Ngày Rằm tháng 7 là một trong những ngày có ý nghĩa tâm linh đặc biệt quan trọng với các nước theo Phật giáo. Cùng du ngoạn tới một số nước trong khu vực và tìm hiểu ngày lễ này ở đất nước họ.
Tìm hiểu ngày Rằm tháng 7 của các nước trong khu vực |
Ở Nhật Bản, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 hoặc Rằm tháng 8. Trong ngày này, để bày tỏ những ước nguyện của mình với gia tiên đã khuất, người ta viết ước nguyện ra giấy rồi treo lên cây trúc với hy vọng điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
Ngày lễ Rằm tháng 7 ở Nhật Bản qua nhiều đời đã dần mang thêm một nét nghĩa mới, trở thành dịp để gia đình đoàn tụ, khi đó, những người đi làm ở xa cũng sẽ quay về nhà để cả đại gia đình thăm viếng mộ tổ tiên.
Vào dịp này, ở Nhật cũng thường tổ chức những hoạt động văn hóa - văn nghệ, những điệu múa truyền thống là không thể thiếu. Tục lệ này đã được duy trì trong suốt hơn 500 năm.
Ở Trung Quốc, các tục lệ trong ngày xá tội vong nhân có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam. Thêm vào đó trong ngày Rằm tháng 7, người Trung Quốc còn có tục thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như một cách để chỉ đường dẫn lối cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc, biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng hẳn.
Vào dịp này, ở Trung Quốc cũng thường tổ chức văn nghệ quần chúng, mời người dân địa phương đến xem, hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống, để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.
Ở Singapore và Malaysia, những buổi văn nghệ quần chúng là nét văn hóa nổi bật trong dịp lễ Rằm tháng 7. Những sân khấu dựng tạm là nơi để các ca sĩ, vũ công nghiệp dư biểu diễn. Tiền dựng rạp và thuê người biểu diễn sẽ do người dân địa phương cùng nhau quyên góp
ST