Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Kiêng chạm đến đất khi làm lễ động thổ

Thứ Tư, 03/12/2014 21:06 (GMT+07)

Tục truyền, lễ động thổ xuất hiện vào năm 113 trước CN. Vua Hán Vũ Đế (Trung Hoa) thấy triều đình làm lễ tế trời mà không tế đất, bèn bàn với quần thần làm lễ Hậu Thổ, tức là lễ tế thần đất, còn gọi là xã tế.

Để làm lễ động thổ người ta đào một cái ao ở giữa, có một nền đất tròn, trên nền có năm bệ, trên mỗi bệ đều có cỗ Tam Sinh (ba con vật bò, dê, lợn) các chủ tế vận lễ phục màu vàng. Đến năm 32 trước CN, Hán Thành Đế bãi bỏ lễ này, về sau lễ này lại được phục hồi.

Khi được du nhập vào nước ta, lễ động thổ, hay tế xã thuộc phạm vi triều đình phong kiến được nhập vào với lễ tế trời và được gọi là lễ tế xã tắc (lễ tế trời đất hay lễ tế giao hoặc nam giao).

Lễ động thổ không nhất định làm vào ngày nào, nhưng thường là sau ba ngày Tết Nguyên đán. Người xưa quan niệm, nếu chưa làm lễ động thổ, chủ đất không được cuốc xới đất vườn, đất ruộng, thậm chí trong ngày Tết có người chết cũng phải đợi đến lúc sau khi động thổ mới được chôn cất. Sở dĩ có điều kiêng kỵ này vì có quan niệm thần đất là vị thần cai quản đất đai. Nếu chưa xin phép mà đã chạm tới đất sẽ bị mang họa.

Khi làm lễ động thổ, chủ tế trong lễ phục cầm cuốc bổ mấy nhát xuống đất, rồi lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với thổ thần xin cho được động thổ, sau đó mới làm những việc khác.

(Sưu tầm)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X