Người Do Thái luôn có những cách dạy con khác lạ khiến ai nhìn vào cũng phải thốt lên thán phục. Họ vô cùng xem trọng sự nghiệp giáo dục con cái vì đó là thế hệ tương lai của nước nhà. Tuy nhiên, một số quan điểm giáo dục của họ lại rất khác biệt so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Thế nên thay vì vội vàng phán xét vì sự khác biệt này, chúng ta hãy thử tìm hiểu và xem điều gì mình có thể học hỏi được từ họ hay không nhé.
1. Giáo dục theo từng giai đoạn
Thay vì kêu ca về sự thay đổi thất thường của bọn trẻ thì bố mẹ người Do Thái chọn cách thấu hiểu con. Họ tập trung việc nuôi dạy con cái theo từng giai đoạn khác nhau để không bỏ lỡ bất kỳ tiềm năng nào của trẻ. Theo đó, một trong những chìa khóa vàng khi người Do Thái dạy con đó là hiểu rõ tính cách, sở thích, mong muốn theo giai đoạn của đứa trẻ, từ đó họ cũng xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp với khả năng và sở thích tương ứng.
Ví dụ như những đứa trẻ từ 2-4 tuổi thường có tâm tham nên họ cho trẻ học bất cứ thứ gì chúng cảm thấy tò mò, hứng thú. Khi chúng tham học thì sẽ càng học được nhiều hơn. Trong khi hầu hết chúng ta bỏ qua giai đoạn vàng này của con mình vì hoàn toàn không tìm hiểu từng độ tuổi của con có đặc điểm gì đáng lưu tâm.
Các giai đoạn giáo dục điển hình của các gia đình Do Thái đối với các con mình như sau:
- Khi trẻ dưới 3 tuổi: Họ khuyến khích sự tương tác, đọc sách, ca hát và trải nghiệm cùng con. Việc này giúp phát triển ngôn ngữ, tinh thần sáng tạo và tạo niềm tin vào môi trường xung quanh.
2. Chấp nhận sự bừa bộn
Hầu hết chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu khi vừa dọn dẹp xong con lại lôi hết đống đồ chơi ra khiến khung cảnh nhà cửa tan hoang như chưa hề được dọn.
Thế nhưng bố mẹ Do Thái chấp nhận sự bừa bộn như là cơ hội để con được phát triển sức sáng tạo của mình. Ngay cả cổ nhân xưa kia cũng đã chỉ ra rằng chỗ chơi của con khiến nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc cũng là lẽ đó.
Phụ huynh người Do Thái xem sự bừa bộn của con là một phần tự nhiên của quá trình con học hỏi và phát triển. Họ hiểu rằng việc sự bừa bộn của trẻ em trong quá trình khám phá thế giới là bình thường và không nên quá gay gắt với chúng khiến bọn trẻ sợ hãi và không còn tự tin nữa. Họ cho con chơi xong cho đến khi chuyển sang việc khác hoàn toàn như đi ngủ mới yêu cầu chúng dọn dẹp lại.
Những bố mẹ người Do Thái có thể bình bĩnh được thế vì họ coi trọng việc con phát huy tính sáng tạo hơn là việc nhà sạch sẽ, gọn gàng. Họ thường khuyến khích con trẻ trong việc khám phá những điều mới và phát triển sự sáng tạo.
3. Tôn thờ trí tuệ và học thức
Nguyên tắc người Do Thái dạy con đó là họ nhấn mạnh trí tuệ là thứ quý giá nhất của con người. Họ rất chú trọng việc ghi chép và bảo tồn các văn kiện văn học kinh điển và tri thức quan trọng của dân tộc Do Thái.
Theo họ "Không đọc sách dù đi vạn dặm cũng chỉ là người đưa thư". Thế nên họ thường tạo điều kiện tốt nhất cho con em để tiếp cận các nguồn kiến thức từ sách vở và khuyến khích con học tập không chỉ trong trường học mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Khi chúng đọc càng nhiều sách, dù ở bất cứ ngả đường nào, việc liên tục suy nghĩ và đúc kết cuộc sống, tâm hồn con cũng sẽ trở nên phong phú, rộng mở hơn.
4. Học thông qua cuộc sống hàng ngày
Do đó, người Do Thái có câu nói rằng: "Cuộc sống là giáo án hay nhất, cha mẹ là người thầy tốt nhất!", khẳng định vai trò to lớn của áp dụng thực tế và cuộc sống.
Phụ huynh Do Thái tạo điều kiện cho con tham gia vào các hoạt động cộng đồng và gia đình vì họ tin đây là cơ hội tuyệt vời để trẻ em học hỏi từ kinh nghiệm thực tế.
Họ chọn cách thúc đẩy sự phát triển của trẻ thông qua việc hành động. Theo họ, trẻ em sẽ học hỏi tốt nhất bằng cách quan sát và bắt chước người lớn. Trẻ em thường được khuyến khích quan sát và học hỏi từ người lớn cách giải quyết vấn đề, xử lý tình huống hay thể hiện tình cảm.
Sara - Tác giả cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" từng kể lại rằng khi dẫn con đi mua trái cây, bà yêu cầu mỗi đứa chọn một quả lê có chút vấn đề nhỏ nào đó (thường là va chạm do quá trình di chuyển) nhưng vẫn có thể ăn được trong ngày. Thông qua đó, bà dạy cho các con hiểu rằng ta giúp đỡ người khác một chút để những quả đẹp còn lại dễ bán hơn.
5. Tập trung khả năng tự lập không đề cao thành tích
Họ cố cho con tránh xa căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con.
Những đứa trẻ Do Thái tự ngồi ăn một mình dù mới chỉ khoảng 1 tuổi với động tác vụng về. Khi lên 2 tuổi, trẻ bắt đầu được ba mẹ hướng dẫn tự thực hiện vệ sinh cá nhân và làm những công việc nhà phù hợp.
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 100% THÀNH CÔNG = 20% IQ X 80% (AQ + EQ), trong đó IQ: chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc.
Điều này có nghĩa là tin rằng thành công của một người quyết định nhiều hơn ở AQ và EQ. Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt. Tuy nhiên, công việc tốt không đồng nghĩa với sự nghiệp thành công.
Người Do Thái tin rằng nếu một đứa trẻ có điểm cao vẫn có thể không thành công trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ không thể nhận ra vai trò của các giá trị cá nhân và xã hội trong tương lai. Trẻ biết lao động ngay từ nhỏ có thể tự tìm ra hướng đi cho cuộc đời mình trên cơ sở không ngừng trải nghiệm cuộc sống, sau này sẽ dễ dàng thành công hơn trong sự nghiệp.
Họ chọn cách tập trung vào việc tạo ra môi trường giáo dục thúc đẩy sự độc lập và tính tự chủ ở trẻ. Con trẻ được khuyến khích suy nghĩ độc lập, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Thay vì để ý tới thành tích, họ khuyến khích trẻ em tiến về phía trước với tốc độ của riêng mình để hướng tới một cuộc sống lý tưởng có thể bình thường nhưng không tầm thường.
Ở Israel, khi có được tư duy cởi mở như thế nên các bậc phụ huynh luôn được thoải mái trong quá trình học tập của con mà không quá áp lực về điểm số. Điều này giúp con trẻ tự tin, sáng tạo và có thái độ tích cực đối diện với học tập và cuộc sống.
Ví dụ như thay vì kể chuyện cho con mỗi tối, thì ở Israel: một tuần 4 ngày là phụ huynh kể, còn lại 3 ngày là những đứa trẻ kể chuyện cho họ nghe. Thậm chí họ dùng 4 thứ: cà vạt, áo sơ mi, búp bê và quyển vở là nguyên liệu để sáng tạo bất cứ câu chuyện tùy hứng nào cho bọn trẻ nghe.
6. Trang bị kiến thức tiền bạc từ sớm
Ngay từ khi 3 tuổi chúng đã được học cách nhận diện đồng xu, số tiền. Khoảng 10 tuổi là họ đã bắt đầu dạy con cách kiếm tiền, thậm chí có danh sách những công việc cần làm không được nhận tiền công, công việc không nên làm sẽ bị trừ tiền, những việc bố mẹ khuyến khích làm sẽ được thưởng tiền.
Chế độ sống "có thù lao" này cũng là một trong những phương pháp giáo dục sinh tồn thú vị vừa giúp con có chút tiền để bắt đầu học cách chi tiêu và cũng để điều hướng hành động của con trở thành một người văn minh, lịch sự, hiểu biết trong tương lai.
Không những thế, tiền thưởng cho những việc làm, thành tích ngoài mong đợi cho thấy bố mẹ đánh giá cao những thành tựu nhỏ mà con trẻ đạt được. Điều này giúp con trẻ cảm nhận sự ủng hộ và cảm thấy được đánh giá cao, từ đó nuôi dưỡng lòng tự tin và khao khát học hỏi.
Không những thế, sau một thời gian nhận ra số tiền mình có được từ bố mẹ quá ít ỏi, chúng sẽ bắt đầu tìm ra những cách kiếm tiền ngày càng sáng tạo hơn, mỗi đứa trẻ Do Thái đều phải nỗ lực học hỏi và suy nghĩ từng ngày.
7. Dạy trẻ về đức tin và truyền thống của dân tộc
Chính vì vậy, từ khi bắt đầu hình thành nhận thức, trẻ em Do Thái đã được dạy rằng việc học hỏi và sáng tạo là một trách nhiệm quan trọng, không chỉ để phát triển bản thân mà còn để góp phần vào sự tiến bộ của cả xã hội - thực hiện sứ mệnh mà Chúa Trời đã giao cho dân tộc Do Thái.
Để phát huy truyền thống của dân tộc, phụ huynh Do Thái cũng khuyến khích con khi gặp khó khăn hay vấp phải trở ngại thì không nên từ bỏ, mà hãy kiên nhẫn tìm cách vượt qua. Họ luôn mang trong mình niềm tin vững vàng vào Chúa và tin rằng, từng bước tiến mạnh mẽ của bản thân sẽ góp phần vào nhiệm vụ đặc biệt mà Chúa đã dành cho dân tộc họ suốt hàng ngàn đời.
Bên cạnh đức tin thì các giá trị tốt đẹp trong văn hóa gia đình Do Thái cũng được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Một trong những chìa khóa vàng khi người Do Thái dạy con đó là tập trung vào giá trị gia đình. Tôn trọng và quan tâm đến gia đình được coi là một trách nhiệm và đặc biệt quan trọng đối với mỗi đứa trẻ.
Điều này thường được thực hiện thông qua các hoạt động thân mật mà cả ba mẹ, con cái và những người thân trong gia đình cùng thực hiện như kể chuyện, ca hát và kỷ niệm các ngày lễ của người Do Thái.
Theo đó, kính trọng gia đình không chỉ nằm ở việc tôn trọng người lớn tuổi, mà còn bao gồm việc chia sẻ yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Đây là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng đoàn kết và hòa bình trong cách dạy con của người Do Thái.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: