Cổ nhân nhắc nhở: "Đạo trời không thiên vị thường giúp người thiện lương" là có ý gì?

Thứ Tư, 01/11/2023 11:19 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cổ nhân hiểu rõ rằng: Đạo trời không thiên vị thường giúp người thiện lương, thế nên từ xưa đến nay người ta đều khuyên con người hướng thiện, còn mọi việc khác trời xanh sẽ có cách an bài.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Lão Tử nói: "Thiên đạo vô thân, duy thân thiện nhân". Tạm dịch: Đạo trời không thiên vị thường giúp người thiện lương.

Câu nói này nhằm khuyến khích chúng ta nên tập trung làm việc tốt vì ông Trời sẽ chẳng bao giờ bất công với bạn, công sức của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Nếu lỡ may khi cuộc sống xuống dốc, cũng đừng nản lòng vì những việc tốt đã làm sẽ cứu lấy ta chứ không phải ai khác. Đặc biệt, những người thiện lương còn được ông Trời giúp đỡ để họ có cơ hội làm nhiều việc tốt hơn nữa.

1. Câu chuyện mua lúa giúp người nghèo

 
Ở tỉnh Tứ Xuyên có người tên là Hoàng Kiêm Tế được biết đến là một người cực kỳ coi trọng lễ nghĩa, miễn là biết rằng việc mình làm có thể giúp được người khác thì ông sẽ ra sức làm. Chính vì điều đó mà ai ai cũng yêu mến và kính nể ông.
 
Chi phủ của phủ Thành đô lúc đó tên là Trương Vịnh, ông nằm mộng thấy mình đang trò chuyện cùng Tử phủ Chân Quân. Lúc này có người báo: "Tây môn Hoàng Kiêm Tế đã đến!".

Một thoáng sau, Hoàng Kiêm Tế bước vào trong bộ đạo phục, Tử Phủ Chân Quân liền đi xuống bậc thềm tiếp kiến Hoàng Kiêm Tế, sau đó còn mời ông ngồi hàng ghế ngang hàng với Trương Vịnh.
 
Tỉnh cơn mê, Trương Vịnh trong lòng nhiều hoài nghi, tìm đến nhà người có tên Hoàng Kiêm Tế, ông nhận ra diện mạo của Hoàng Kiêm Tế giống hệt trong giấc mơ của mình. Trương Vịnh tò mò hỏi:

- Cho hỏi, Ngài từ trước đến nay làm những việc thiện gì mà đến nỗi tôi mơ thấy Tử Phủ Chân Quân tiếp đãi ngài long trọng như vậy?
 
Hoàng Kiêm Tế thành thật đáp lời:

- Tôi cũng không làm việc thiện gì, chỉ là vào đúng mùa thu hoạch lúa người nông dân không biết bán cho ai nên tôi đã bỏ ra 300 xâu tiền để thu mua. Sang năm sau khi lúa chưa kịp chín, cuộc sống của mọi người đói khổ thì tôi bán số lúa ấy ra với giá gốc.

Nhìn chung tôi không tổn thất mà lại có thể trợ giúp dân chúng khỏi tình trạng khó khăn, hiểm nghèo, chỉ như thế mà thôi!
 
 
 
 
Trương Vịnh nghe xong những gì Hoàng Kiêm Tế kể liền cảm thấy xúc động, nói:

- Thế này Ngài nên phải được ngồi ở bên trên tôi, nói rồi ông ra lệnh cho quan lại hai bên dìu Hoàng Kiêm Tế ngồi ở bên trên và tự mình bái lễ Kiêm Tế tạ ơn ông đã chăm sóc dân chúng.
 
Từ đấy về sau, Hoàng Kiêm Tế cả đời hưởng phúc lộc, con cháu ai ai cũng có đức hạnh tốt mà được chức vị cao.

Bài học

Mỗi người trong thế gian này có một lượng phúc báo nhất định mà họ tạo ra không hơn không kém. Thế nên, nếu có ai đó cố tình mang cho chúng ta điều tốt đẹp nhưng phúc báo của mình không có thì cuối cùng ta cũng không nhận được nó. Nói đạo Trời không thiên vị là ở chỗ đó.

Như câu chuyện trên, Hoàng Kiêm Tế chẳng cần tranh đoạt với ai về tiền tài, chức vị, ông chỉ chăm chỉ làm việc thiện mà cũng có được mọi thứ từ hạnh phúc cho tới tiền bạc. Thế nên mới nói đạo Trời không thiên vị thường giúp người thiện lương, vì một người lương thiện có tấm lòng từ bi luôn suy nghĩ vì người khác, phẩm chất cao thượng nên được khuyến khích làm thêm việc thiện, vậy nên ông trời sẽ luôn phù hộ họ cho họ cũng là điều dễ hiểu.

Mỗi thời gian qua đi là một lựa chọn của chúng ta, nếu ta chọn điều thiện thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với mình. Khi hiểu được bài học này ta sẽ bớt đi đau khổ, muộn phiền vì một điều gì đó không vui đến với mình. Để được hưởng những điều an vui trong tương lai thì ngay lúc này ta cũng phải là người kiến tạo ra nó chứ không phải ai khác. 
 

2. Ứng dụng vào việc nuôi dạy con trẻ 


Câu nói "Đạo trời không thiên vị thường giúp người thiện lương" không chỉ áp dụng cho chính chúng ta mà còn có thể sử dụng cho đời con cháu của mình. Cho dù bạn không thể chuyển phúc báo của mình cho chúng nhưng lại có thể trợ duyên cho con làm việc thiện. 

Chuyện cũ kể lại rằng một người tên Chúc Nhiễm vô cùng tốt bụng, nhiều năm liền ông nấu cơm, nấu cháo cứu tế dân chúng nghèo đói khắp phương, khiến cho hàng vạn người thoát được cảnh chết đói.
 
Ông có cậu con trai thông minh, chăm chỉ, có lần con trai vào kinh thành dự thi. Trong lúc này nhiều người dân trong thôn của ông mơ thấy có sứ giả trong cung cầm bản cáo thị trạng nguyên, dựng thẳng bên ngoài cửa nhà Chúc Nhiễm có ghi nội dung: “Thi chúc chi báo” (Tức là báo đáp việc phát cháo cứu tế). Đúng là khi có kết quả, con trai ông đỗ Trạng nguyên.

Tham khảo thêm:
 
Học cách dạy con của Khổng Tử không phải ai cũng có thể làm theo
Chúng ta chẳng cần đánh giá việc này là đúng hay sai nhưng nên tham khảo và học cách dạy con của Khổng Tử, sau đó tự chiêm nghiệm với những gì mình đang thực

2.1 Tránh tiêu tiền quá mức cho con  

 
Khi bạn nuôi một đứa trẻ, bạn dùng tiền của mình để nuôi dưỡng chúng nhưng lại làm hao tổn phúc báo của bản thân đứa trẻ đó. Thế nên hãy suy nghĩ cẩn trọng trong việc sử dụng tiền cho con, nên chi mức vừa đủ. Quan niệm cố gắng dành những thứ tốt nhất, đẹp nhất cho con không phải là điều tốt như cách nghĩ thông thường.

Là bố mẹ, chúng ta có tâm lý thường muốn dành cho chúng những thứ tuyệt vời nhất, tuy nhiên chính điều này lại gây hại cho con, đứa trẻ càng dùng nhiều tiền của bố mẹ là hao tổn phước, tương lai khó có được thành công. Thậm chí nếu phước của chúng không đủ bù đắp lại thì có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
 
Sau khi mất đi nhiều phúc báo, lớn lên đứa trẻ sẽ càng gặp nhiều khó khăn, thậm chí hậu vận còn toàn gặp những chuyện rủi nếu chính chúng không biết tìm cách để cải tạo ruộng phước của chính mình.  

Lưu lại của cải cho con cháu chúng ta không chắc chắn rằng nó giữ được hay không nhưng lưu lại âm đức thì chúng sẽ giúp gia tộc hưng thịnh. Thế nên hãy tránh tiêu tiền quá mức cho con, giữ cho cuộc sống của chúng vừa đủ, không quá thiếu thốn là được.
 

2.2 Chọn trường học cho con


Ngay cả trong việc chọn trường học cho con tưởng là đơn giản khi các gia đình có điều kiện hiện nay vì muốn con thành thiên tài liền tìm đủ mọi cách để con được học tập trong trường nổi tiếng.

Thế nhưng nhìn lại để đánh giá thì có thể thấy không phải đứa trẻ nào học trong trường quốc tế cũng có danh tiếng lừng lẫy. Ngay cả các sinh viên tốt nghiệp Havard cũng có người thành công, có người thất bại trên con đường sự nghiệp của mình.

Thế nên, ngay cả việc chọn trường cho con cũng phải xem xét đó là đứa trẻ đó có số mệnh trở thành thiên tài hay không để mà trợ duyên. Nếu con có đam mê, mong muốn thì nên tiếp sức cho con. Nhưng một khi con bảo không thích học, không có đam mê với lĩnh vực mà bố mẹ đang "ép" thì nên thuận theo mong muốn của chúng. 

Có rất nhiều thứ cho dù người khác có thể cho chúng ta, tuy nhiên phúc báo của chúng ta không nhất định có thể dùng được chúng. Con cái cũng vậy, chỉ có thể tự tạo ra phúc báo cho cuộc đời mình.

Tốt hơn hết cứ để chúng học tập trong điều kiện như mọi người bình thường, vận mệnh của chúng có duyên theo đuổi cơ hội thành tài thì chúng sẽ tìm cách để có được. Nếu đường đời của chúng không thể theo sự nghiệp học hành thì dù bạn có tìm cho con người thầy tốt nhất cũng vô ích. 

Thay vì bắt con thực hiện ước mơ của bố mẹ thì hãy cho chúng được thực hiện nguyện vọng của bản thân. Chúng có thể sai nhưng cũng là bài học mà con cần nhận được và rút ra cho chính mình. Đại bàng mà nuôi trong lồng kính đôi cánh nó sẽ bị yếu và chẳng thể nào có được sức mạnh vốn có của mình.

 

2.3 Ưu tiên dạy đạo đức cho con


Người xưa, trong các gia đình có điều kiện tốt thường mời thầy về để dạy dỗ con cháu nhưng trước khi dạy chữ, dạy văn thơ, họ ưu tiên dạy làm người trước tiên. Học các bài học về lễ nghĩa, đạo đức trước khi học làm một bài văn, bài thơ nào đó.
 
Trong khi đó, hiện nay, hầu hết chúng ta đầu tư việc học hành cho con ở khía cạnh làm toán giỏi, chữ viết đẹp, thơ hay, thi đỗ đạt cao... còn khá xem nhẹ khía cạnh đạo đức. 
 
Nghiêm khắc dạy con cái là việc chúng ta phải đề cao, đừng vì sự con đau, sợ con vất vả, con khổ mà thay chúng làm hết mọi việc.

Việc bố mẹ cần làm đó là lồng ghép các bài học về nhân quả để trẻ hiểu ra rằng mỗi người cần tích âm đức từ sớm: nếu muốn con cháu giàu sang, hãy bố thí tiền bạc cho những người nghèo; nếu muốn con cháu sau này được khỏe mạnh, hãy bố thí nhiều thuốc cũng như niềm vui cho người khác. Đây chính là đạo trời luôn giúp người thiện lương.
 

2.4 Không khoe khoang thành tích của con  

 
Cho dù con cái có học hành giỏi giang đến mấy cũng đừng nên tự hào đi khoe khoang khắp nơi quá sớm. Thành tích mà chúng có được cũng là nhờ nhân lành của con gieo trong quá khứ, còn chăm chỉ và thông minh chỉ góp một phần nhỏ trong kết quả đó.

Thế nên điều quan trọng là khích lệ vừa đủ để con tiếp tục tích đức, hành thiện, làm việc tốt mỗi ngày. Tương lai sẽ càng có thêm nhiều quả tốt đẹp.

Quá trình rèn luyện bản thân diễn ra rất dài, nếu một đứa trẻ được tung hô quá sớm sẽ có chiều hướng sao nhãng việc học hành hoặc tự nghĩ là mình giỏi và không chuyên cần trong việc tìm cách cải thiện bản thân.

Một phụ huynh yêu thương con sẽ biết nghĩ đường dài cho con trẻ. Họ chọn cách nghiêm khắc với con một chút vì sẽ có lợi nhiều hơn cho sự phát triển sau này của chúng.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: