Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Top 7 chìa khóa vàng tối quan trọng trong việc người Do Thái dạy con

Thứ Năm, 16/11/2023 17:13 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Triết lý và phương pháp yêu thương con cái được đúc kết trong những chìa khóa vàng khi người Do Thái dạy con và chúng ta hoàn toàn có khả năng học hỏi, làm theo.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


Người Do Thái luôn có những cách dạy con khác lạ khiến ai nhìn vào cũng phải thốt lên thán phục. Họ vô cùng xem trọng sự nghiệp giáo dục con cái vì đó là thế hệ tương lai của nước nhà. Tuy nhiên, một số quan điểm giáo dục của họ lại rất khác biệt so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Thế nên thay vì vội vàng phán xét vì sự khác biệt này, chúng ta hãy thử tìm hiểu và xem điều gì mình có thể học hỏi được từ họ hay không nhé.
 

 1. Giáo dục theo từng giai đoạn

 
Trong khi hầu hết các phụ huynh chúng ta kêu ca rằng sao con tôi lại bướng như thế, tại sao con tôi lại lười học, tại sao con tôi lại ích kỷ như thế... thì các bố mẹ người Do Thái thường đã có câu trả lời cho tất cả những thắc mắc đó ngay từ đầu.

Thay vì kêu ca về sự thay đổi thất thường của bọn trẻ thì bố mẹ người Do Thái chọn cách thấu hiểu con. Họ tập trung việc nuôi dạy con cái theo từng giai đoạn khác nhau để không bỏ lỡ bất kỳ tiềm năng nào của trẻ. Theo đó, một trong những chìa khóa vàng khi người Do Thái dạy con đó là hiểu rõ tính cách, sở thích, mong muốn theo giai đoạn của đứa trẻ, từ đó họ cũng xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp với khả năng và sở thích tương ứng.

Ví dụ như những đứa trẻ từ 2-4 tuổi thường có tâm tham nên họ cho trẻ học bất cứ thứ gì chúng cảm thấy tò mò, hứng thú. Khi chúng tham học thì sẽ càng học được nhiều hơn. Trong khi hầu hết chúng ta bỏ qua giai đoạn vàng này của con mình vì hoàn toàn không tìm hiểu từng độ tuổi của con có đặc điểm gì đáng lưu tâm.

Các giai đoạn giáo dục điển hình của các gia đình Do Thái đối với các con mình như sau:

- Giáo dục từ khi còn trong bụng mẹ: Ngay từ khi biết mình mang thai, họ tập trung vào việc tạo ra một môi trường tích cực và cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi như trò chuyện, hát ru, đọc sách cho con nghe...  Một số mẹ bầu còn giải các ô chữ Sudoku và thường xuyên mang theo sách toán bên mình. Họ tin rằng việc này sẽ giúp phát triển trí tuệ của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ và từ đó, đứa trẻ sẽ có cơ hội phát triển tư duy toán học vượt trội sau này.

- Khi trẻ dưới 3 tuổi: Họ khuyến khích sự tương tác, đọc sách, ca hát và trải nghiệm cùng con. Việc này giúp phát triển ngôn ngữ, tinh thần sáng tạo và tạo niềm tin vào môi trường xung quanh.
 
- Giai đoạn từ 3 - 5 tuổi: Khi trẻ bắt đầu hình thành nhận thức, phụ huynh thường khuyến khích khả năng tò mò và khám phá của con. Họ cung cấp các hoạt động sáng tạo, đồ chơi giáo dục và khích lệ con học hỏi thông qua trải nghiệm.
 
- Giai đoạn tiểu học: Họ tập trung vào việc phát triển kỹ năng đọc, viết và toán học cơ bản. Họ khuyến khích việc tham gia vào các hoạt động văn hóa và xã hội, giúp con phát triển sự tự tin và kỹ năng giao tiếp.
 
- Giai đoạn thiếu niên và thanh thiếu niên: Đây là lúc hướng dẫn con xác định và phát triển đam mê, sở thích và mục tiêu cá nhân. Họ khuyến khích sự độc lập, tinh thần trách nhiệm và giúp con xây dựng kỹ năng quản lý thời gian.
 
- Giai đoạn trưởng thành: Họ trợ con trong việc phát triển bản thân và chuẩn bị cho tương lai. Họ khuyến khích con định hình sự nghiệp, xây dựng mục tiêu và giúp con phát triển kỹ năng sống độc lập.
 
Tóm lại, các bố mẹ Do Thái thường đặt sự phát triển toàn diện của con lên hàng đầu và áp dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
 
Top 7 chia khoa vang khi nguoi Do Thai day con
 
 

2. Chấp nhận sự bừa bộn


Hầu hết chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu khi vừa dọn dẹp xong con lại lôi hết đống đồ chơi ra khiến khung cảnh nhà cửa tan hoang như chưa hề được dọn.

Thế nhưng bố mẹ Do Thái chấp nhận sự bừa bộn như là cơ hội để con được phát triển sức sáng tạo của mình. Ngay cả cổ nhân xưa kia cũng đã chỉ ra rằng chỗ chơi của con khiến nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc cũng là lẽ đó.

Phụ huynh người Do Thái xem sự bừa bộn của con là một phần tự nhiên của quá trình con học hỏi và phát triển. Họ hiểu rằng việc sự bừa bộn của trẻ em trong quá trình khám phá thế giới là bình thường và không nên quá gay gắt với chúng khiến bọn trẻ sợ hãi và không còn tự tin nữa. Họ cho con chơi xong cho đến khi chuyển sang việc khác hoàn toàn như đi ngủ mới yêu cầu chúng dọn dẹp lại.

Những bố mẹ người Do Thái có thể bình bĩnh được thế vì họ coi trọng việc con phát huy tính sáng tạo hơn là việc nhà sạch sẽ, gọn gàng. Họ thường khuyến khích con trẻ trong việc khám phá những điều mới và phát triển sự sáng tạo. 
 
Bằng cách chấp nhận sự bừa bộn, phụ huynh cũng thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự quản lý và tư duy của con trẻ. Họ sẽ giải thích với con tầm quan trọng của sự gọn gàng, hỗ trợ con khi cần thiết, nhưng cũng tôn trọng không gian và quyền tự quyết của con. 
 

3. Tôn thờ trí tuệ và học thức
 

Trong khi hầu hết các quốc gia khác tôn thờ sự giàu có, tiền bạc hay cuộc sống sung túc thì người dân Do Thái có một truyền thống lịch sử về tôn thờ trí tuệ và học thức.

Nguyên tắc người Do Thái dạy con đó là họ nhấn mạnh trí tuệ là thứ quý giá nhất của con người. Họ rất chú trọng việc ghi chép và bảo tồn các văn kiện văn học kinh điển và tri thức quan trọng của dân tộc Do Thái. 
 
Điều này cũng được thể hiện trong việc họ hướng dẫn con em về tầm quan trọng của kiến thức và học tập trong việc phát triển năng lực cá nhân và đóng góp cho cộng đồng.

Theo họ "Không đọc sách dù đi vạn dặm cũng chỉ là người đưa thư". Thế nên họ thường tạo điều kiện tốt nhất cho con em để tiếp cận các nguồn kiến thức từ sách vở và khuyến khích con học tập không chỉ trong trường học mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
 
Thông qua việc đọc sách, bọn trẻ tu luyện trí óc của mình vì cách tốt nhất để nâng cao cả tầm nhìn và nhận thức chính là đọc sách kết hợp với tìm tòi khám phá.

Khi chúng đọc càng nhiều sách, dù ở bất cứ ngả đường nào, việc liên tục suy nghĩ và đúc kết cuộc sống, tâm hồn con cũng sẽ trở nên phong phú, rộng mở hơn. 

Người Do Thái thường khuyến khích trẻ tìm kiếm kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời hướng dẫn trẻ cách áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Bằng cách khích lệ sự tò mò và mong muốn khám phá, phụ huynh sẽ giúp con trẻ phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. 
 
Họ ủng hộ con tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và xã hội để khám phá cái mới. Điều này giúp trẻ khai phá tiềm năng của bản thân và phát triển kỹ năng xã hội, tạo cơ hội gặp gỡ và học hỏi từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
 
Họ cũng thúc đẩy sự tự tin bằng cách giao những việc vừa sức ngay từ khi con còn nhỏ. Trong suốt quá trình con làm việc, ba mẹ sẽ luôn động viên để trẻ cảm thấy mình được tin tưởng và có khả năng hoàn thành tốt công việc. 
 

4. Học thông qua cuộc sống hàng ngày


Kiến thức mà các phụ quynh của quốc gia những người thông thái này áp dụng cho các con không dừng lại ở sách vở, họ lồng ghép những bài học đắt giá về cuộc đời để dạy con bất cứ khi nào có thể.

Do đó, người Do Thái có câu nói rằng: "Cuộc sống là giáo án hay nhất, cha mẹ là người thầy tốt nhất!", khẳng định vai trò to lớn của áp dụng thực tế và cuộc sống.

Phụ huynh Do Thái tạo điều kiện cho con tham gia vào các hoạt động cộng đồng và gia đình vì họ tin đây là cơ hội tuyệt vời để trẻ em học hỏi từ kinh nghiệm thực tế.
 
Các bà mẹ có thói quen dạy các con đi chợ cùng mình và từ đó dạy chúng bài học về cuộc sống. 

Họ chọn cách thúc đẩy sự phát triển của trẻ thông qua việc hành động. Theo họ, trẻ em sẽ học hỏi tốt nhất bằng cách quan sát và bắt chước người lớn. Trẻ em thường được khuyến khích quan sát và học hỏi từ người lớn cách giải quyết vấn đề, xử lý tình huống hay thể hiện tình cảm. 

Sara - Tác giả cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" từng kể lại rằng khi dẫn con đi mua trái cây, bà yêu cầu mỗi đứa chọn một quả lê có chút vấn đề nhỏ nào đó (thường là va chạm do quá trình di chuyển) nhưng vẫn có thể ăn được trong ngày. Thông qua đó, bà dạy cho các con hiểu rằng ta giúp đỡ người khác một chút để những quả đẹp còn lại dễ bán hơn. 

Thân thiện và nhân ái là một trong những “giá trị vàng” mà phụ huynh Do Thái đặt lên hàng đầu khi nuôi dạy con. Người Do Thái theo đuổi niềm tin rằng phẩm chất sẽ quyết định sự thành công của mỗi con người và trẻ cần học được cách yêu thương, đối xử hòa nhã với người khác để nhận lại sự giúp đỡ và thiện cảm từ mọi người.  
 

5. Tập trung khả năng tự lập không đề cao thành tích


Nhà tư tưởng người Do Thái Jutbi từng nói: "Bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con" ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc.

Họ cố cho con tránh xa căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con. 

Những đứa trẻ Do Thái tự ngồi ăn một mình dù mới chỉ khoảng 1 tuổi với động tác vụng về. Khi lên 2 tuổi, trẻ bắt đầu được ba mẹ hướng dẫn tự thực hiện vệ sinh cá nhân và làm những công việc nhà phù hợp.
 
Khi trẻ 18 tuổi thường sẽ có khả năng sống độc lập và họ áp dụng việc "giáo dục buông tay" ngay từ khi còn bé. Trong việc quản lý và giáo dục con, họ chịu làm những ông bố bà mẹ "80 điểm", họ cố ý để lại những vấn đề để các con tự mình đối diện và giải quyết.

Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 100% THÀNH CÔNG = 20% IQ X 80% (AQ + EQ), trong đó IQ: chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc.

Điều này có nghĩa là tin rằng thành công của một người quyết định nhiều hơn ở AQ và EQ. Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt. Tuy nhiên, công việc tốt không đồng nghĩa với sự nghiệp thành công.

Người Do Thái tin rằng nếu một đứa trẻ có điểm cao vẫn có thể không thành công trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ không thể nhận ra vai trò của các giá trị cá nhân và xã hội trong tương lai. Trẻ biết lao động ngay từ nhỏ có thể tự tìm ra hướng đi cho cuộc đời mình trên cơ sở không ngừng trải nghiệm cuộc sống, sau này sẽ dễ dàng thành công hơn trong sự nghiệp. 
 
Theo đó, thành công quyết định phần nhiều ở khía cạnh không phải là IQ (tất nhiên IQ vẫn quan trọng). Thế nên họ cho phép trẻ em trở thành những cá thể độc lập càng sớm càng tốt và tách biệt khỏi cuộc sống của chính chúng để gia tăng chỉ số vượt khó AQ và chỉ số cảm xúc EQ.

Họ chọn cách tập trung vào việc tạo ra môi trường giáo dục thúc đẩy sự độc lập và tính tự chủ ở trẻ. Con trẻ được khuyến khích suy nghĩ độc lập, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình. 

Thay vì để ý tới thành tích, họ khuyến khích trẻ em tiến về phía trước với tốc độ của riêng mình để hướng tới một cuộc sống lý tưởng có thể bình thường nhưng không tầm thường.

Ở Israel, khi có được tư duy cởi mở như thế nên các bậc phụ huynh luôn được thoải mái trong quá trình học tập của con mà không quá áp lực về điểm số. Điều này giúp con trẻ tự tin, sáng tạo và có thái độ tích cực đối diện với học tập và cuộc sống.
 
Việc này giúp trẻ phát triển tính cách tự tin và sự can đảm trong việc đối mặt với các thách thức, đồng thời, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi để trẻ học hỏi và phát triển các kỹ năng khác như kỹ năng tự học, kỹ năng xử lý vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ như thay vì kể chuyện cho con mỗi tối, thì ở Israel: một tuần 4 ngày là phụ huynh kể, còn lại 3 ngày là những đứa trẻ kể chuyện cho họ nghe. Thậm chí họ dùng 4 thứ: cà vạt, áo sơ mi, búp bê và quyển vở là nguyên liệu để sáng tạo bất cứ câu chuyện tùy hứng nào cho bọn trẻ nghe. 
 

6. Trang bị kiến thức tiền bạc từ sớm

Cho con tim hieu chuyen tien bac tu som
 
Trong khi chúng ta trốn tránh nói về tiền bạc vì sợ con cái hư hỏng thì người Do Thái chọn cách "chỉ đường cho hươu chạy đúng". Họ tin rằng dạy con cái về tiền sớm thì chúng càng sớm kiếm được tiền, học được những bài học kinh nghiệm sớm hơn trước khi bước vào đời.
 
Ngay từ khi 3 tuổi chúng đã được học cách nhận diện đồng xu, số tiền. Khoảng 10 tuổi là họ đã bắt đầu dạy con cách kiếm tiền, thậm chí có danh sách những công việc cần làm không được nhận tiền công, công việc không nên làm sẽ bị trừ tiền, những việc bố mẹ khuyến khích làm sẽ được thưởng tiền.

Chế độ sống "có thù lao" này cũng là một trong những phương pháp giáo dục sinh tồn thú vị vừa giúp con có chút tiền để bắt đầu học cách chi tiêu và cũng để điều hướng hành động của con trở thành một người văn minh, lịch sự, hiểu biết trong tương lai.

Không những thế, tiền thưởng cho những việc làm, thành tích ngoài mong đợi cho thấy bố mẹ đánh giá cao những thành tựu nhỏ mà con trẻ đạt được. Điều này giúp con trẻ cảm nhận sự ủng hộ và cảm thấy được đánh giá cao, từ đó nuôi dưỡng lòng tự tin và khao khát học hỏi.

Không những thế, sau một thời gian nhận ra số tiền mình có được từ bố mẹ quá ít ỏi, chúng sẽ bắt đầu tìm ra những cách kiếm tiền ngày càng sáng tạo hơn, mỗi đứa trẻ Do Thái đều phải nỗ lực học hỏi và suy nghĩ từng ngày.
 
Tự bản thân phải là người tạo ra cơ hội kiếm tiền, chúng sẽ tự đặt ra các câu hỏi, tìm câu trả lời và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này giúp trẻ trở thành những người tư duy linh hoạt, sẵn sàng đối mặt với những thay đổi và thích ứng được với nhiều môi trường, văn hóa khác nhau.
 
Điều này mang lại kết quả xuất sắc, không chỉ khiến con cháu người Do Thái hiểu biết và giàu có mà còn cho phép họ thực hiện sự nghiệp của mình ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. 
 

7. Dạy trẻ về đức tin và truyền thống của dân tộc


Đức tin là một điều cao đẹp mà không một người Do Thái nào được quên nguồn gốc của mình. Họ tin rằng, dân tộc họ là “The chosen people” – những người được Đức Chúa Trời chọn lựa để truyền đạt ý muốn của Ngài, có nghĩa vụ khai sáng và dẫn dắt cho các dân tộc khác.

Chính vì vậy, từ khi bắt đầu hình thành nhận thức, trẻ em Do Thái đã được dạy rằng việc học hỏi và sáng tạo là một trách nhiệm quan trọng, không chỉ để phát triển bản thân mà còn để góp phần vào sự tiến bộ của cả xã hội - thực hiện sứ mệnh mà Chúa Trời đã giao cho dân tộc Do Thái.

Để phát huy truyền thống của dân tộc, phụ huynh Do Thái cũng khuyến khích con khi gặp khó khăn hay vấp phải trở ngại thì không nên từ bỏ, mà hãy kiên nhẫn tìm cách vượt qua. Họ luôn mang trong mình niềm tin vững vàng vào Chúa và tin rằng, từng bước tiến mạnh mẽ của bản thân sẽ góp phần vào nhiệm vụ đặc biệt mà Chúa đã dành cho dân tộc họ suốt hàng ngàn đời.

Bên cạnh đức tin thì các giá trị tốt đẹp trong văn hóa gia đình Do Thái cũng được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Một trong những chìa khóa vàng khi người Do Thái dạy con đó là tập trung vào giá trị gia đình. Tôn trọng và quan tâm đến gia đình được coi là một trách nhiệm và đặc biệt quan trọng đối với mỗi đứa trẻ.

Điều này thường được thực hiện thông qua các hoạt động thân mật mà cả ba mẹ, con cái và những người thân trong gia đình cùng thực hiện như kể chuyện, ca hát và kỷ niệm các ngày lễ của người Do Thái.

Theo đó, kính trọng gia đình không chỉ nằm ở việc tôn trọng người lớn tuổi, mà còn bao gồm việc chia sẻ yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Đây là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng đoàn kết và hòa bình trong cách dạy con của người Do Thái.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X