Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những người xuất chúng được mẹ dạy dỗ như thế nào để thành người có đức có tài

Thứ Năm, 09/07/2020 15:09 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cùng tìm hiểu cách những người xuất chúng được mẹ dạy dỗ như thế nào để chúng ta có thể học tập cách họ giúp con mình trở thành người không chỉ có thành công nổi trội mà con khiến người đời ngưỡng mộ về nhân cách sống.

Càng tìm hiểu chúng ta càng nhận ra rằng điều đặc biệt để một người có cơ hội thành công hơn những người khác đó là họ có lợi thế khi cha mẹ họ chính là người đã khơi gợi đam mê, là người đầu tiên dạy con mình những kiến thức, kỹ năng. Chính nhờ nền móng này mà chúng sẽ thường có tương lai rực rỡ hơn những người khác.

Đặc biệt hơn nữa là những bà mẹ biết điểm mạnh của bản thân và sẽ truyền cho con hết những thứ mà họ học được trong cuộc đời. Tỷ phú nổi tiếng thế giới Bill Gates từng nói trong đám cưới của mình rằng, mẹ từng viết lên một tấm thiệp và gửi cho ông: "Nếu chúng ta được nhận nhiều điều trong cuộc sống, hãy biết cho đi". 6 tháng sau, mẹ ông qua đời nhưng Bill Gates vẫn luôn ghi lòng tạc dạ câu nói đấy và cuộc sống của ông cũng đang diễn ra theo những gì mẹ truyền dạy.

Cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton từng nói: "Không có mẹ, tôi sẽ không bao giờ trở thành Tổng thống, người nắm giữ những quyền hành cao nhất của nước Mỹ". Khi con trai còn nhỏ, mẹ ông luôn khẳng định rằng: “Con trai, con sẽ là Tổng thống”. 

Thế mới thấy tiền bạc không phải là mục tiêu cuối cùng mà các bà mẹ vĩ đại ấy muốn các con hướng tới. Họ luôn dạy bảo con cái tu thân trọng đức, đó mới là mưu tính lâu dài, mới đúng thực sự là trân trọng và có trách nhiệm với con, mới có thể giúp chúng vững bước trên đường đời.

Hãy cùng khám phá xem người xuất chúng được mẹ dạy dỗ như thế nào để có thể học tập phương pháp dạy con này:
 
nhung nguoi xuat chung duoc me day do nhu the nao
 

Mẹ Khổng Tử tự dạy con đến 10 tuổi


Để Khổng Tử trở thành một triết gia vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc công lớn là nhờ cách dạy dỗ tuyệt vời của mẹ Ngài - bà Nhan Chinh Tại.
Bà hiểu rằng môi trường sống hiện tại rất bất lợi cho sự trưởng thành và việc học tập của con trai nên khi chồng qua đời, bà quyết tâm mang con trai đến nhà mẹ đẻ ở.
 
Mẹ của Khổng Tử còn thường xuyên đưa con tới Tông phủ gần nhà, cho con chứng kiến nghi thức tế lễ, và sau này cũng học theo người ta các dâng hương, tế rượu, hành lễ, đọc lời cầu chúc… 

Khi con tròn 5 tuổi, mẹ Khổng Tử dạy con kết hợp dạy những đứa trẻ ở gần đó để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống, dù chưa đến 10 tuổi Khổng Tử đã hoàn thành xong toàn bộ khóa học vỡ lòng.
 
Khi con trai được 10 tuổi, bà Nhan Chinh Tại dừng việc dạy học, đưa Khổng Tử đến trường tốt nhất ở bên trong thành theo học. Khổng Tử theo học nơi được gọi là “Tường”, là học phủ của nhà nước, nơi tập trung những người thầy giỏi nhất nước Lỗ và dạy dỗ phi thường nghiêm khắc. Ở đây, Khổng Tử học thơ ca, đọc sách cổ, học lịch sử…, những môn mà hậu thế gọi là “thi, thư, lễ, nhạc”. 
 
Cho đến khi Khổng Tử 17 tuổi thì mẹ ông qua đời, hưởng thọ khoảng 34, 35 tuổi. Khổng Tử từ đó sống một cuộc sống thanh bạch, hàng ngày vẫn chăm chỉ học hành, mong muốn thực hiện được ước vọng của mẹ. 
 

Mẹ Mạnh Tử chuyển nhà vì con

 
Mạnh Tử được xem là bậc đại hiền minh triết tiếp nối những thành công của Khổng Tử và những lời khuyên về cách sống của ông đã để lại cho muôn vàn đời sau vẫn còn nguyên vẹn giá trị.
 
Mẹ Mạnh Tử - bà Trương Thị sống trong cảnh một mình nuôi con khi chồng qua đời. Cách nuôi dạy con của bà có phần nghiêm khắc, không hề có ý định chiều chuộng con như những người khác với tâm lý trẻ con không biết gì.

Lựa chọn lựa môi trường sống cho con được xem là ưu tiên hàng đầu của bà vì việc dạy con bằng lời nói sẽ không hiệu quả bằng việc những người mà trẻ tiếp xúc. Bà đã phải 3 lần chuyển nhà cho tới khi chọn được nơi phù hợp cho sự phát triển nhân cách của Mạnh Tử. 
 
Lúc đầu hai mẹ con sống gần một nghĩa địa, câu bé thường xuyên ra bãi tha ma nghịch ngợm bà đã cảm thấy bất an và thầm nghĩ nơi u ám, ít năng lượng sống như thế sẽ khiến con mình khó có được tương lai rực rỡ.
 
Sau đó, dù khó khăn nhưng bà vẫn cố chuyển nơi sống mới là gần khu chợ. Nhưng quan sát thấy con mình bắt đầu có hành động lời nói giống những người ở đây như dối gian, lọc lừa nên bà lại nghĩ cách chuyển đi. 
 
Lần cuối bà phải chuyển nhà đó là cho tới khi hai mẹ con ở gần trường học, bà thấy con chăm chỉ, thích thi đua với các bạn trong học tập bà mới nhận ra rằng: “Đây mới thực sự là nơi cho con ta nên người”.
 
Nhưng tuổi trẻ nên Mạnh Tử vẫn ham chơi và có lần cậu bỏ học, biết chuyện, khi đó bà đang ngồi khung cửi và cầm dao cắt đứt ngang tấm vải đang dệt rồi khóc: "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như mẹ đang dệt vải mà chặt đứt vải vậy".
 
Chứng kiến hình ảnh đó đã ăn sâu trong tâm trí của Mạnh Tử, thôi thúc ông vượt qua không ít khó khăn, trở ngại để trở thành bậc hiền nhân nổi tiếng.
 
Cách Đức Phật dạy con dễ hiểu và vô cùng sâu sắc
Cách Đức Phật dạy con cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và rất đáng để chúng ta học tập và noi theo. Ngài chỉ dùng những hình ảnh cụ thể, thiết thực để cho
 
me khong tu cat vai day con
 

Mẹ Điền Tắc từ chối nhận vàng

 
Vị Tể tướng của nước Tề - Điền Tắc cũng là người học được những đức tính quý giá từ người mẹ của mình.
 
Có lần, Điền Tắc lúc đó đang là Tế tướng và được biếu trăm lạng vàng ròng nhưng không nhận, sau đó vì nể lòng thuộc hạ nên đành chấp thuận, sau đó ông biếu mẹ hết số tiền này.

Ngay khi nhìn thấy số vàng, mẹ Điền Tắc nổi giận: “Suốt 3 năm làm Tể tướng con cũng không thể có dư số tiền lớn thế này, có phải con làm việc xấu?“.
 
Sợ mẹ hiểu lầm, Điền Tắc kể lại việc được thuộc hạ biếu tiền, mẹ Điền Tắc nghe xong dặn con: “Người trí thức luôn tìm cách tu thân, cố gắng giữ mình trong sạch, không dễ dàng lấy tiền của người khác, việc có của cải bất nghĩa là không chấp nhận được.
 
Con gánh trên vai trọng trách quốc gia thì càng phải trong sạch để thiên hạ còn tin tưởng và noi theo thế mà con vẫn chấp thuận số vàng này nghĩa là dối lừa nhà vua, phụ lòng trăm họ. Con hãy mau trả lại vàng và xin triều đình xử lý đi!”.
 
Điền Tắc vô cùng hổ thẹn và trả lại số vàng này, sau này Tề Tuyên Vương biết chuyện và rất ngưỡng mộ đức hạnh của mẹ Điền Tắc, hạ chiếu ra lệnh cả nước phải học tập cách dạy con của mẹ Điền Tắc.
 
Cũng nhờ bài học của mẹ mà Điền Tắc sau đó nghiêm chỉnh tu dưỡng bản thân, trở thành một vị Tể tướng lưu danh sử sách.

(Tổng hợp)


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X