Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Các thủ tục trong lễ cất nóc

Thứ Tư, 03/12/2014 21:06 (GMT+07)

Nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc thì không thành nhà. Nên nóc đối với nhà có vai trò như người cha đối với gia đình. Chẳng vậy mà các cụ lại có ca dao ví von:

"Con có cha như nhà có nóc
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi".

Nóc nhà quan trọng như vậy nên người xưa mới sinh tục xây nhà phải có lễ cất nóc, hay còn gọi là lễ Thượng lương.

Trước khi làm lễ cất nóc, chủ nhà phải xem ngày, kén giờ kỹ lưỡng để sau này người ở trong ngôi nhà đó được bình an, may mắn và tránh được những điều xui xẻo.

Khi tường nhà được xây hoàn chỉnh, lễ cất nóc sẽ được tiến hành theo ngày giờ gia chủ đã định. Lúc này, người ta sẽ tiến hành bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh sườn nhà. Một miếng vải đỏ có đề ngày tháng cử lễ và dòng chữ Khương Thái Công Tại Thử (nghĩa là: Ông Khang Thái Công ở đây) sẽ được treo vào chiếc đòn chính này nhằm mục đích trừ khử tà ma. Hoặc có thể thay miếng vải này bằng cách dán một miếng bùa bát quái hoặc treo vào đó một quyển lịch Tàu.

Tiếp theo chủ nhà sẽ sửa lễ mời thầy pháp tới cúng đồng thời cũng làm lễ cáo gia tiên. Lễ xong có đốt pháo. Tiếng pháo vang giòn biểu thị sự vui nhộn đồng thời cũng giúp xua đuổi tà ma. Dịp này, gia chủ thường mời bà con lối xóm, họ hàng tới ăn uống.

Lễ cất nóc thường chỉ được người xưa áp dụng với gian nhà chính, còn các gian phụ ít khi làm lễ này.

Ngày nay, kiến trúc xây dựng thường là mái bằng chứ không như kiến trúc nóc nhà thời xưa nữa. Nhưng lễ cất nóc vẫn được tiến hành, người ta hay gọi là lễ đổ mái.

(Sưu tầm)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X