Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Sông thần, núi thánh tạo nên đế chế Thành Cát Tư Hãn

Thứ Ba, 11/02/2020 15:51 (GMT+07)

Vào thế kỷ 13, trên lục địa Á – Âu từng xuất hiện 1 đoàn kỵ binh mà chỉ nghe tên nó cũng đủ cho người ta phải khiếp sợ.Thủ lĩnh của đội quân ấy là Thành Cát Tư Hãn, ông vua khai quốc của triều đại nhà Nguyên, đồng thời cũng là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ rộng lớn trải dài từ châu Á sang châu Âu. Vậy điều gì đã khiến một thủ lĩnh bộ lạc ở vùng thảo nguyên xa xôi trở thành vị hoàng đế của cả một đế chế? 

Song than, nui thanh tao nen de che Thanh Cat Tu Han hinh anh
 
Hồ Bối Gia Nhĩ sinh thành vương khí
Thành Cát Tư Hãn sinh ra tại bộ lạc Khất Nhan, một bộ tộc Mông Cổ sinh sống ở phía Tây Bắc của Trung Quốc, nay là khu vực Hồ Bối Gia Nhĩ. Hiện tại hồ Bối Gia Nhĩ thuộc lãnh thổ của Nga, tuy nhiên, thời cổ đại, nó do một số dân tộc ở phía Bắc của Trung Quốc khống chế.
 
Tới khi tộc Mông Cổ phát triển mạnh mẽ, hồ Bối Gia Nhĩ trở thành Long Hưng thủy thành của người Mông Cổ.
 
Sở dĩ gọi là thủy thành bởi vì nó là thành trì được xây dựng trên hình thế của các nguồn nước như sông, hồ hoặc biển. Tác dụng chính của thủy thành chính là tạo nên ranh giới của nước.
 
Quan niệm phong thủy cho rằng, nếu như nước có ranh giới thì long khí sẽ không bị phân tán, ngược lại, sẽ là nơi sinh khí tích tụ, tất sẽ trở thành một nơi đất lành về phong thủy.
 
Nếu như là nước biển thì lấy chỗ nước triều dâng cao nhất chính là nơi đại cát (tốt nhất). Còn nếu như là nước sông thì lấy việc uốn khúc quanh co của dòng chảy là nơi đại cát.
 
Nếu như là nước suối thì lấy chỗ dòng chảy khoan thai, chậm rãi làm nơi đại cát.
 
Nếu là hồ thì lấy nơi mặt nước tĩnh lặng, mặt hồ giống như một tấm gương lớn là nơi đại cát. Tất nhiên ở đây chỉ mới nói tới cái thế của nước, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người.
 
Các hồ nước ở hồ Bối Gia Nhĩ rất rộng lớn, vì vậy, xét về thế của nguồn nước thì có thể khẳng định nơi đây là 1 mảnh đất cực tốt về mặt phong thủy mà khó nơi nào có thể tìm thấy được.
 
Hơn nữa, những hồ nước ở hồ Bối Gia Nhĩ cũng là những hồ nước sâu nhất từng được phát hiện từ trước tới nay, sâu tới mức không thể nhìn thấy đáy.
 
Chính “thủy thành” này đã đem lại sự may mắn đặc biệt cho tộc người Mông Cổ. Ngoài ra, hồ Bối Gia Nhĩ không chỉ là 1 tòa “thủy thành” rộng lớn mà còn tĩnh lặng như đại dương rộng lớn của tự nhiên.
 
Bối Gia Nhĩ, trong tiếng của người Mông Cổ có nghĩa là “đại dương của tự nhiên”.
 
Các nhà phong thủy cho rằng, sự hưng- suy, phúc- họa của con người đều có liên quan tới vị trí địa lý. Hồ Bối Gia Nhĩ với địa thế của nó đã tạo nên một vùng đất có phong thủy cực tốt, tất yếu sẽ sản sinh “chân long thiên tử”.
 
Sự bảo hộ của núi Thánh
Hồ Bối Gia Nhĩ đã nuôi dưỡng khí vương giả của gia tộc Thiết Mộc Chân, tuy nhiên, nó không thể bảo vệ gia tộc Thiết Mộc Chân đến vạn đời. Khi thời đại của Hải Đô đã trở thành quá khứ, gia tộc của Thiết Mộc Chân buộc phải tìm tới một nơi định cư khác, và họ đã tới núi Bất Nhi Hãn.
 
Khi linh khí của Bối Gia Nhĩ hợp nhất với sự hùng tráng của núi Bất Nhi Hãn thì cũng là thời điểm “chân long” xuất thế đã gần kề. Nếu như Bối Gia Nhĩ giúp gia tộc Thiết Mộc Chân hình thành vương khí thì chính núi Bất Nhi Hãn đảm trách việc bảo hộ vương khí này.
 
Đã rất nhiều lần Bất Nhĩ Hãn cứu gia tộc Thiết Mộc Chân thoát khỏi hiểm nguy, chờ tới ngày “chân mệnh thiên tử” chào đời.
 
Theo sách “Mật sử Mông Cổ” ghi chép thì khi tổ tiên của Thiết Mộc Chân di cư tới khu vực núi Bất Nhi Hãn thì phát hiện ra rằng, ngọn núi này cao hơn bất cứ ngọn núi nào khác trong vùng.
 
Họ cho rằng đây là ngọn núi cao nhất thế giới, không có ngọn núi nào cao hơn do vậy mới gọi nó là Hãn Sơn (hãn nghĩa là ít có, hiếm có).
 
Bất Nhi Hãn Sơn tức là ngọn núi Đại Khẳng Đắc ở Mông Cổ ngày nay. Khu vực Đại Khẳng Đắc là nơi sinh thành của rất nhiều con sông ở Trung Á.
 
Ngoại trừ sông Onon, sông Kherlen và sông Tuul đều bắt nguồn từ khu vực này. Chính vì vậy, nơi đây còn có tên gọi là “nơi đầu nguồn của 3 con sông”.
 
Đây là khu vực cây cối xanh tươi, đất đai màu mỡ, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Mông Cổ.
 
Thời cổ đại, bất Nhi Hãn Sơn được gọi là Lang Cư Tư Sơn, là nơi cư ngụ chính của Lang Tộc. Địa thế của ngọn núi này rất hùng tráng, khí thế bất phàm, lưng dựa vào nhiều dãy núi, phía trước lại rộng rãi, có sông chảy qua, Bạch Hổ, Thanh Long bao quanh huyện chính ở 2 bên phải trái.
 
Theo miêu tả của sách Sơn Kinh về hướng của long mạch thì đây chính là nơi giao nhau của phần đuôi Đoái Long ở phía Bắc Hoa Hạ và Chấn Long ở phía Đông Hoa Hạ. Vì thế, đây là nơi hội tụ được đặc tính của cả 2 long mạch này.
 
Nếu như một ngày nào đó “chân long” xuất hiện, thì chắc chắn người đó sẽ làm nên sự nghiệp “kinh thiên động địa”. Bất Nhi Hãn Sơn là nơi chôn cất của cha ruột Thành Cát Tư Hãn. Theo quan niệm phong thủy truyền thống, tổ tiên được chôn đúng long huyệt thì đời sau nhất định sẽ xuất hiện thiên tử.
 
Vì thế, việc Thành Cát Tư Hãn trở thành ông vua khai quốc triều Nguyên, hoàng đế của Đế chế Mông Cổ chắc chắn có liên quan tới việc chôn cất cha mình.
 
Sách “Sơn Kinh” còn nói rằng, mỗi 1 dãy núi ở đây đều là nơi người ta phải tranh chấp. Mỗi dãy núi dường như kéo dài bất tận, kéo dài tới tận vùng sa mạc ở phía Bắc, khí thế rất mạnh mẽ.
 
Quả thực, trong suốt cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn, ông đã tham gia rất nhiều cuộc chiến và không ít lần được chính ngọn núi này bảo vệ, thoát khỏi những cơn nguy hiểm.
 
Đó có lẽ là lý do mà cho đến tận cuối đời, Thành Cát Tư Hãn vẫn rất thích ngọn núi này. Mỗi khi có sự việc lớn, Thành Cát Tư Hãn đều vào núi này làm lễ để nhờ núi Thánh chỉ cho mình cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
 
 ST
 

Tin cùng chuyên mục

X