(Lichngaytot.com) Những đặc điểm chung của bố mẹ đã nuôi dạy con thành tài được họ áp dụng khá triệt để và những việc này đã tạo điều kiện rất tốt cho các con của họ có điều kiện phát triển tối đa năng lực của bản thân.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Một cuộc nghiên cứu của Đại học Harvard thành công đã kết luận rằng: "Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu".
Thực tế là có đặc điểm chung của bố mẹ đã nuôi dạy con thành tài mà chúng ta có thể học hỏi để áp dụng cho các con của mình càng sớm càng tốt.
Thực tế là có đặc điểm chung của bố mẹ đã nuôi dạy con thành tài mà chúng ta có thể học hỏi để áp dụng cho các con của mình càng sớm càng tốt.
Những đặc điểm chung của bố mẹ đã nuôi dạy con thành tài |
1. Giáo dục tại nhà từ sớm
Mới đây giới truyền thông xôn xao về câu chuyện gia đình ông Cai Xiaowan có 6 đứa con thì có tới 5 tiến sĩ và 1 thạc sĩ đều tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ.
Ông tin rằng cách gia đình ông giáo dục tại nhà từ sớm cho con mới lang lại kết quả tuyệt vời này. Người bố của 6 đứa con tài năng đó tin rằng trí thông minh của con người giống nhau, điều quyết định thành công chính là những yếu tố cơ bản như ý chí, đạo đức, sức khỏe, khả năng giao tiếp xã hội,… phải được rèn luyện ngay từ nhỏ.
Ví dụ như khi thấy các con từ nhỏ hứng thú hơn với các chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngoài trên đài vào buổi sáng. Vì vậy sau này, ông thay đổi, dùng tiếng đài phát thanh nước ngoài để đánh thức trẻ.
2. Đồng hành cùng con
Một bí mật được hé lộ từ các ông bố, bà mẹ đã "kiến tạo" nên những đứa con thành công đó là đồng hành phát triển cùng con. Họ không đơn giản phó mặc việc này cho nhà trường mà quan sát và hỗ trợ con khi cần để thúc đẩy khả năng phát triển của trẻ.
Như ông Cai Xiaowan từng chia sẻ, từ lúc nhỏ, tối đến sau khi ăn cơm cũng là lúc học bài và đọc sách, cả nhà sẽ quây quần dưới ánh đèn. Ông thường ngồi giữa những đứa trẻ, các con của ông sẽ học sách giáo khoa và có chỗ nào không hiểu có thể hỏi cha ngay lập tức.
Như ông Cai Xiaowan từng chia sẻ, từ lúc nhỏ, tối đến sau khi ăn cơm cũng là lúc học bài và đọc sách, cả nhà sẽ quây quần dưới ánh đèn. Ông thường ngồi giữa những đứa trẻ, các con của ông sẽ học sách giáo khoa và có chỗ nào không hiểu có thể hỏi cha ngay lập tức.
Trong khi đó bác sĩ Lã Thanh Hà - người có hai con vào Harvard cũng cho biết, bí quyết của chị là làm gương và truyền cho các con cảm hứng đối với việc học hành. Gia đình bà đặt một chiếc bàn to để ba mẹ con mỗi người học một góc vì theo bà khi nhìn thấy con chăm chỉ thì các con cũng không dám chểnh mảng việc học. Thậm chí, nhiều lần về khuya đều thấy ba mẹ con vẫn đang học mải mê khiến chồng bà phải thốt lên "học để sống hay để chết".
Việc này tương đồng với cách bà mẹ tên Hesung Chun Koh - người có 6 người con đều tốt nghiệp Đại học Harvard và Yale từng cho hay, trong nhà mình dù ở đâu cũng có không khí học tập và tất cả những điều này đều do vợ chồng bà tạo ra.
Hay như đạo diễn nổi tiếng nhất Hollywood Steven Spielberg cho biết, ngay từ nhỏ ông đã mắc chứng khó đọc. Spielberg từng chia sẻ mẹ chưa bao giờ la mắng ông vì điểm thấp. Thậm chí bà còn động viên con tìm hiểu thế giới qua chiếc máy ảnh. Với sự khích lệ của mẹ, ông đã tìm thấy đam mê thực của mình và thành công trên con đường đã chọn.
Sự thật là có những đứa trẻ thiểu năng có thể là thiên tài chỉ nhờ vào tình yêu thương. Cha mẹ chỉ cần cho con hiểu rằng, việc học không phải là điều đặc biệt, mà là một phần của cuộc sống hằng ngày. Không cần ép mà chỉ cần để con nhìn thấy các thành viên trong gia đình đang ngồi học thì tự nhiên sẽ muốn học theo.
Hay như đạo diễn nổi tiếng nhất Hollywood Steven Spielberg cho biết, ngay từ nhỏ ông đã mắc chứng khó đọc. Spielberg từng chia sẻ mẹ chưa bao giờ la mắng ông vì điểm thấp. Thậm chí bà còn động viên con tìm hiểu thế giới qua chiếc máy ảnh. Với sự khích lệ của mẹ, ông đã tìm thấy đam mê thực của mình và thành công trên con đường đã chọn.
Sự thật là có những đứa trẻ thiểu năng có thể là thiên tài chỉ nhờ vào tình yêu thương. Cha mẹ chỉ cần cho con hiểu rằng, việc học không phải là điều đặc biệt, mà là một phần của cuộc sống hằng ngày. Không cần ép mà chỉ cần để con nhìn thấy các thành viên trong gia đình đang ngồi học thì tự nhiên sẽ muốn học theo.
Tương tự như vậy, nếu có một môi trường ở nhà mà trẻ có thể có sách trong tầm tay, chúng cũng sẽ xem việc đọc sách là một việc bình thường như ăn uống và say mê học tập.
3. Dạy con xác lập mục tiêu
Bài học về xác lập mục tiêu cho thấy bản thân luôn phải bám sát mục tiêu nếu không ta cứ thả trôi cuộc sống một cách vô định và luôn mất phương hướng.
Mục tiêu rõ ràng trong tầm mắt đã truyền cho ta sức mạnh, sự kiên trì và niềm tin để chinh phục mọi khó khăn.
Cách ông Cai Xiaowan từng làm đó là hướng dẫn con cách xác lập và hoàn thành mục tiêu, thậm chí lập "ngân hàng riêng" tại nhà cho các con, và mỗi đứa đều có một sổ tiết kiệm cho riêng bản thân. Khi con trai cả được 3 tuổi bày tỏ muốn đi học, ông liền đặt mục tiêu cho con: "Nếu con tiết kiệm được 50 NDT (169 nghìn đồng) trong sổ tiết kiệm thì cha sẽ cho con đến trường".
Mục tiêu rõ ràng trong tầm mắt đã truyền cho ta sức mạnh, sự kiên trì và niềm tin để chinh phục mọi khó khăn.
Cách ông Cai Xiaowan từng làm đó là hướng dẫn con cách xác lập và hoàn thành mục tiêu, thậm chí lập "ngân hàng riêng" tại nhà cho các con, và mỗi đứa đều có một sổ tiết kiệm cho riêng bản thân. Khi con trai cả được 3 tuổi bày tỏ muốn đi học, ông liền đặt mục tiêu cho con: "Nếu con tiết kiệm được 50 NDT (169 nghìn đồng) trong sổ tiết kiệm thì cha sẽ cho con đến trường".
Có mục tiêu, Cai Tianwen chăm chỉ phụ giúp cha mẹ và kết quả là khi chưa đầy 5 tuổi cậu đã tiết kiệm đủ số tiền như bố mình đã nói và được đi học. Cô con gái út của ông - Tianxi rất hiếu học và có ước mơ lớn trở thành Marie Curie của Trung Quốc. Và Tianxi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Harvard khi chỉ mới 22 tuổi, và hiện đang là giáo sư chính thức tại đây.
Dạy con bằng đòn roi - Tại sao không hiệu quả, nhiều hệ lụy mà ai cũng sử dụng?
Sức mạnh của sự sợ hãi khi dạy con bằng đòn roi tuy nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó không thực sự hiệu quả về lâu về dài. Sức mạnh của tình yêu thương sẽ mất
Sức mạnh của sự sợ hãi khi dạy con bằng đòn roi tuy nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó không thực sự hiệu quả về lâu về dài. Sức mạnh của tình yêu thương sẽ mất
4. Tôn trọng lựa chọn của con
Ông Cai Xiaowan luôn dành tất cả sự tôn trọng và ủng hộ các quyết định của bọn trẻ vì ông biết việc chú ý đến trí tuệ cảm xúc chính là cách giúp trẻ phát triển hết khả năng. Cai Xiaowan vẫn luôn tự hào về các con khi những đứa trẻ không bao giờ học một cách thụ động.
Khi đứa con trai thứ 4 chống đối muốn từ biệt gia đình đến Thiếu Lâm tự, theo học tập võ thuật chân chính thì Cai Xiaowan rất lo lắng nhưng vẫn muốn con phải chịu trách nhiệm trước những lựa chọn ấy.
Sau một năm xa nhà gặp nhiều trở ngại, cậu bé quyết định trở lại học cấp ba và sau này được nhận vào Đại học Y Tây Trung Quốc rồi trở thành bác sĩ phẫu thuật.
5. Tạo điều kiện cho con độc lập
Tính cách độc lập là đặc điểm chung của hầu hết những người thành công, và nó được thể hiện nhiều hơn trong cách suy nghĩ, giao tiếp xã hội, ra quyết định và lựa chọn.
Nói chung, trẻ sẽ có cảm giác tự lập sau 2 tuổi. Nếu trẻ muốn lựa chọn và đưa ra quyết định riêng vào thời điểm này thì cha mẹ không nên can thiệp.
Bố mẹ của hai cô con gái người Việt từng học Harvard cho biết họ luôn ý thức việc cho con có được nhiều trải nghiệm nhất có thể. Họ chia sẻ trong một bài phỏng vấn: “Vợ chồng tôi cố gắng tạo điều kiện cho con đi Singapore hoặc Mỹ để tham gia các hoạt động trải nghiệm. Điều đáng quý là các con nhận được nhiều hơn về kiến thức từ cuộc sống. Nếu không thành công, các con cũng có những bài học đầu đời”, anh Thế nói và cho rằng việc đầu tư cho con luôn “lãi”.
Mẹ của tỷ phú Elon Musk một mình nuôi dạy 3 đứa con thành tài và bà cũng tâm niệm rằng điều cha mẹ cần làm là cho con một môi trường sống tử tế và được dạy các tư tưởng độc lập từ nhỏ. Còn đâu cuộc đời con sẽ ra sao, lựa chọn ngành học, công việc gì đều không cần và không phải chuyện của cha mẹ.
"Tôi nuôi các con của mình như cách mà bố mẹ tôi đã nuôi tôi: phải độc lập, tử tế, trung thực, chu đáo và lịch sự. Tôi dạy chúng tầm quan trọng của việc làm việc chăm chỉ và làm việc tốt. Tôi không bao giờ đối xử với các con như em bé cần cưng chiều nâng niu, cũng không nghiêm khắc mắng mỏ hay áp đặt bao giờ. Tôi không bảo chúng phải học cái gì. Tôi chẳng bao giờ kiểm tra bài tập về nhà của bọn trẻ cả, vì đó là trách nhiệm của chúng", bà mẹ nổi tiếng chia sẻ.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: