Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Làm công việc sáng tạo mà bỏ phí những bí quyết này thì đáng tiếc vô cùng

Thứ Hai, 25/11/2024 17:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hãy áp dụng những cách nuôi dưỡng sự sáng tạo này để bạn không bao giờ bí ý tưởng và luôn có cơ hội nổi bật trên thị trường mà ai cũng muốn tạo ra sự khác biệt này.


Content Creator đang là công việc mới nhưng đang ngày càng trở nên phổ biến nhất hiện này. Công việc đòi hỏi chúng ta không ngừng sáng tạo mỗi ngày.

Thế nhưng càng ngày chúng ta càng nhận ra sáng tạo là công việc khó khăn. Nghe điều này sẽ có nhiều người phản đối vì cho rằng nó trái ngược với quan niệm của những ai coi sáng tạo là tài năng bẩm sinh hoặc đặc điểm tính cách hơn là thói quen được rèn luyện kỹ lưỡng.

Có vẻ như những người sáng tạo luôn có ngọn lửa cháy bên trong họ, luôn dễ dàng bùng cháy mà không cần nhiều mồi lửa. Nhưng thực tế lúc này nhiều người trẻ đã sử dụng từ "burn out" để nói về cảm giác quá tải khi làm công việc sáng tạo này.

Điều này có nghĩa là sáng tạo đòi hỏi sự tự nhận thức, kỷ luật và hiệu chỉnh liên tục. Trong thời đại mà chúng ta được kỳ vọng là liên tục tiêu thụ và tạo ra sự sáng tạo, kiệt sức gây ra mối đe dọa nghiêm trọng và có thể khiến bạn cảm thấy cực kỳ mất ổn định khi nó xảy ra.
 
Kiệt sức có thể bắt đầu bằng sự cáu kỉnh, sau đó biểu hiện dưới dạng mệt mỏi, sương mù não, đau nửa đầu hoặc thậm chí là rối loạn tiêu hóa.

Vậy làm thế nào để chúng ta lấy lại sức sáng tạo? Sau đây là những cách nuôi dưỡng sự sáng tạo mà bạn có thể áp dụng.

Cach nuoi duong su sang tao
 
  

1. Sáng tạo ngay khi có cơ hội

 
Đôi khi, cảm hứng đến một cách kỳ diệu và không gì có thể phá vỡ dòng chảy sáng tạo đáng ghen tị đó. 

Nhưng hãy đối mặt với sự thật: những ngày đó không phải là chuẩn mực!
 
Chúng ta không thể luôn trông chờ cảm hứng sẽ đến tại bàn làm việc. Điều mà chúng ta có thể trông cậy là hiểu rõ bản thân mình đủ để giúp sức sáng tạo phát triển vào những ngày cần thêm động lực.
 
Mỗi người được truyền cảm hứng nhất khi hoàn toàn không bị ràng buộc, vì vậy hãy để dành cho mình khoảng thời gian không ràng buộc đó thường xuyên nhất có thể, cho dù "trốn" trong không gian nhỏ có wifi chập chờn hay chỉ tuyên bố với mọi người cần một ngày Chủ Nhật là ngày "làm ơn đừng tìm tôi, tôi đang viết".
 
Quan trọng là đảm bảo dòng chảy sáng tạo của mình lâu nhất có thể. Thậm chí bắt đầu ngồi xuống viết mà không cần đọc quá nhiều trước, giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội của mình dưới hai mươi phút mỗi ngày và thường để điện thoại ở một phòng khác.
 
Ngay cả khi những gì bản thân sáng tạo ra không thực sự xuất sắc vẫn kiên trì với nó lâu nhất có thể. Và nếu không, bạn cũng có thể thực sự nói rằng tôi đã cố gắng.
 

2. Không quá tập trung vào kết quả và thu nhập

 
Ngay cả khi chúng ta làm điều gì đó chỉ vì niềm vui thì việc mong muốn có thành công là điều tự nhiên. Có một vài lĩnh vực thiêng liêng trong sự sáng tạo, ta có thể để bản thân xem như là một cuộc chơi mà không ám ảnh về kết quả hoặc thu nhập.
 
Nhưng ngay cả những khi sản phẩm của mình bị từ chối, nhưng vẫn phải cố gắng tập trung vào những gì tiếp theo, vào cách mà câu trả lời "không" này có thể là một điều tốt. Hãy cố gắng chú ý đến những cánh cửa hé mở: đôi khi, câu trả lời "không" nghe giống như câu trả lời "sắp được rồi".
 
Đôi khi, một tác phẩm sẽ chỉ tồn tại trên máy tính hoặc trên một trang ngẫu nhiên trong sổ tay và điều đó cũng ổn. Trong những trường hợp đó, kết quả là ta đã tạo ra một thứ gì đó, ngay cả khi nó không đi đến đâu.
 
Áp lực không được thất bại sẽ nặng nề hơn khi bạn cần kiếm sống từ những gì mình tạo ra. Có vẻ như đó là một tình huống bất khả thi: Chúng ta được cho là phải làm những gì mình yêu thích trong cuộc sống, nhưng cũng không phải lo lắng về tiền bạc.

Do đó, bên cạnh những ngày "sáng tạo để kiếm tiền", bạn cũng cần nuôi dưỡng sự sáng tạo bằng cách chẳng vì mục đích gì cả, đơn giản là thỏa mãn sức tưởng tượng của mình mà thôi. 

Đôi khi, hãy thử hoàn toàn bỏ qua các số liệu và nói "bất cứ điều gì" vài lần một giờ. Điều đó không làm mất đi quá trình sáng tạo mà còn thậm chí còn nâng cao khả năng đó.
 

3. Không để nỗi sợ hãi lấn át

 
Hầu hết chúng ta sợ sáng tạo vì sợ mình làm video không xuất sắc như một chuyên gia, không viết đúng dấu chấm câu, hành văn chưa chuẩn như một nhà văn,... cuối cùng những nỗi sợ lấn át khiến chúng ta không dám bắt đầu mà cho dù dám làm thì sau vài lời chỉ trích sẽ bỏ cuộc.
 
Nỗi sợ này chưa bao giờ chấm dứt cho tới cả khi bạn thực sự nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ một sự kiện nào đó. Nó không bao giờ biến mất và thậm chí không bao giờ trở nên tốt hơn. Nhưng đừng vì thế mà ngừng công việc của mình. 

Ai cũng cần học hỏi và phát triển trong quá trình làm việc. Nỗi sợ nhắc nhở ta phải quan tâm đến những gì mình đang làm (và không chỉ vì cách tôi được nhìn nhận). Hãy nhắc nhở bản thân: Tôi muốn trải nghiệm nó và tôi muốn trải nghiệm nó một cách tốt đẹp.

Nhưng nỗi sợ thực sự đáng sợ và vì vậy hầu hết chúng ta sẽ bị tàn phá nếu để nó chiếm lấy mọi lúc. Để hệ thần kinh bị kẹt trong chế độ "chiến đấu hoặc bỏ chạy" liên tục sẽ không có lợi cho cảm hứng.
 
Đơn giản là hãy thừa nhận nỗi sợ, thậm chí nói chuyện với nó, và cố gắng tìm ra điều nó đang nói với về sự bất an và những lĩnh vực mà bản thân có thể muốn đầu tư để cải thiện. 
 
Hay thoa suc sang tao
 

4. Tuân thủ ranh giới của mình, ngay cả khi bị cám dỗ

 
Trong khoảng thời cần sự sáng tạo tập trung, ta thường phải nói rõ với mọi người và cần được sự tôn trọng để có thời gian riêng tư làm việc, không bị quấy rầy.

Điều này có nghĩa là ta đã phải từ chối những cuộc vui, sẵn sàng để mọi người vui vẻ mà không có tôi trong khi tôi nhốt mình vào trong một căn phòng. Tất nhiên, sẽ không có ít lần chúng ta rất muốn nới lỏng ranh giới của mình hoặc cắt ngắn quá trình sáng tạo tập trung, muốn được chung vui với mọi người.
 
Cũng rất khó chịu khi chìm đắm trong cảm giác tội lỗi vì từ chối mọi người, thế nhưng việc làm mờ ranh giới chỉ cho tôi (và những người khác) biết rằng quá trình sáng tạo của bạn không phải là điều gì quá quan trọng.
 
Ranh giới hiếm khi được nhận thức tốt. Chúng khiến chúng ta có vẻ ích kỷ và cứng nhắc. Chúng khiến người khác cảm thấy bị từ chối. Tuy nhiên, dù chúng ta có vẻ cứng nhắc đến đâu, ranh giới vẫn rất cần thiết để duy trì sự sáng tạo.

Hãy tự nhắc nhở mình rằng mỗi khi tôi nói không với một chuyến đi chơi hoặc tụ tập, là nói có với sự sáng tạo của mình và điều đó phải giống như một lựa chọn tốt trong một số thời điểm cần thiết.

5. Dọn dẹp sự lộn xộn và lịch trình của mình

 
Đôi khi sự lộn xộn và hỗn loạn trước mắt khiến tâm trí của chúng ta không đủ bình an để tập trung vào sáng tạo. Hãy thử dọn một khu vực nhỏ như ở bếp, tủ đầu giường hoặc bàn làm việc... như một nghi thức giúp làm ấm cơ thể và não bộ.
 
Chỉ cần mười phút dọn dẹp giúp tâm trí dễ dàng vào guồng công việc nếu không ta dễ bị phân tâm vì trong tâm trí cứ luẩn quẩn việc đống rác chưa dọn, đồ đạc đang xếp đống...

Việc này giúp chúng ta có thể tập trung khi có một môi trường sáng tạo gọn gàng cũng như một hệ thống để sắp xếp suy nghĩ, cho dù đang trong giai đoạn động não hay hoàn thiện ý tưởng.
 
Ngoài ra, bạn cũng phải để lại khoảng trống trong lịch trình để các ý tưởng có thể hình thành, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải thực hiện một điều chỉnh đơn giản như đi bộ để đi ăn trưa để có chút thời gian quan sát, có thêm ý tưởng chứ không phải chỉ sáng tạo khi ngồi vào bàn làm việc. 
 

6. Giữ trái tim tò mò và mang theo sổ tay

 
Những ý tưởng tuyệt vời nhất chỉ đến khi chúng ta đủ yên tĩnh để lắng nghe chúng. Điều đó nghĩa là ta học cách để trở thành người lắng nghe và quan sát những gì đang diễn ra xung quanh và bên trong bản thân mình để tâm trí có thể kết nối các điểm lại với nhau.
 
Cảm hứng thường "thì thầm" trong tâm trí chúng ta nên phải cố gắng đảm bảo rằng mình đã sẵn sàng để nắm bắt những thông điệp đó.

Mỗi lần như thế hãy đơn giản là ghi lại những ý tưởng vào một cuốn sổ luôn mang theo mình và tự làm mình ngạc nhiên khi thấy chúng một hoặc hai ngày sau, như thể người khác (với nét chữ kỳ quặc của tôi) đã ghi lại chúng.

Các ý tưởng trôi đi rất nhanh, chúng lóe lên rồi vụt tắt, nếu bạn không ghi lại, chúng có thể sẽ bị mất.
 
Tất nhiên, không phải ý tưởng nào cũng được sử dụng nhưng vẫn hãy luôn ghi lại chúng khi chúng xuất hiện. Học cách lắng nghe chúng với sự tò mò và xem chúng có thể dẫn ta đi đến đâu.

7. Luân phiên giữa các hình thức sáng tạo 

 
Nếu bạn là nhà sáng tạo nội dung bạn luôn nghĩ rằng chỉ sáng tạo khi thực hiện các video của mình thì bạn đang có xu hướng giới hạn bản thân quá mức.

Bạn hoàn toàn có thể thử chụp ảnh, nấu ăn, đọc sách, viết vài dòng trạng thái,... theo cách sáng tạo hơn. Luân phiên giữa các hình thức sáng tạo giúp tâm trí của bạn cởi mở hơn và bạn có cảm giác "sáng tạo trong từng hơi thở", đó không phải là công việc nữa mà là phong cách sống của mình.
 
Hoặc trong những ngày bản thân cảm thấy thụ động hơn, hãy thử nghe podcast hoặc tham dự hội thảo... Đôi khi, thoát khỏi tình trạng bế tắc sáng tạo lại dẫn bạn tới một cơ hội sáng tạo khác.
 
Bạn không bao giờ biết những hiểu biết sâu sắc hoặc ẩn dụ nào bạn sẽ mở khóa bằng cách để tâm trí bạn lang thang trong khi tay bạn bận rộn làm một việc khác.
 

8. Chú ý đến những gì cơ thể đang nói 

 
Không có gì quan trọng hơn sức khỏe và khi đó, thân, tâm trí của chúng ta mới đủ đảm bảo để có thể sáng tạo tốt (để chúng ta có thể cảm thấy khỏe mạnh). Ví dụ như một cơ thể đang đau ốm hoặc những ngày răng bị đau thì bạn sẽ chẳng thể có ý tưởng nào hay ho cả.
 
Sáng tạo là trạng thái của toàn bộ hệ thống trong cơ thể chứ không chỉ dừng lại ở trí óc. Khi chú ý đến những gì cơ thể đang nói với mình, ta có thể khám phá ra một số bí mật hữu ích về tư duy sáng tạo của mình.

Nói thì dễ hơn làm… nhưng việc lắng nghe cơ thể luôn là việc của vấn đề "tỉnh thức" mà chúng ta phải rèn giũa thường xuyên. Không chỉ để nhận ra tiếng còi báo động lớn của cơ thể mà còn cố gắng giảm âm lượng của những âm thanh nhiễu gây cản trở cho quá trình sáng tạo của mình.

9. Nói về sự sáng tạo bằng lòng biết ơn, ngay cả thất vọng

 
Thật thú vị và nhiều niềm háo hức khi bạn nuôi những mơ ước, thử những điều mới mẻ, tạo ra những thứ hay ho... cho đến khi mọi thứ không như mong đợi!

Việc can đảm và sáng tạo cũng gây thất vọng khi tầm nhìn của chúng ta không diễn ra như dự định. Kết quả này có thể thực sự làm chúng ta có cảm giác kiệt quệ năng lượng. Vì vậy, khi những nỗ lực sáng tạo của chúng ta không được đền đáp như mong đợi, việc sáng tạo sau đó càng trở nên kém thú vị hơn rất nhiều.
 
Hãy ngừng việc bắt nạt bản thân khi cảm thấy thất vọng với sự sáng tạo của mình. Ngay cả khi cảm thấy mình đang sáng tạo quá chậm hoặc không đủ tốt, vẫn khoan dung và nhớ lại những lần mình từng làm tốt để tự động viên bản thân. Thực ra càng đi sâu vào lĩnh vực của công việc sáng tạo chúng ta càng trở nên mong manh, nhạy cảm hơn.
 
Hãy luôn giữ cho mình danh sách biết ơn về những gì mình làm được vì điều  này có thể giúp bạn luôn tập trung lại suy nghĩ của mình. Hãy cố gắng nhắc nhở bản thân (thường xuyên) không nên quá coi trọng, xem sáng tạo là hành trình không ngừng nghỉ, để không đánh mất niềm vui đã đưa bạn đến đây ngay từ đầu.
 

10. Thường xuyên nghỉ sáng tạo - nhưng không quá lâu

 
Đôi khi, cách duy nhất để thúc đẩy sự sáng tạo là tạm dừng. Bên cạnh việc lên lịch cho thời gian sáng tạo, hãy thường lên lịch cho những ngày không áp lực, thậm chí không chạm vào máy tính của mình. 
 
Khi tạm thời rời xa một dự án có thể bạn dành thời gian để xem liệu bạn đang nhìn nhận nó theo một góc nhìn khác khi quay lại công việc hay không.
 
Có những việc bạn từng bỏ dở vì thấy khó nhưng khi quay lại để hoàn thành nó sẽ cảm thấy nó dễ dàng một cách kỳ lạ và mất ít thời gian hơn dự kiến.

Nếu đó là một dự án mà quyết định vẫn muốn theo đuổi, cố gắng không nghỉ quá lâu để cảm hứng không hoàn toàn biến mất.
 
Sáng tạo không phải là hằng số. Giống như mọi thứ khác trong tự nhiên, nó có mùa và thủy triều. Nhưng với cách nuôi dưỡng sự sáng tạo và kiên nhẫn liên tục, nó có thể cháy sáng và bền vững mà không làm chúng ta ngạt thở vì khói.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X