(Lichngaytot.com) Phật dạy về kẻ nịnh bợ trục lợi để khuyên chúng ta tránh xa lối sống này để tập trung cải thiện bản thân mỗi ngày trở thành người ngay thẳng, đáng nể hơn.
Phật dạy về kẻ nịnh bợ trục lợi
Trong chương 8 Kinh Di Giáo, Đức Thế Tôn đã dạy: “Này Tỳ kheo các ông, tâm dua nịnh cùng với đạo trái nhau. Thế nên, phải có tâm chân chất ngay thẳng, phải biết tâm dua nịnh chỉ là dối trá người vào đạo không nên có. Thế nên, các ông tâm phải đoan chính, lấy chân chất ngay thẳng làm gốc.”
Theo đó, Phật dạy về kẻ nịnh bợ trục lợi sẽ không thể hành đạo, chỉ gieo rắc muộn phiền vào cuộc sống của mình và mọi người xung quanh nên khuyên chúng ta sống đoan chính, ngay thẳng.
Thực ra, theo Nhân Quả, kẻ nịnh bợ là kẻ đã mang tội khi họ sống cả đời chỉ để làm hài lòng người khác, họ sẵn sàng dối trá sự thật để đạt được mục đích mà mình mong muốn, đánh đổi cả nhân cách, vui trên nỗi đau của người…
Còn ở xã hội hiện đại, nịnh có hại cho sự phát triển, cực kỳ nguy hiểm đối với nhân cách, mạng sống của con người chân chính, làm xói mòn đạo đức, kỷ cương của xã hội.
Thực ra, theo Nhân Quả, kẻ nịnh bợ là kẻ đã mang tội khi họ sống cả đời chỉ để làm hài lòng người khác, họ sẵn sàng dối trá sự thật để đạt được mục đích mà mình mong muốn, đánh đổi cả nhân cách, vui trên nỗi đau của người…
Còn ở xã hội hiện đại, nịnh có hại cho sự phát triển, cực kỳ nguy hiểm đối với nhân cách, mạng sống của con người chân chính, làm xói mòn đạo đức, kỷ cương của xã hội.
Trong kinh Phật cũng có câu chuyện thế này:
Thế nên ai có thể chiến thắng được những dục vọng, ích lợi cá nhân ấy quả là người mạnh mẽ, đáng khen ngợi. Người đó phải biết dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám lắng nghe lời nói thẳng, dù trái tai, trừ bỏ thói kiêu ngạo để biết "hạ mình" xuống khi cần để lắng nghe, sửa sai.
"Có anh chàng kia ở một thành phố nọ, vừa giàu sang vừa thông minh, người người ngưỡng mộ. Lúc đó nhà anh lúc nào cũng có nườm nượp người tới thăm, tới chơi, họ không ngừng tâng bốc nịnh bợ và ca tụng anh tài giỏi.
Anh hàng xóm luôn gần gũi, cung kính lại gọi anh xưng em, ân cần hầu hạ mọi việc. Ở trước mọi người hắn thường ca ngợi anh ta nhân từ vĩ đại.
Chẳng bao lâu, anh chàng giàu có kia gặp thiên tai phá sản, gia đình lâm vào cảnh bần cùng, phải vay mượn tiền bạc mọi người để sống qua ngày. Thấy vậy, tên hàng xóm dần dần tránh xa anh ta, không muốn gặp mặt.
Anh hàng xóm luôn gần gũi, cung kính lại gọi anh xưng em, ân cần hầu hạ mọi việc. Ở trước mọi người hắn thường ca ngợi anh ta nhân từ vĩ đại.
Chẳng bao lâu, anh chàng giàu có kia gặp thiên tai phá sản, gia đình lâm vào cảnh bần cùng, phải vay mượn tiền bạc mọi người để sống qua ngày. Thấy vậy, tên hàng xóm dần dần tránh xa anh ta, không muốn gặp mặt.
Có người hỏi hắn:
- Khi anh chàng kia giàu có giúp đỡ anh rất nhiều, nay anh ấy bị thiên tai phá sản vì sao anh không giúp anh ấy để hồi phục lại cơ nghiệp?
Hắn nói:
- Khi anh ta giàu thì tôi muốn kiếm chác sự vinh hoa và giàu sang của anh ấy; nay anh ấy đã sa cơ tôi giúp anh ta chỉ có cực khổ. Vì sao tôi tự chuốc khổ vào mình? Ngay cả gặp anh ấy, tôi cũng chưa hề hỏi thăm một tiếng.
Bài học: Những kẻ nịnh bợ như anh chàng trên kia không phải là ít, thậm chí có người tự mãn rằng mình khôn ngoan, nhanh trí hơn người mà không nhận ra cái sai của bản thân.
Họ chỉ nghĩ tới lợi ích duy nhất cho chính mình mà thôi nên họ sẵn sàng làm mọi thứ để đạt mục đích của bản thân mà không cần biết hoàn cảnh, tình thế của người khác.
Kẻ tiểu nhân như thế, âm mưu quỷ kế có đủ cả, lại táo bạo nên khi có cơ hội thì sẽ giống như “ác hổ sinh cánh”, nguy hại khó lường.
Thế nên Khổng Tử mới từng kết luận: "Ác khẩu chi phúc bang gia", ý nói ghét kẻ khéo nói thì tốt cho nước nhà, và ông cũng từng nhắc nhở người đời: "Viễn nịnh nhân", tức là nên tránh xa kẻ hay nịnh bợ. Những kẻ thích nịnh thì lại thường dễ phản nhất vì thế trong cuộc sống ta đừng vội quá dễ dàng tin người mà không đề phòng những kẻ như vậy kẻo hại thân.
Họ chỉ nghĩ tới lợi ích duy nhất cho chính mình mà thôi nên họ sẵn sàng làm mọi thứ để đạt mục đích của bản thân mà không cần biết hoàn cảnh, tình thế của người khác.
Kẻ tiểu nhân như thế, âm mưu quỷ kế có đủ cả, lại táo bạo nên khi có cơ hội thì sẽ giống như “ác hổ sinh cánh”, nguy hại khó lường.
Thế nên Khổng Tử mới từng kết luận: "Ác khẩu chi phúc bang gia", ý nói ghét kẻ khéo nói thì tốt cho nước nhà, và ông cũng từng nhắc nhở người đời: "Viễn nịnh nhân", tức là nên tránh xa kẻ hay nịnh bợ. Những kẻ thích nịnh thì lại thường dễ phản nhất vì thế trong cuộc sống ta đừng vội quá dễ dàng tin người mà không đề phòng những kẻ như vậy kẻo hại thân.
Người ngay thẳng có tâm mạnh mẽ nhất
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng yêu chuộng sự chân thật, không một ai thích những người sống a dua, nịnh bợ, giả dối cả. Trở thành kẻ a dua xu nịnh chỉ khiến mọi người coi khinh, thậm chí bị tẩy chay, ghét bỏ, như vậy thì quá cô độc, thậm chí nếu có giàu có thì cũng cô đơn và buồn khổ, điều đó thật chẳng đáng.
Hơn nữa, vốn sống cô lập, không đáng tin nên lúc cần nhận sự giúp đỡ thì không có ai bên cạnh, lúc đó tiền có chất thành núi cũng vô ích. Khi họa đến mà không có người hỗ trợ thì oán thán trời đất cũng đã quá muộn màng.
Thế nên, chúng ta phải sống một cuộc sống không vụ lợi và chân thành với nhau, để cuộc sống này đầy yêu thương và tốt đẹp. Hơn nữa, thắng lợi nhờ gian dối không bằng thua trong danh dự vì lúc đó ta vẫn có thể ngẩng cao đầu, không cảm thấy hổ thẹn với lòng mình, còn gian dối thì luôn cảm thấy bất an, ăn không ngon, ngủ không yên.
Con người gặp gỡ nhau chỉ trong chốc lát, có duyên tiền kiếp mới được gặp nhau. Hãy để lại trong lòng nhau những gì tốt đẹp nhất, không quá phô trương, cũng không nên quá màu mẻ, kiểu cách làm gì, nên biết hài hòa, biết buông bỏ, để tất cả chúng ta đều cảm thấy dễ thở hơn trong cuộc sống ngắn ngủi này.
Hơn nữa, vốn sống cô lập, không đáng tin nên lúc cần nhận sự giúp đỡ thì không có ai bên cạnh, lúc đó tiền có chất thành núi cũng vô ích. Khi họa đến mà không có người hỗ trợ thì oán thán trời đất cũng đã quá muộn màng.
Thế nên, chúng ta phải sống một cuộc sống không vụ lợi và chân thành với nhau, để cuộc sống này đầy yêu thương và tốt đẹp. Hơn nữa, thắng lợi nhờ gian dối không bằng thua trong danh dự vì lúc đó ta vẫn có thể ngẩng cao đầu, không cảm thấy hổ thẹn với lòng mình, còn gian dối thì luôn cảm thấy bất an, ăn không ngon, ngủ không yên.
Con người gặp gỡ nhau chỉ trong chốc lát, có duyên tiền kiếp mới được gặp nhau. Hãy để lại trong lòng nhau những gì tốt đẹp nhất, không quá phô trương, cũng không nên quá màu mẻ, kiểu cách làm gì, nên biết hài hòa, biết buông bỏ, để tất cả chúng ta đều cảm thấy dễ thở hơn trong cuộc sống ngắn ngủi này.
Dù hiểu những điều trên nhưng đối với danh vọng của cuộc đời, chưa hẳn ai cũng làm chủ được chính mình. Phàm làm người ta thường bị tham (tham quyền, háo danh, hám lợi), sân (dùng uy quyền, bạo lực trấn áp bên dưới), si (dốt tri thức, kém năng lực nhưng lại giấu diếm, không muốn người khác biết) dẫn dụ lúc nào không hay.
Thế nên mới có kẻ sinh ra ăn trộm, cướp giật, dối gạt, lừa đảo để thâu tóm về mình. Khi không được lợi ích, có người lợi dụng tôn giáo để làm giàu, có người hoằng pháp sinh lợi....
Những lúc tâm phàm phu khởi cũng không tránh khỏi chạy theo cái không thật, ta cố gắng hơn thua để mang lại lợi lạc cho chính mình, để khẳng định bản thân hơn người, nâng cao cái tôi, cứ thế, chúng ta tạo thêm tội lỗi mà chúng ta không hề hay biết.
Thế nên mới có kẻ sinh ra ăn trộm, cướp giật, dối gạt, lừa đảo để thâu tóm về mình. Khi không được lợi ích, có người lợi dụng tôn giáo để làm giàu, có người hoằng pháp sinh lợi....
Những lúc tâm phàm phu khởi cũng không tránh khỏi chạy theo cái không thật, ta cố gắng hơn thua để mang lại lợi lạc cho chính mình, để khẳng định bản thân hơn người, nâng cao cái tôi, cứ thế, chúng ta tạo thêm tội lỗi mà chúng ta không hề hay biết.
Thế nên ai có thể chiến thắng được những dục vọng, ích lợi cá nhân ấy quả là người mạnh mẽ, đáng khen ngợi. Người đó phải biết dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám lắng nghe lời nói thẳng, dù trái tai, trừ bỏ thói kiêu ngạo để biết "hạ mình" xuống khi cần để lắng nghe, sửa sai.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật có dạy: “Chẳng phải chỉ có người lực sĩ mới có nhiều sức mạnh mà người ngay thẳng, thắng được tâm của chính mình còn mạnh hơn cả người lực sĩ…".
Sống chân thành mới là sự khôn ngoan đích thực dù biết rằng đó là việc không dễ dàng gì. Thế nên, chúng ta phải cố gắng từng ngày, cải thiện những tật xấu, cái hư, cái dở trong cuộc sống hàng ngày, bỏ đi những tâm tà mị, dua nịnh để sống với bản chất của tâm.
Sống như thế nào là điều mà mỗi chúng ta nên lựa chọn, nhưng hãy chọn sống chân thật vì ta có gian dối thì cuộc sống vẫn diễn ra như thế nhưng khác là tâm ta luôn bất an. Cuộc đời thật quá ngắn ngủi, chúng ta không nên lãng phí cho việc suốt ngày chỉ lo lắng, không yên. Vì vậy, chúng ta hãy sống tốt, sống thật bình thường chứ không tầm thường, sống an vui từ những điều đơn giản nhất.