Sử dụng Lịch vạn niên sao cho đúng? Có thể tin tưởng vào tài liệu nào?

Thứ Ba, 04/02/2020 17:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Trong thị trường lịch có nhiều thông tin nhiễu động như hiện nay, việc sử dụng Lịch vạn niên sao cho đúng là câu hỏi được không ít độc giả quan tâm.
 
Hàng năm, các cuốn lịch Vạn sự, Vạn niên được in bán hết sức tràn lan, tùy tiện, dùng vào việc chọn ngày của nhân dân theo quan niệm tâm linh không có gì chuẩn mực. 
 
Những cuốn lịch có tác giả, có nhà xuất bản cụ thể cũng đa phần làm theo ý của tác giả chứ không dựa trên nguyên tắc, tài liệu học thuật kinh điển. Do đó, việc sai lệch, nhầm lẫn thông tin trong các cuốn lịch diễn ra thường xuyên.
 
Vậy sử dụng Lịch vạn niên có thể tin tưởng vào cơ sở tài liệu nào? Sử dụng sao cho đúng? Hãy cùng Lịch Ngày Tốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
 

1. Những sai sót thường gặp trong nhiều cuốn Lịch vạn niên xuất bản trôi nổi trên thị trường

 

1.1. Sai so với thuyết địa lý cổ

 
Thuyết địa lý cổ chia xích đạo làm 24 cung, trong 24 cung đó cứ hai cung đi liền nhau thì có một cung mang tên con giáp ứng với tháng từ đầu năm đến cuối năm là: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu. 
 
Theo quy luật, tháng Giêng đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Dần, thì các ngày Dần của tháng Giêng ứng với trực Kiến.
 
Tháng 2 đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Mão, thì các ngày Mão của tháng 2 ứng với trực Trừ.
 
Tháng 3 đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Thìn, thì các ngày Thìn của tháng 3 ứng với trực Mãn... 
 
Vận hành theo quy luật ấy cho kết quả là: 
  • Ngày Tỵ của tháng 4 ứng với trực Bình, ngày Ngọ của tháng 5 ứng với trực Định 
  • Ngày Mùi của tháng 6 ứng với trực Chấp 
  • Ngày Thân của tháng 7 ứng với trực Phá 
  • Ngày Dậu của tháng 8 ứng với trực Nguy 
  • Ngày Tuất của tháng 9 ứng với trực Thành 
  • Ngày Hợi của tháng 10 ứng với trực Thu 
  • Ngày Tý của tháng 11 ứng với trực Khai 
  • Ngày Sửu của tháng 12 ứng với trực Bế
Vậy mà có những cuốn sách lại, cuốn lịch lại ghi có 12 ngôi sao Trực (dựa trên trường phái “Của Thập nhị kiến khách” - một trường phái trạch cát cổ đại Trung Quốc) là: Sao Kiến, sao Trừ, sao Mãn, sao Bình, sao Định, sao Chấp, sao Phá, sao Nguy, sao Thành, sao Thu, sao Khai, sao Bế. 
 
Trên cơ sở đó, họ xem ngày tốt xấu theo ý nghĩa của tên các sao ấy, như sao Mãn là đầy tràn, sao Chấp là dính mắc vào, sao Nguy là nguy hiểm...
 

1.2. Nhầm ngày tháng này sang tháng khác

 
Có nhiều cuốn sách, cuốn lịch đẩy ngày của tháng này sang tháng khác, khiến cho việc sử dụng rất rối ren. 
 
Ví dụ: Đẩy 8 ngày của tháng 4 sang tháng 5 năm Giáp Ngọ (2014). Đẩy 10 ngày của tháng 5 sang tháng 6 Giáp Ngọ. Đẩy 14 ngày của tháng 7 sang tháng 8 Giáp Ngọ... 
 
Do đẩy ngày tháng nọ sang tháng kia, người chọn ngày bị nhầm, định việc không đạt được phong thủy như ý, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, lại gây tâm lý bất an.
 
Cổ nhân làm lịch âm tức (lịch tính theo chu kì mặt trăng) luôn tuân theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
 
- Một Hoa Giáp chu kỳ là 60 năm, khởi đầu là năm Giáp Tý luân chuyển can chi đến năm Quý Hợi, rồi lặp lại mọi chi tiết năm tháng ngày giờ.
 
- Một năm tính theo chu kỳ trăng mọc 12 tháng Can Chi, hàng can luân chuyển, hàng chi cố định. Tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn, tháng 4 là Tỵ, tháng 5 là Ngọ, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Dậu, tháng 9 là Tuất, tháng 10 là Hợi, tháng 11 là Tý, tháng 12 là Sửu.
 
- Một tháng vận hành theo chu kỳ 12 ngày từ Tý đến Hợi, ngày nào là hoàng đạo, ngày nào là hắc đạo, có bao nhiêu sao tốt về việc gì, bao nhiêu sao xấu về việc gì. 
 
Tương ứng với các chi ấy, đi với can nào thì thêm sao sao tốt sao xấu ứng với can đó. 
 
Cứ trăng bắt đầu mọc là Mùng Một của tháng, gọi là Sóc, ngày 15 gọi là Vọng (rằm), ngày hết tháng gọi là Nguyệt tận.
 

1.3. Thay đổi trật tự ngày tháng, sao tốt, sao xấu khiến việc sử dụng phức tạp

 
Nhiều cuốn âm dương lịch thay đổi trật tự ngày tháng nên đã đẩy việc sử dụng đến chỗ rất phức tạp. 
 
Ví dụ: Ngày Kỷ Tỵ mùng 2 tháng 8 Giáp Ngọ, có sách ghi: 
 
Trực Thu, Hành Mộc
 
 Sao tốt có: Địa tài, Ngũ phú, U vi tinh, Yến yên, Lục hợp, Kim đường.
 
Sao xấu có: Tiểu hồng sa, Kiếp sát, Địa phá, Thần cách, Hà khôi, Lôi công, Thổ cấm, Ly sào, Xích khẩu.
 
Nhưng theo Ngọc hạp Thông thư, ngày Kỷ Tỵ mùng 2 tháng 8 Giáp Ngọ ghi: 
 
Trực Thành
 
Sao tốt có: Thiên hỷ, Nguyệt tài, Phổ hộ, Tam hợp 
 
Sao xấu có: Ngũ quỷ, Cô thần, Thổ cấm, Chu tước.
 
 Như vậy, theo các cuốn sách đó thì ngày Kỷ Tỵ 2 tháng 8 Giáp Ngọ là ngày Kim đường hoàng đạo và nhiều sao tốt. 
 
Còn theo Ngọc hạp Thông thư, ngày này là ngày Chu tước hắc đạo không thể dùng vào việc quan trọng được (nếu là chọn ngày, còn công việc làm ăn bình thường, không có vấn đề gì xấu).
 
 Có thể bạn quan tâm: Ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là gì?
 

1.4. Những sự không đồng nhất như thế khiến người sử dụng hoang mang, phiền phức

 
Những kiến thức làm lịch không phải bản thân con người có thể tự rút ra một sớm một chiều mà vẫn phải học từ kinh điển.
 
Việc tự tung tự tác, làm lịch dựa trên quan điểm cá nhân với nhiều quan điểm trái chiều sẽ gây ra phức tạp phiền hà cho xã hội.
 

2. Sử dụng Lịch vạn niên sao cho đúng?

 
 
Theo các nghiên cứu lịch sử, cuốn Ngọc Hạp Thông Thư của Triều Nguyễn là lịch chuẩn, vì lịch này do Bộ lễ làm ra để vua ban cho dân chúng sử dụng, đã sàng lọc kỹ càng, xếp thành quy luật Vạn Niên, đời sau cứ thế mà dùng. 
 
Những người làm lịch đương thời chỉ cần trích ngang từ Lịch Vạn niên đã có đủ cơ sở để làm bộ lịch mới đảm bảo nội dung và chất lượng hàng năm.
 

2.1. Ngọc Hạp Thông Thư là gì?

 
“Ngọc Hạp” có nghĩa là cái hộp, cái tráp bằng ngọc quý giá, thường được sử dụng để chứa đựng cất giữ những vật có giá trị.
 
 “Thông Thư” nghĩa là cuốn sách khi đọc, học tập có thể làm cho trí tuệ thông thái, sáng suốt. 
 
Như vậy, Ngọc Hạp Thông Thư hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ nhất chính là cuốn sách giúp cho tư tưởng, trí tuệ con người được thông tuệ, sáng suốt, mẫn tiệp và được cất trong một chiếc hộp ngọc quý, với ý nghĩa giá trị của nó rất cao.
 
Ngọc Hạp Thông Thư hứa chân quân là một cuốn sách về các phương pháp chọn ngày phù hợp với tuổi của từng người và công việc phù hợp với các ngày đó.
 

2. Nội dung cơ bản của Ngọc Hạp Thông Thư

 
Cuốn sách Ngọc Hạp Thông Thư được chia thành hệ thống chương mục rõ ràng, mạch lạc, gồm 11 chương:
 
- Phần thứ nhất: Luận giải chi tiết về Lục thập hoa giáp và ngũ hành nạp âm của hoa giáp
 
- Phần thứ hai: Cách tính tuổi Kim lâu, Hoang ốc (phục vụ cho việc khởi sự làm nhà)
 
- Phần thứ ba: Cách tính trùng tang (Áp dụng đối với người đã khuất và tang quyến)
 
- Phần thứ tư: Phương pháp chọn ngày theo Lục diệu. Có các trạng thái Đại an, Lưu niên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát, Không vong.
 
- Phần thứ năm: Phương pháp chọn ngày theo cát hung của nhị thập bát tú. 
 
- Phần thứ sáu: Phương pháp chọn theo Dương công (có những ngày kiêng kỵ đối với nhiều công việc. Dương công ở đây chính là Dương Quân Tùng, tổ sư phái phong thủy Loan đầu. Những ngày Dương công kỵ kiêng nhiều việc, đặc biệt là vấn đề xây dựng).
 
- Phần thứ bảy: Chọn các ngày Hoàng đạo và Hắc đạo
 
- Phần thứ tám: Bàn về vòng Trường sinh
 
- Phần thứ chín: Bàn về hệ thống cát tinh nhật thần và thần sát theo ngày
 
- Phần thứ mười: Những ngày xung với các tuổi
 
- Phần thứ mười một: Chọn hướng xuất hành
 
Với nội dung đầy đủ, chi tiết, được biên soạn cẩn thận, dựa trên cơ sở tính toán chính xác, Cuốn Ngọc Hạp Thông Thư được coi là cuốn sách hữu ích giúp cho việc chọn ngày được thực hiện chi tiết, kỹ càng, tỉ mỉ. 
 
Hiện nay, có nhiều tư liệu về sách Ngọc Hạp Thông Thư nhiều dạng tài liệu như Ngọc Hạp Thông Thư PDF, sách vở…rất thuận tiện cho quý độc giả tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu.
 
 
Tin bài cùng chuyên mục: