- 1. 30 không đi ba đường là gì?
- 1.1 Điều thứ nhất: Không đi đường tắt
- 1.2 Điều thứ hai: Không đi đường không có mục tiêu
- 1.3 Điều thứ ba: Không đi theo con đường nóng vội
- 2. 40 không động đến ba thứ là gì?
- 2.1 Điều thứ nhất: Không động vào những thứ hám lợi
- 2.2 Điều thứ hai: Không chạm vào thứ làm tổn hại chính mình
- 2.3 Điều thứ ba: Không động tới mối quan hệ ngoài hôn nhân
Đây là quãng thời gian để mỗi người thực sự trưởng thành, gây dựng sự nghiệp, tích lũy tri thức để sẵn sàng cho tuổi trung niên. Thế nên hãy tận dụng quãng thời gian này một cách khôn ngoan nhất có thể, hãy cho phép bản thân không ngừng nỗ lực, cố gắng mỗi ngày.
1. 30 không đi ba đường là gì?
1.1 Điều thứ nhất: Không đi đường tắt
Giai đoạn này chúng ta luôn cảm thấy hoang mang vô cùng, nhất là khi nhìn thấy rất nhiều người trẻ thành công ngoài kia khiến ta lo lắng không biết là nên "đi đường tắt" cho nhanh giàu, nhanh thành công hay là cứ tiếp tục trải qua cảm giác mệt mỏi, căng thẳng với những bước tiến quá nhỏ trong sự nghiệp hiện tại.
Hiểu được nỗi băn khoăn này nên người xưa đã ngăn chặn nguy cơ chúng ta gây ra lỗi lầm lớn của cuộc đời bằng việc đưa ra lời khuyên, lời chỉ dẫn rằng: Không nên đi đường tắt ở độ tuổi 30 này.
Điều này có nghĩa là nếu có bắt tay khởi nghiệp hay bất cứ điều gì tương tự thì phải chọn con đường chính thống, tránh mưu mẹo, lọc lừa để thu lợi nhanh chóng về mình. Thay vào đó, hãy cố gắng tiến hành chậm rãi, đầy kiên nhẫn. Nếu vì thấy khó, thấy khổ quá mà chọn đường tắt thì phải trả giá rất lớn.
Thực tế là với kinh nghiệm sống của mình, cổ nhân biết rằng bao đời nay, thành công sẽ không đến dễ dàng, thậm chí có lúc bạn cần có những bước lùi, cần thời gian để nghiền ngẫm, để đánh giá lại tình hình biết khi nào nên tiến, nên lui.
1.2 Điều thứ hai: Không đi đường không có mục tiêu
Thế nên khi 30 tuổi nên có mục tiêu rõ ràng nếu không việc này như việc bạn nhảy lên chiếc taxi bảo tài xế cứ đi mà không biết điểm đến là đâu. Hãy hình dung đâu là điểm đến mong muốn của bạn trước khi bắt tay hành động. Vì như thế bạn biết rằng mình sẽ phải dừng ở điểm nào, chỗ nào có ngã tư, chỗ nào có đèn đỏ để không phóng nhanh vượt ẩu.
Hành trình cuộc sống của chúng ta cũng vậy, sẽ có lúc thăng, lúc trầm, khi mọi thứ đi chệch hướng thì lại có mục tiêu sẵn có để chúng ta tìm cách điều chỉnh lại. Những thử thách xuất hiện là điều không thể tránh khỏi, lúc này cần ta vững tin vào bản thân rằng cứ nỗ lực hết mình, kiên trì theo đuổi đến cùng thì bạn cũng sẽ tới được đích mà thôi.
1.3 Điều thứ ba: Không đi theo con đường nóng vội
Việc chớp cơ hội đúng là cần thiết nhưng điều cần đặt lên trên hết đó chính là nguyên tắc an toàn. Vì một khi đã xảy ra tai nạn thì rất khó xử lý, thậm chí nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân.
- Thưa thầy! Con muốn hỏi là làm sao để có thể cai quản tốt một địa phương?”
- Con đừng mong chuyện xảy ra nhanh chóng, chớ nhìn cái lợi nhỏ. Muốn mau chóng thì không đạt, nhìn lợi nhỏ thì việc lớn không thành.
Mỗi độ tuổi khác nhau chúng ta nên làm những việc phù hợp với lứa tuổi đó, đừng để sau này phải tiếc nuối.
2. 40 không động đến ba thứ là gì?
Độ tuổi này, con người ta cũng đã từng trải qua rất nhiều sự việc trong cuộc sống, và đã nhìn thấy quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một sự việc. Nếu không rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân thì có lẽ chúng ta chưa thực sự trưởng thành.
2.1 Điều thứ nhất: Không động vào những thứ hám lợi
Hơn nữa, sau hành trình vừa qua, ta đã đi qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, để hiểu rằng tranh giành hơn thua cũng vô nghĩa. Đặc biệt chứng kiến cách Nhân - Quả vận hành khiến ta càng phải thức tỉnh bản thân mình phải làm việc thiện nhiều hơn. Mỗi ngày tập trung làm những việc thiện, theo quá trình gieo hạt đó mà ươm trồng những bông hoa đẹp nhất cho nhân loại.
Va chạm cuộc sống giúp ta nhận ra rằng xung quanh mình còn rất nhiều hoàn cảnh éo le. Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình. Thế nên, hãy đưa tay ra cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận thấy những ánh mặt trời của lòng tốt.
Lúc này vẫn còn hám lợi thì dễ khiến ta có xu hướng làm việc ác mà xưa nay ác giả ác báo là điều tất nhiên, không thể tránh được.
Do đó khi làm những việc làm tổn hại đến người khác và có lợi cho bản thân thì ắt hẳn bạn sẽ phải trả giá. Khi đã ở tuổi trung niên, nhìn lại những việc sai trái mình đã làm thì hối hận cũng đã muộn.
2.2 Điều thứ hai: Không chạm vào thứ làm tổn hại chính mình
Thay vì tìm cách hướng ra bên ngoài, tìm vui trong những thứ vô nghĩa ngoài kia thì nên dành thời gian để dưỡng tâm và thân. Thực tế lúc này nhìn bề ngoài có thể trông khỏe mạnh, nhưng các chức năng của cơ thể đã bắt đầu yếu dần đi cho đến khi "bùng nổ" bệnh tật sau 50. Thế nên giai đoạn này dưỡng thân, tâm đúng cách có thể giảm nhẹ các nguy cơ bệnh tật và sống thọ.
Qua ngưỡng tuổi này mà vẫn còn đắm mình trong những cuộc vui hưởng lạc thì càng vô trách nhiệm với bản thân và chính gia đình của mình. Vì nếu bản thân bạn sa sút thì không phải chính bạn mà ngay cả những người thân xung quanh bạn phải chịu khổ.
Rèn luyện thân thể là cách tốt hơn chúng ta có thể được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này, như vậy trọng lượng cơ thể sẽ không tăng do lười biếng, khuôn mặt cũng bớt nhăn nheo và già nua vì lo nghĩ.
Thực tế, thời gian không phải là điều quan trọng nhất, mà là ở thân thể và tinh thần. Do đó, dù bạn là ai thì ở độ tuổi 40 cũng phải yêu thương bản thân đúng cách, giữ gìn sức khỏe, sống có ích.
2.3 Điều thứ ba: Không động tới mối quan hệ ngoài hôn nhân
Tầm tuổi này chúng ta thường có gia đình, sự nghiệp khá ổn định, mọi thứ đã và đang diễn ra theo lối mòn, có vẻ đã cũ kỹ, thân thuộc đến mức ta không tôn trọng nó. Đó cũng là khi chúng ta có xu hướng tìm thứ gì đó mới lạ, vui vẻ, thú vị hơn mà không nghĩ tới hậu quả nó có thể mang lại khủng khiếp đến mức nào.
Thực tế là sau khi hôn nhân tan vỡ, con cái chia đôi, công việc cũng trở nên lao đao,... cuộc đời ở độ tuổi này mà còn chông chênh càng khiến chúng ta khó vực dậy lại được.
Thế nên, hãy nghe lời khuyên của cổ nhân để nhắc nhở bản thân rằng khi bước sang tuổi 40 chúng ta phải đề cao cảnh giác, tránh xa các cám dỗ.