Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Nỗ lực trở thành Phật và tinh thần nhân văn của Phật giáo

Thứ Năm, 01/10/2015 13:37 (GMT+07)

Khác với các tôn giáo thần quyền, đạo Phật không đòi hỏi tín đồ chỉ một chiều sùng bái và cầu Phật gia hộ, mà yêu cầu tín đồ phải nỗ lực để trở thành Phật. Đó là tinh thần nhân văn của đạo Phật đối với con người.


► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm

No luc tro thanh Phat va tinh than nhan van cua Phat giao hinh anh
Như vua Trần Nhân Tông, vị Thiền sư lỗi lạc đời Trần, đã chỉ rõ, con người có thể thành Phật, vì con người vốn là Phật, nhưng chỉ tại mình quên mất gốc mình là Phật, nên mới đi tìm Phật ở trong chùa hay là trên núi.  Ấy là “Phật ở trong nhà, đi cầu Thích Ca ở ngoài đường”.
Tất nhiên, cái nhìn của Phật giáo đối với con người là một cái nhìn lý tưởng, một niềm tin hơn là một nhận thức thực tế. Tuy nhiên, niềm tin đó có tác dụng lôi cuốn nhiều người chấp nhận nó làm lý tưởng của đời mình, bởi những điều hết sức nhân văn.
- Đạo Phật có cái nhìn bình đẳng đối với mọi người, không kể là sang trọng hay nghèo hèn, có tri thức hay vô học đều xứng đáng được kính trọng, vì tất cả đều có Phật tính, đều là những vị Phật tương lai.
- Có cái nhìn khiêm tốn đối với tự thân, do lý tưởng thành Phật thì xa vời vợi, mà con người thật thì quá thấp kém; do đó dù đã hay đang làm được gì, chúng ta đều thấy chưa đủ, không có gì tự hào và tự mãn.
- Bản thân phải cố gắng, phấn đấu không mệt mỏi, để dần dần rút ngắn khoảng cách giữa chúng ta là con người hiện thực và lý tưởng thành Phật.
- Cốt lõi của toàn bộ công phu tu hành là biện tâm, tìm hiểu tâm, cải tạo tâm, nên cuộc sống nội tâm của người Phật tử ngày càng phong phú, cao quý, nó giúp cho con người vượt cao lên trên những ham muốn thế tục. Một con người như thế, thì đồng tiền không cám dỗ được, quyền uy không khuất phục được, sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc, đất nước và con người.
Theo chungta.com

Tin cùng chuyên mục

X