Quan niệm của Phật giáo về thụ tinh nhân tạo bạn không nên bỏ qua!

Thứ Tư, 27/03/2019 17:05 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Quan niệm của Phật giáo về thụ tinh nhân tạo vẫn dựa trên cơ sở luận về Nhân Quả cơ bản và không hề phản khoa học. Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn sáng tỏ hơn về vấn đề liệu thụ tinh nhân tạo có đi trái các quy luật thông thường hay không?

Vào những ngày cuối năm 2013, lần đầu tiên tại Việt Nam thụ tinh nhân tạo thành công từ tinh trùng của mô tinh hoàn trích năm - sáu giờ sau khi người nam đã qua đời. Mẫu tinh hoàn đó đã được cất giữ ở -196 độ C và bảo quản đặc biệt.

Thụ tinh nhân tạo có thể nói là bước tiến khá xa của khoa học giúp đỡ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn chuyện con cái. Theo lý thuyết khoa học về thụ thai, sự kết hợp của một tinh trùng và một tế bào trứng là nguyên nhân duy nhất cho một đời sống mới. Sự sinh sản tuỳ thuộc nhiều vào cơ may là một cái trứng tốt có gặp một tinh trùng tốt hay không. 

Nhưng bên cạnh đó có những người không khuyến khích việc này, riêng người Công giáo thì Giáo hội của họ không cho phép thụ thai nhân tạo!

Huấn quyền Công giáo không chấp nhận các biện pháp thụ thai nhân tạo không phải là do không quan tâm đủ đến con người mà vì Giáo hội rất yêu mến và rất trân trọng con người, ra sức gìn giữ phẩm giá của con người, và mong muốn con người có được hạnh phúc đích thật. Xem thêm: Nhân quả báo ứng: Con cái đến với cha mẹ là do nghiệp duyên

Đến đây sẽ có người phân vân vậy Quan niệm của Phật giáo về thụ tinh nhân tạo là như thế nào?
 
 
 

Quan niệm của Phật giáo về thụ tinh nhân tạo
   

"Cha mẹ giao hợp với nhau và người mẹ đã đến thời, nhưng nếu không có một thức sẵn sàng gia nhập thì không có thai nhi" (Trung Bộ Kinh, 38). 

Vì thế, một bào thai muốn thành hình thì phải cần "tinh cha huyết mẹ" làm cơ sở vật chất và một Thức sẵn sàng tham dự vào đời sống tương lai.  
 
Nhưng theo Phật giáo, tinh cha huyết mẹ chỉ là cái khung vật chất để Thức có thể nương tựa. Việc có Thức - cũng được gọi là thân trung ấm hay không là một vấn đề nằm ngoài khả năng suy luận của người bình thường. Nó cần tinh huyết và sự nuôi dưỡng của cha mẹ vì giữa ba con người đó có một mối liên hệ về nghiệp mà thường cả ba đều không biết.

Tạm hiểu rằng Thức đó là một nguồn năng lực có tính cá thể và có đủ duyên với cha mẹ để "đợi" thời điểm đó mà tham gia vào và trở thành thai nhi. Một thai nhi chỉ thành hình khi có Thức gia nhập và máu huyết của cha mẹ chỉ là phần sắc thể của sinh vật.

Điều quan trọng nhất có lẽ là giữa nghiệp lực của cha mẹ và của Thức phải có một mối quan hệ rất sâu xa vì Thức sẽ lấy máu mủ của cha mẹ làm cơ thể của mình và lớn lên trong môi trường sống do cha mẹ tạo ra. Xem thêm: Sức mạnh của nghiệp lực quá lớn làm thế nào để chấp nhận
 
Vì lẽ đó mà trong quan điểm của đạo Phật, việc sinh con đẻ cái là một quá trình kỳ diệu của nghiệp lực. Đó không hề là một chuyện tầm thường, càng không phải là một điều tình cờ, kết quả vô ý thức của hành động tính dục. Thai nhi không phải do cha mẹ sinh ra mà thông qua cha mẹ để đến với thế giới con người. 
 
 
Phật giáo không nói việc nên hay không nên thụ tinh nhân tạo nhưng cũng không hề có xung đột trong việc áp dụng những phát triển khoa học đối với việc sinh sản, nhưng Phật giáo cho rằng mọi hiện tượng tùy thuộc vào nhân quả.

Mỗi khi tất cả những nguyên nhân và điều kiện tốt cho sự bắt đầu một đời sống mới cùng tồn tại, luôn có một kết quả tất yếu của nó. 
 
Nếu một cặp vợ chống muốn có con, họ sử dụng những kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại bằng việc thụ tinh một tế bào trứng trong một ống thủy, làm cho nó trở thành một không gian có điều kiện tương đương giống như một bào thai nhân tạo, một thai nhi có thể phát triển ở đó. 
 

Thụ tinh nhân tạo có đi ngược lại quy luật Nhân Quả?

 
Theo đạo Phật không thấy có một ai nắm quyền làm chủ sự sống mà sự sống là khả năng nội tại nằm trong mỗi sinh vật. Khác với quan niệm duy vật, đạo Phật thấy Thức tái sinh là năng lực chủ động tạo tác thân người và cơ thể chỉ là phương tiện cho tâm thức nương tựa và thực hiện trách nhiệm của mình, cho dù nó thực hiện một cách có ý thức hay vô ý thức. 
 
Việc sinh con đẻ cái trong tình trạng bình thường không hề là một chuyện tầm thường. Đó là sự hiện hành của một mối nghiệp lực sâu xa, là sự sáng tạo một sinh vật với thể chất và tâm thức.

Thực tế, việc đưa gen người vào một trứng có thể được xem là hành động "tạo cơ sở vật chất", được hiểu là hành động thay tinh cha huyết mẹ của thai nhi thông thường bằng một gen người có sẵn.

Thế nhưng, muốn nó trở thành sinh vật - dù đó là thú vật, phôi người để trở thành các tế bào chuyên môn hay thậm chí thành một con người bản sao - thì ngoài các điều kiện môi trường của phòng thí nghiệm, nhất thiết phải có một Thức "chịu" tham gia.

Nếu dùng từ "nhân duyên" để soi sáng thì "duyên" là các điều kiện và khả năng kỹ thuật của nhà sinh vật, còn "nhân" chính là một Thức sẵn sàng gia nhập. 
 
 
Thực tế là không phải dễ tìm được một Thức như thế vì chỉ sáng tạo con cừu Dolly các nhà khoa học đã phải thử gần 300 lần nhân bản. Việc để hình thành một bào thai sẽ khó hơn gấp bội lần. Vì thế, về cơ bản việc này tuân theo quy luật Nhân Quả cơ bản.
 
Từ một góc nhìn khác, kinh sách đạo Phật cho ta biết rằng, nghiệp lực của Thức tái sinh sẽ "lựa chọn" cha mẹ và hoàn cảnh sống, từ đó mà chịu hay không chịu tham gia vào một "cơ sở vật chất" - tức là tinh cha huyết mẹ trong trường hợp thông thường và gen người được cấy vào trứng trong trường hợp nhân bản.

Mặt khác, Thức là năng lực sống mang tính cá thể, vốn tràn đầy trong đại thiên thế giới, nên ở đâu cũng có sự sống xuất hiện, nơi nào có điều kiện sống là có sinh vật.

Đạo Phật quan niệm mỗi cấp bậc của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế, cho đến thú vật và con người, đến các loài khác mà con người không thể trông thấy. Vì thế mà sinh vật có thiên hình vạn trạng, được sinh ra trong bốn cách, loài sinh con, loài sinh trứng, loài sinh trong chỗ ẩm ướt và loài hóa sinh. 
 
Thế nhưng giữa nó và bố mẹ chúng vẫn phải có một nghiệp lực vô cùng kỳ lạ vì nó sẽ giống với người đó một cách khủng khiếp, giống hơn hẳn hai trẻ sinh đôi cùng một trứng. Giữa hai con người, nơi đây ta tạm gọi là bản sao và bản chính, phải có một mối liên hệ về nghiệp mà con người thường không thể lý giải nổi.

Minh Minh (Tổng hợp)