Thứ Sáu, 08/09/2023 17:14 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng ta đừng quên học hỏi theo những bí quyết gia tộc Rockefeller giàu có suốt 7 đời vì chúng thực sự là giá trị cốt lõi nên xây dựng ở bất cứ gia đình nào.
Rất nhiều tỷ phú vô cùng vất vả khi tự mình xây dựng cơ nghiệp nhưng tới đời con cháu của mình thì mọi thứ tiêu tan. Không ít gia tộc giàu có đã chấm dứt thời kỳ hưng thịnh khi con cháu tranh giành tài sản, tiêu dùng vô độ.
Thế nhưng gia tộc Rockefeller lại hoàn toàn khác, tỷ phú đầu tiên nước Mỹ - John Davison Rockefeller thành lập công ty Standard Oil, nền móng cho đế chế dầu mỏ vào cuối thế kỷ 19.
Điều đáng ngưỡng mộ là suốt 100 năm qua, gia tộc này vẫn duy trì được khối tài sản kếch xù suốt 7 đời với gần 200 người thừa kế, vẫn duy trì khối tài sản hơn 11 tỷ USD. Vậy đâu mới là bí quyết gia tộc Rockefeller giàu có suốt 7 đời như thế mà không có bất cứ lý do gì làm lung lay số tài sản mà họ sở hữu?
1. Tập trung vào dạy tư duy cho con cái
Không chỉ mải mê gây dựng sự nghiệp và đế chế cho mình, Rockefeller còn tập trung vào dạy tư duy cho con cái và những tư tưởng tốt đẹp này đến nay vẫn được duy trì trong từng cá nhân của gia tộc.
Tỷ phú lừng danh đã viết những lá thư gửi cho con trai nhằm mục đích truyền dạy tư tưởng làm giàu, sống có ích cho xã hội.
Ví dụ như khi ông nhấn mạnh rằng: "Bí quyết của thành công là làm tốt những điều bình thường", đã càng tiếp sức cho con cái nỗ lực trong từng việc nhỏ.
Chính những câu nói của ông có những ý nghĩa tích cực đối với sự nỗ lực của người trẻ, đặc biệt là những người trẻ ngày nay luôn cảm thấy hoang mang không biết bắt đầu từ đâu cho dù có đam mê và mục tiêu lớn lao.
Không những thế, với vai trò là người lãnh đạo, ông nhấn mạnh khả năng quản lý nhân sự. Rockefeller không khuyến khích việc áp đặt nhân viên, thay vào đó ông cho rằng cấp trên tài giỏi là người biết lèo lái và khen ngợi cấp dưới. Và người lãnh đạo nào có tình cảm chân thành sẽ nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới.
Rockefeller cũng có tư tưởng khá tương đồng với cổ nhân xưa đó là một người biết cách giả ngu mới thực sự thông minh. Giả ngu cũng chính là sự khôn ngoan, là nghệ thuật không cần chứng tỏ mà người khác vẫn nể phục mình.
Tỷ phú Rockefeller cũng khuyên các con cháu không kết giao với hai loại người. "Loại thứ nhất là những người hoàn toàn buông xuôi và bằng lòng với hiện tại; loại thứ hai là những người không thể gánh vác được trọng trách đến cùng". Những người này thụ động, bi quan, thậm chí còn phá hoại kế hoạch thành công của người khác.
Ông khuyến khích con cháu mình kết giao những người thành công có tham vọng.
Qua những lời giáo huấn thiết thực của mình, có thể thấy dù gia đình vốn giàu có, họ không chọn ngủ yên trên đống tài sản, mà tiếp tục truyền lại những tư tưởng tốt đẹp cũng như tinh thần phấn đấu cho thế hệ tương lai.
2. Thiết lập diễn đàn gia đình
Không phải ngẫu nhiên mà gia tộc này luôn đoàn kết, không có các vụ bê bối lùm xùm trên báo. Ngay từ đầu Rockefeller vẫn luôn tìm cách để gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau và thông suốt niềm tin, vai trò cho từng cá nhân và truyền lại các giá trị cốt lõi mà ông đã học được ở trên thương trường.
Họ có lịch gặp các thành viên trong gia đình 2 lần mỗi năm (một lần là dịp Giáng sinh vào cuối năm) với sự hiện diện của vợ chồng, con cái, dâu rể... trong nhà. Họ quây quần trong một căn phòng với hơn 100 người .
Ngoài ra, họ còn tạo ra một diễn đàn gia đình cứ đến 21 tuổi sẽ được tham gia để được tự do trao đổi. Trong những cuộc gặp gỡ như vậy, cách thành viên trong gia tộc Rockefeller bàn về hướng đi, các dự án, thành viên mới hoặc bất cứ tin tức gia đình nào có liên quan đến nghề nghiệp và các cột mốc quan trọng.
Điều quan trọng của việc này là để mọi người cảm thấy mình là một phần của đại gia đình, dù họ chỉ là dâu, là rể.
Họ cũng duy trì lịch sử gia đình để nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội của mình. Họ thường gặp nhau ở vườn tược của dòng họ để cùng nhắc về quá khứ, nhờ thế mà con cháu có thể trở lại nơi mà ông cố của mình sống hơn 100 năm trước và xem ông ấy đã từng sống ra sao, xem khác biệt như thế nào so với hiện tại.
7 bài học quý giá nhất của tỷ phú dầu mỏ Rockefeller nhớ lưu ngay lại để áp dụng cho bản thân và con cáiNhững bài học quý giá từ tỷ phú dầu mỏ Rockefeller áp dựng cho cuộc đời của mình và con cháu nhờ thế mà gia tộc họ vẫn duy trì được sự giàu có suốt hơn 100 năm
3. Luôn duy trì thói quen siêng năng và tiết kiệm
Ngay từ ngày còn thơ, Rockerfeller đã học bố mẹ mình cách sống tiết kiệm, làm việc chăm chỉ và giúp đỡ người khác. Nhờ thói quen tốt đó mà ông tích lũy được một khoản tiền để gây dựng sự nghiệp lừng lẫy sau này.
Dù khi đã là người vô cùng giàu có nhưng Rockerfeller vẫn duy trì lối sống đơn giản, ông thường mặc những bộ comple cũ cho đến khi chúng sờn rách thay vì trang phục đắt tiền. Món ăn yêu thích của ông cũng chỉ là bánh mỳ và sữa.
Trong việc giáo dục con cháu, siêng năng và tiết kiệm luôn là chủ đề cực kỳ quan trọng của gia đình. Ông cũng đòi hỏi con mình làm điều tương tự như những gì bố mẹ đã dạy cho mình.
Khi còn nhỏ, ông được cho 50 xu mỗi tuần để tiêu vặt, cha ông sẽ kiểm tra tài khoản hàng tuần để ghi lại chi tiêu cụ thể của từng khoản. Nếu sử dụng không đúng, tháng sau số tiền tiêu vặt sẽ bị giảm.
Thỏa thuận này sau đó cũng đã trở thành tiêu chuẩn tiền tiêu vặt cho mỗi thế hệ trong gia đình và mọi người phải tuân thủ, con cháu thực hiện từ khi còn nhỏ, có giám sát kiểm tra thường xuyên của bố mẹ.
Khi David Rockefeller 16 tuổi, ông đã hình thành thói quen ghi chép các khoản chi tiêu. Mỗi xu chi tiêu phải được ghi vào một cuốn sổ nhỏ. Thói quen này vẫn được duy trì ngay cả khi đã là một chủ ngân hàng nổi tiếng thế giới. Có thể nói, một trong những bí quyết gia tộc Rockefeller giàu có suốt 7 đời của họ là nhờ thói quen tiết kiệm, mỗi đồng tiền chi tiêu phải thực sự ý nghĩa.
4. Không có doanh nghiệp gia đình
Ngày nay có thể thấy, những mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản của các thế hệ con cháu của các gia tộc giàu có chủ yếu đến từ công ty gia đình.
Ví dụ như vấn đề chọn ai là người đứng đầu, điều hành như thế nào, ai hưởng lợi,... sẽ có thể gây ra nhiều bất đồng trong mối quan hệ giữa các người thân trong gia đình với nhau khi phân chia quyền lợi không đồng đều.
Trong khi đó, từ năm 1911, gia tộc Rockefeller không có doanh nghiệp gia đình. Công ty Standard Oil đã bị chính phủ chia thành các doanh nghiệp đại chúng và chịu sự giám sát của luật chống độc quyền mới ở thời điểm đó.
Nhờ thế mà công ty của ông được phân chia thành nhiều hãng đại chúng khác nhau. Khi tiền tài kết hợp cùng các quỹ tín thác, cổ phiếu và cổ phần tài chính, chúng dễ dàng được truyền lại qua nhiều thế hệ và ít phải đối mặt với mâu thuẫn tiền bạc.
Ông David Rockefeller từng chia sẻ với báo chí: "Tài sản gia tộc chúng tôi dĩ nhiên xuất phát từ Standard Oil. Song doanh nghiệp đó không giữ chúng tôi lại với nhau và thẳng thắn mà nói, nhiều gia đình chia rẽ vì doanh nghiệp. Tôi nghĩ rằng dòng họ mình may mắn khi không mâu thuẫn vì gia sản. Chúng tôi có doanh nghiệp truyền lại tài sản qua các thế hệ, truyền lại tài sản cho ngày càng nhiều người hơn nhưng vẫn có kết nối. Chúng tôi không có một doanh nghiệp cốt lõi nào".
5. Nhận thức rõ bổn phận với xã hội
Sự kết nối mạnh mẽ nhất của các thành viên gia tộc giàu có chính là những giá trị gia đình thống nhất, điều này đặc biệt được thể hiện qua hoạt động từ thiện.
Ông Rockefeller khuyến khích tạo ra của cải, đồng thời cũng tin người giàu chỉ là người được nhận của cải nhiều hơn với mục đích là để giúp được nhiều người hơn. Các quỹ của gia tộc bao gồm Rockefeller Foundation, Rockefeller Brothers Fund và David Rockefeller Fund với tổng giá trị tài trợ hơn 5 tỷ USD.
Các thành viên trong gia đình được khuyến khích tham gia vào các quỹ. Câu nói được khắc trên đá tại Trung tâm Rockefeller với nội dung: "Với mọi quyền lợi đều ngụ ý một trách nhiệm, mọi cơ hội đều ngụ ý một bổn phận, mọi tài sản đều ngụ ý một nhiệm vụ" đã phần nào phản ánh tư tưởng cho đi của cả gia tộc này.
Thực tế, John Davison Rockefeller làm từ thiện bằng những đồng tiền tiêu vặt đầu tiên của mình lúc 10 tuổi. Sau khi nhận được tiền tiêu vặt, việc đầu tiên là dành một phần trong đó cho nhà thờ hoặc một trường hợp cần giúp đỡ khác. Sau này khi đi làm ông cũng thường xuyên chia sẻ một phần lương của mình cho dù lúc đó chỉ có vài đồng ít ỏi.
Ngoài 50 tuổi, Rockerfeller quyết định nghỉ hưu và dành 40 năm cuối đời để làm từ thiện. Theo ước tính, ông đã quyên góp hơn 600 triệu USD trong suốt cuộc đời (tương đương hơn 250 tỷ USD nếu tính theo tỷ giá hiện tại) cho các lĩnh vực nghiên cứu y học và giáo dục.
Bằng cách làm cho việc cho đi trở thành "thương hiệu" của mình, gia đình Rockefeller đã duy trì được các giá trị cốt lõi của Rockefeller giúp gia tộc hùng mạnh suốt gần 100 năm qua.