đỡ người khác
Lúc này đừng quên giải thích với con rằng với số tiền này sẽ trích một phần tham gia hoạt động chia sẻ với trẻ em nhà tình thương, mồ côi cha mẹ trong. Chính hành vi, thái độ của bố mẹ là yếu tố quyết định phần lớn khả năng quan tâm, chia sẻ với trẻ. Chứng minh rằng có nhiều thứ cần phải chia sẻ hơn, không chỉ mỗi đồ ăn và đồ chơi mà có thể là quần áo, tiền bạc, thời gian.
Việc sử dụng tiền lì xì có mục đích như trên sẽ hình thành thói quen chia sẻ, biết quan tâm tới những trẻ em kém may mắn. Trẻ sẽ biết trân quý những giá trị mình đang có và sống có nghĩa. Hãy để trẻ biết chia sẻ giúp ta có những người bạn, khiến ta trở thành những người nhân hậu, hào phóng và người khác cũng sẽ tốt lại với ta.
Lúc này đừng quên giải thích với con rằng với số tiền này sẽ trích một phần tham gia hoạt động chia sẻ với trẻ em nhà tình thương, mồ côi cha mẹ trong. Chính hành vi, thái độ của bố mẹ là yếu tố quyết định phần lớn khả năng quan tâm, chia sẻ với trẻ. Chứng minh rằng có nhiều thứ cần phải chia sẻ hơn, không chỉ mỗi đồ ăn và đồ chơi mà có thể là quần áo, tiền bạc, thời gian.
Việc sử dụng tiền lì xì có mục đích như trên sẽ hình thành thói quen chia sẻ, biết quan tâm tới những trẻ em kém may mắn. Trẻ sẽ biết trân quý những giá trị mình đang có và sống có nghĩa. Hãy để trẻ biết chia sẻ giúp ta có những người bạn, khiến ta trở thành những người nhân hậu, hào phóng và người khác cũng sẽ tốt lại với ta.
Còn số tiền còn lại nên để thành khoản tiết kiệm để mua sắm đồ dùng học tập hoặc món đồ chơi mà mình yêu thích khi con ngoan ngoãn hoặc có thành tích nổi bật. Không nên dễ dàng đưa chúng tiêu pha không mục đích hoặc bố mẹ cũng không nên dùng để làm việc riêng.
Việc giữ tiền của trẻ cũng phải thỏa thuận và thống nhất
Khi bỗng nhiên trẻ có được một khoản tiền mừng tuổi không nhỏ sau đó bị bố mẹ lấy mất, con trẻ cũng sẽ nảy sinh tâm lý tức giận hoặc khó chịu. Do đó, nếu muốn giữ tiền của trẻ thì cần phải thỏa thuận và nhận được sự đồng ý của trẻ.
Tuyệt đối không tự mình đưa ra quyết định giữ tiền. Vì nếu cha mẹ càng cố gắng giữ tiền, trẻ càng cố gắng giấu giếm và tiêu xài cho những mục đích không tốt.
Tuyệt đối không tự mình đưa ra quyết định giữ tiền. Vì nếu cha mẹ càng cố gắng giữ tiền, trẻ càng cố gắng giấu giếm và tiêu xài cho những mục đích không tốt.
Nếu có thể hãy hỏi con về ý định con sẽ làm gì với số tiền này sau đó khéo léo điều chỉnh để con hiểu rằng nên tiêu gì là hợp lý, thế nào là không hợp lý và lãng phí. Dù số tiền này mình không tự làm ra nhưng cũng phải quý trọng vì đó là công sức là tình cảm của người khác dành cho mình.
Bài học về tình yêu thương
Chẳng ngẫu nhiên là bọn trẻ được nhận quà, thường là người đưa tiền một phần muốn thể hiện sự tôn trọng hay cảm ơn tới bố mẹ chúng. Qua đây chúng ta có thể cho trẻ biết rằng, phải sống tốt với mọi người, họ sẽ đáp lại bằng sự quý mến cả gia đình và đó thực sự là thứ tình cảm đáng quý, cần phải giữ gìn.
Răn dạy trẻ hiểu rằng không phải Tết nhận được tiền là điều đương nhiên, chúng thực ra đang được nhờ hưởng phúc lộc từ bố mẹ chúng. Muốn tình cảm này được nhân rộng hơn thì phải cố gắng duy trì lối sống tích cực và biết yêu thương mọi người.
Ngày Tết được nhận tiền lì xì đứa trẻ nào cũng háo hức và mong chờ, còn bố mẹ dạy con từ phong bao lì xì, có như thế bạn có thể lồng ghép những bài học cuộc sống không nên bỏ qua nhân dịp Tết đến, Xuân về.
Răn dạy trẻ hiểu rằng không phải Tết nhận được tiền là điều đương nhiên, chúng thực ra đang được nhờ hưởng phúc lộc từ bố mẹ chúng. Muốn tình cảm này được nhân rộng hơn thì phải cố gắng duy trì lối sống tích cực và biết yêu thương mọi người.
Ngày Tết được nhận tiền lì xì đứa trẻ nào cũng háo hức và mong chờ, còn bố mẹ dạy con từ phong bao lì xì, có như thế bạn có thể lồng ghép những bài học cuộc sống không nên bỏ qua nhân dịp Tết đến, Xuân về.