(Lichngaytot.com) Khái niệm can chi ngũ hành khá phổ biến và quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu quy luật kết hợp can chi để tạo ra Lục thập hoa giáp. Nội dung bài viết dưới đây sẽ lý giải chi tiết về vấn đề này.
1. Khái niệm can chi ngũ hành
Can chi bao gồm Thiên can và Địa chi bao gồm 60 khí trường không gian hình thành khi Trái đất quay xung quanh Mặt trời, địa cầu đối xứng với vũ trụ. Trong đó: người ta lấy Giáp Ất để ghi nhớ ngày (gọi là Can) và lấy Tý Sửu đển ghi tháng (gọi là Chi).
Hệ can chi dùng để gọi tên ngày, tháng năm và cứ 60 sẽ lặp lại 1 lần được gọi là một Hội.
Hệ số quan trọng nhất trong lịch pháp phương Đông là hệ số 10 (thập can), hệ số 12 thập nhị chi, hệ số 60 tức lục thập hoa giáp, 6 chu kỳ hàng chi kết hợp với 10 chu kỳ hàng can 6x10=60 (lục giáp). Trong đó có cách tính tuổi xung theo Lục thập hoa giáp riêng biệt.
Can chi ngũ hành: thể hiện mối quan hệ giữa can chi và ngũ hành tức là sự thay đổi nhiệt độ của 12 không gian của địa cầu (Địa chi) dưới 5 loại nhân tố của vũ trụ là ngũ hành (Ngũ hành).
Tại thời điểm mỗi người sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó.
Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không đều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch cuộc đời dễ gặp tai họa.
Can chi đại diện cho các hành
Can chi đại diện cho màu sắc
Can chi và ngũ hành đại diện cho các phương
Can chi đại diện cho nghề nghiệp
Tại thời điểm mỗi người sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó.
Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không đều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch cuộc đời dễ gặp tai họa.
Can chi đại diện cho các hành
Giáp, Ất, Dần, Mão đại diện cho hành Mộc.
Bính, Đinh, Tị, Ngọ đại diện cho hành Hỏa.
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đại diện cho hành Thổ.
Canh, Tân, Thân, Dậu đại diện cho hành Kim.
Nhâm, Quý, Hợi, Tý đại diện cho hành Thủy.
Can chi đại diện cho màu sắc
Giáp, Ất, Dần và Mão là Mộc đại diện cho màu xanh.
Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho màu đỏ.
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho màu vàng.
Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho màu trắng.
Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho màu đen.
Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người
Giáp, Ất, Dần, Mão (Mộc) đại diện cho các bộ phận gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay,...
Bính, Đinh, Tị, Ngọ (Hỏa) đại diện cho các bộ phận tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt,...
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) đại diện cho dạ dày, lá lách, ruột già, gan, bụng, ngực, tỳ vị, sườn,...
Canh, Tân, Thân, Dậu (Kim) đại diện cho phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản,...
Nhâm, Quý, Hợi, Tý (Thủy) đại diện cho thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa,…
Can chi và ngũ hành đại diện cho các phương
Giáp, Ất, Dần và Mão là Mộc đại diện cho phương Đông.
Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho phương Nam.
Mậu và Kỷ đại diện cho trung tâm.
Thìn đại diện cho phương Đông Nam.
Tuất đại diện cho phương Tây Bắc.
Sửu đại diện cho phương Đông Bắc.
Mùi đại diện cho phương Tây Nam.
Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho phương Tây.
Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho phương Bắc.
Can chi đại diện cho nghề nghiệp
Giáp, Ất, Dần và Mão là Mộc đại diện cho các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, làm vườn, trồng cây cảnh, phục trang, dệt, đóng thuyền,…
Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho các nghề thuốc súng, nhiệt năng, quang học, đèn chiếu sáng, xăng dầu, cao su (xăm lốp, dây đai, nhựa cây), các sản phẩm đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường,…..
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho các nghề chăn nuôi, nông nghiệp, khai khẩn đồi núi, giao dịch về đất đai, buôn bán địa ốc, phân bón, thức ăn gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng,…..
Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho các nghề vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông,…
Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho các nghề nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa phẩm mỹ dụng, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán,….
2. Thuyết âm dương ngũ hành
- Học thuyết âm dương ngũ hành là gì? Âm dương là 2 mặt đối lập mâu thuẫn thống nhất chuyễn hóa lẫn nhau dựa vào nhau mà tồn tại triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm trong âm có mầm mống của dương. Âm dương có cả trong thế giới hữu hình và vô hình.
- Ngũ hành: Có 5 hành: Hỏa (lửa); Thổ (đất); Kim (kim loại); Thủy (nước); Mộc (cây cỏ)
+ Ngũ hành tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.
+ Ngũ hành tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
2. Thiên can địa chi là gì?
2. 1. Mười thiên can tương ứng âm dương ngũ hành: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là:
Giáp – Dương – Mộc
Ất – Âm – Mộc
Bính – Dương – Hỏa
Đinh – Âm – Hỏa
Mậu – Dương – Thổ
Kỷ – Âm – Thổ
Canh – Dương – Kim
Tân – Âm – Kim
Nhâm – Dương – Thủy
Quý – Âm – Thủy
Xét mối quan hệ giữa các Can biết được Thiên Can hợp khắc (Hợp: Tốt, Khắc: Xấu) :
GIÁP hợp KỶ, khắc CANH
ẤT hợp CANH, khắc TÂN
BÍNH hợp TÂN, khắc NHÂM
ĐINH hợp NHÂM, khắc QUÝ
MẬU hợp QUÝ, khắc GIÁP
KỶ hợp GIÁP, khắc ẤT
CANH hợp ẤT, khắc BÍNH
TÂN hợp BÍNH, khắc ĐINH
NHÂM hợp ĐINH, khắc MẬU
2. 2. Mười hai địa chi tương ứng âm dương ngũ hành: Thứ tự từ 1 đến 12 là:
Tý – Dương – Thủy
Sửu – Âm – Thổ
Dần – Dương – Mộc
Mão – Âm – Mộc
Thìn– Dương – Thổ
Tị – Âm – Hỏa
Ngọ – Dương – Hỏa
Mùi – Âm – Thổ
Thân – Dương – Kim
Dậu – Âm – Kim
Tuất – Dương – Thổ
Hợi – Âm – Thủy
Xét về mối quan hệ của 12 Địa Chi, xảy ra các trường hợp sau:
- Quan hệ Tam Hợp (Tốt): Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Tị - Sửu - Dậu, Hợi - Mão - Mùi
- Quan hệ Lục Hợp (Nhị hợp - Tốt): Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi.
- Quan hệ Tứ hành xung (Xấu): Tý - Ngọ - Mão - Dậu, Dần - Thân - Tị - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi.
Trong đó có các cặp Tương xung (còn gọi là Lục Xung, rất xung, Xấu): Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.
- Quan hệ Tương Hại (Xấu): Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tị, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.
- Quan hệ Tương Phá (Xấu): Tý - Dậu, Mão - Ngọ, Sửu - Thìn, Thân - Tị, Mùi - Tuất.
- Quan hệ Tương hình (Xấu): Dần, Tị, Thân - Hình hại vô ơn; Sửu, Mùi, Tuất - Hình hại đặc quyền; Tý, Mão - Hình hại vô lễ.
- Quan hệ Tự hình (Xấu): Thìn - Thìn, Dậu - Dậu, Ngọ - Ngọ, Hợi - Hợi
Xét về mối quan hệ của 12 Địa Chi, xảy ra các trường hợp sau:
- Quan hệ Tam Hợp (Tốt): Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Tị - Sửu - Dậu, Hợi - Mão - Mùi
- Quan hệ Lục Hợp (Nhị hợp - Tốt): Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi.
- Quan hệ Tứ hành xung (Xấu): Tý - Ngọ - Mão - Dậu, Dần - Thân - Tị - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi.
Trong đó có các cặp Tương xung (còn gọi là Lục Xung, rất xung, Xấu): Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.
- Quan hệ Tương Hại (Xấu): Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tị, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.
- Quan hệ Tương Phá (Xấu): Tý - Dậu, Mão - Ngọ, Sửu - Thìn, Thân - Tị, Mùi - Tuất.
- Quan hệ Tương hình (Xấu): Dần, Tị, Thân - Hình hại vô ơn; Sửu, Mùi, Tuất - Hình hại đặc quyền; Tý, Mão - Hình hại vô lễ.
- Quan hệ Tự hình (Xấu): Thìn - Thìn, Dậu - Dậu, Ngọ - Ngọ, Hợi - Hợi
2.3 Quy tắc kết hợp can chi
Chỉ có can dương và chi dương kết hợp được với nhau.
5 can dương x 6 chi dương = 30 cặp can chi, cụ thể:
Chi/Can | Giáp | Bính | Mậu | Canh | Nhâm |
Tý | Giáp Tý | Bính Tý | Mậu Tý | Canh Tý | Nhâm Tý |
Dần | Giáp Dần | Bính Dần | Mậu Dần | Canh Dần | Nhâm Dần |
Thìn | Giáp Thìn | Bính Thìn | Mậu Thìn | Canh Thìn | Nhâm Thìn |
Ngọ | Giáp Ngọ | Bính Ngọ | Mậu Ngọ | Canh Ngọ | Nhâm Ngọ |
Thân | Giáp Thân | Bính Thân | Mậu Thân | Canh Thân | Nhâm Thân |
Tuất | Giáp Tuất | Bính Tuất | Mậu Tuất | Canh Tuất | Nhâm Tuất |
Chỉ có can âm và chi âm kết hợp được với nhau.
5 can âm x 6 chi âm = 30 cặp can chi, cụ thể:
Chi/Can | Ất | Đinh | Kỷ | Tân | Quý |
Sửu | Ất Sửu | Đinh Sửu | Kỷ Sửu | Tân Sửu | Quý Sửu |
Mão | Ất Mão | Đinh Mão | Kỷ Mão | Tân Mão | Quý Mão |
Tị | Ất Tị | Đinh Tị | Kỷ Tị | Tân Tị | Quý Tị |
Mùi | Ất Mùi | Đinh Mùi | Kỷ Mùi | Tân Mùi | Quý Mùi |
Dậu | Ất Dậu | Đinh Dậu | Kỷ Dậu | Tân Dậu | Quý Dậu |
Hợi | Ất Hợi | Đinh Hợi | Kỷ Hợi | Tân Hợi | Quý Hợi |
Vậy, có tất cả 60 cách kết hợp can chi, gọi là Lục thập hoa giáp hay Lục thập Giáp Tý (chữ khởi đầu của thiên can và địa chi khi kết hợp với nhau).
Cụ thể:
Kết luận: Qua bảng liệt kê 60 hoa giáp trên có thể thấy rằng, mỗi tuổi (địa chi) chỉ có 5 mệnh nạp âm. Ví dụ: Tuổi Tý chỉ có các mệnh nạp âm là: Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý và Nhâm Tý.
Trên đây chỉ là cách lý giải sơ bộ về sự kết hợp giữa Thiên can và Địa chi để tạo ra 60 hoa giáp. Để biết vận mệnh cuộc đời của từng tuổi theo nạp âm, đừng bỏ lỡ TỬ VI TRỌN ĐỜI được cập nhật đầy đủ và chi tiết trên .
Trên đây chỉ là cách lý giải sơ bộ về sự kết hợp giữa Thiên can và Địa chi để tạo ra 60 hoa giáp. Để biết vận mệnh cuộc đời của từng tuổi theo nạp âm, đừng bỏ lỡ TỬ VI TRỌN ĐỜI được cập nhật đầy đủ và chi tiết trên .