1. Thế trí biện thông là gì?
Thế trí biện thông được hiểu là trí thông minh của một người bình thường - người sống ở cõi người, họ thông minh, sắc sảo trong cách biện luận của mình về những gì họ biết trong thế gian. Thế nhưng đó cũng là chướng ngại khiến họ không chịu khó học hỏi, lắng nghe để phân biệt đâu là điều đúng, điều sai.
Như vậy thì hầu hết trí tuệ của con người đều có thể là thế gian trí, dù cách nói với lối tư duy có vẻ logic, chặt chẽ, đúng đắn nhưng thực tế cũng chưa hẳn như những gì họ kết luận. Những phân tích, biện luận này vẫn thường dựa vào ý kiến cá nhân, hiểu biết có phần giới hạn trong trải nghiệm của họ - đó là những thông tin không thực sự khách quan.
Để dễ hiểu hơn ta có thể hình dung việc này giống: Thầy bói xem voi. Nghĩa là những thầy bói mù vì không biết con voi là gì nên ai ôm đúng chỗ nào, mò trúng chổ nào thì nghĩ con voi là cái đó. Người ôm cái vòi nghĩ con voi "sun sun như con đỉa", người sờ trúng cái ngà lại cho rằng con voi "dài dài cứng cứng như cái đòn càn", người sờ trúng tai nghĩ rằng nó "bè bè như là cái quạt thóc"..., có vẻ như ai cũng đúng với lý lẽ, cảm nhận của riêng mình.
Vì thế, hầu hết chúng ta vẫn còn dính mắc với Ngã chấp và Pháp chấp thì cái trí phàm phu đó, không thể nào mà không rơi vào thế trí biện thông.
2. Thế trí biện thông cũng là một kiếp nạn
Một ví dụ điển hình của một kẻ thông minh, tài trí nhưng lầm đường lạc lối mà chúng ta dễ thấy nhất đó là những tên tội phạm mưu trí, chúng dùng trí tuệ của mình để lựa gạt, mưu mẹo, làm hại người khác... Rõ ràng là chúng là những kẻ vô cùng thông minh nhưng lại sử dụng trí tuệ của mình cho những thứ tệ hại.
Hay như có người không tin lời Phật dạy, họ tin vào bản thân mình vì nghĩ rằng mình giỏi, đó cũng chính là chướng ngại mà họ tự tạo ra. Bên cạnh đó có những người ham học đạo Phật nhưng dùng lý lẽ, lời giải theo góc nhìn của mình để giải thích lời Phật dạy, điều này cũng có thể tạo nên những sai khác so với bản gốc. Thế nên đừng vội tự nhận rằng lý giải của mình là đúng còn của người khác là sai.
Lời Phật dạy về khiêm tốn giúp ta hiểu ra rằng chỉ khi nào con người biết khiêm tốn thì mới dễ thành công và nhận được phúc báo. Làm người phải biết khiêm tốn,
3. Đừng tự vỗ ngực cho rằng mình biết hết mọi thứ
Đó là còn chưa kể đến những việc không thuộc chuyên môn của mình thì họ còn thiếu sót đến mức nào, nói gì tới chúng ta những người trung bình, không quá xuất sắc hay nổi bật trong lĩnh vực nào đó thì thực sự là đang "bơi" trong biển kiến thức của nhân loại.
Nhiều người thông minh, xuất sắc, tài giỏi hơn mọi người liền tự vỗ ngực rằng mình biết hết mọi thứ. Trong khi đó kiến thức thế gian này vô tận, thế mới thấy những kẻ tự cao tự đại đó mới sai lầm đến thế nào.
Đơn giản như cùng là một vấn đề nhưng khi trẻ mình nghĩ khác, lúc già mình đã có góc nhìn khác. Hay như cùng một cuốn sách, lúc này ta đọc có cảm nhận khác, vài năm nữa ta đọc lại học hỏi được một điều khác. Thế nên, đừng vì điều chúng ta thấy ở hiện tại mà bám chấp với nó, dễ lầm đường lạc lối hơn mà thôi.
Khách quan mà nói, ngay cả thánh nhân vẫn có những điều chẳng biết! Những kẻ thông minh trong thế gian nếu có hàm dưỡng, từng trải thì sẽ tiếp tục khiêm tốn học hỏi. Nếu không, ắt sẽ do trí huệ nhỏ nhoi mà tự phụ đến nỗi lầm lạc, cậy vào sự hiểu biết của chính mình rồi hủy hoại bản thân.
Hầu hết cái trí của chúng ta đang bị ngăn che bởi Ngã chấp và Pháp chấp thì chỉ thấy sự thật theo cái chướng mà sinh thể đeo mang, giống như người đeo cặp kính màu thì chỉ thấy theo màu kính mà họ mang. Thế nên người ta mới nói, sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết.
Mỗi người cho dù bản thân là người xuất sắc đến mức nào thì cũng nên tự nhắc nhở rằng những hiểu biết của mình còn hời hợt, nông cạn, do đó sẽ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và những kết luận sai, do đó hạn chế việc luôn tỏ ra mình thông thái hơn người. Thay vào đó là phải khiêm tốn, học hỏi, tư dưỡng bản thân mỗi ngày.