Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Vén màn bí mật nhân tướng của Phật, Nho và Đạo giáo

Thứ Tư, 11/05/2016 10:39 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) – Phật giáo, Đạo giáo hay Nho giáo đều chứa những bí mật về tướng cách riêng biệt. Hãy cùng Lichngaytot.com khám phá điều đó.

Nhân tướng học cũng là một nhánh nhỏ thuộc phạm trù trong “Kinh Dịch”. Bằng cách quan sát hình dáng cơ thể, khuôn mặt, tinh thần, khí chất, cử chỉ, hành động… để đoán biết tính cách cũng như vận mệnh của mỗi người.
1. Bí mật nhân tướng của Phật giáo
Bi mat nhan tuong cua nha Phat, nha Nho va nha Dao hinh anh
Trong Kinh Phật có ghi, Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, đều là những đặc điểm của người phi thường chứ không phải là người phàm có da có thịt. Ví dáng đi như thiên nga, ngón tay dài thanh mảnh, lòng bàn chân đầy đặn, bằng phẳng, chân tay mềm mại, da dẻ mịn trơn, trắng hồng như màu hoa sen, hai má tròn đầy, răng trắng đều đặn, thân cao thẳng, uy nghi đĩnh đạc, thân hình đoan chính không cong vẹo, hai nách đầy đặn không lõm, hai vai bằng thẳng không khuyết, thân có hào quang phát ra các phía, tóc dài không rối, tóc như màu xanh ngọc, tâm hồn thanh tịnh, giọng nói trong trẻo, thanh thoát, đầy đủ tướng tốt của bậc phước đức…
Trong 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Đức Phật tuy có chút thêm bớt nhưng kim dung của Ngài khác với phàm nhân, bất khả tư nghi.
2. Bí mật nhân tướng của Nho giáo
Khổng Tử có viết: “Thị kì sở dĩ, quan kì sở do, sát kì sở an, nhân yên sưu tai?”, tức quan sát tướng người sẽ biết được tất cả con người đó, làm sao có ai giấu nổi. Thông qua việc quan sát cử chỉ, điệu bộ, những nét tướng cách trên người, trên khuôn mặt… có thể đoán biết được người tốt hay xấu, người giỏi giang hay ngu đần, người thành đạt hay thất bại…

Bi mat nhan tuong cua nha Phat, nha Nho va nha Dao hinh anh 2
Trong tướng số còn có khái niệm “Thần tướng” hoặc “Tâm tướng”. Thần tướng không phải là căn cứ vào hình dáng, trạng thái để phán đoán mà là nhìn “thần thái”. Tâm tướng ý chỉ diện tướng bên ngoài do tâm sinh ra.
Có câu: “Có tâm vô tướng, tướng do tâm biến. Có tướng vô tâm, tướng tùy tâm chuyển”, cũng chính là để nhấn mạnh tâm sinh tướng, tướng biểu hiện nội tâm.
3. Bí mật nhân tướng của Đạo giáo
Đạo gia rất chú trọng tới đặc điểm của Ấn Đường trong diện tướng. Ấn Đường chính là khoảng cách giữa hai đầu lông mày. Khoảng cách này rộng thì tâm cũng bao dung, ngược lại, khoảng cách này hẹp, tâm hẹp hòi. Tuy tâm và khoảng cách hai lông mày không có mối liên hệ trực tiếp với nhau, nhưng lại có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.
Bi mat nhan tuong cua nha Phat, nha Nho va nha Dao hinh anh 3
Bởi người có tâm hồn hẹp hòi thì lúc nào cũng trau mày cau có, lâu dần hai lông mày càng sát lại gần nhau. Ngược lại, người có tâm bao dung rộng lượng thì lúc nào cũng thư thái, ung dung, khoảng cách hai lông mày vì thế mà cũng rộng ra.
Tướng con người chính là căn cứ vào định lý “từ nhân suy quả”, nhìn trạng thái của tướng mặt, tướng người mà suy đoán hoạt động tâm lý, điều này khá chuẩn xác.
Quan sát ánh mắt cũng biết được bản chất con người. Mắt nhìn thẳng, nhìn lên, nhìn xuống, mắt buồn hay vui phản ánh tâm trạng vui buồn. Ngoài mắt, khi nhìn tướng còn xem cả tai, mũi, lưỡi và toàn cơ thể để biết được chính xác bản chất và vận mệnh mỗi người.
Hoàng Lam
Nhân tướng học là gì?
(Lichngaytot.com) – Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về nhân tướng, tướng số, hãy cùng Lichngaytot.com tìm hiểu các căn nguyên, vấn đề cơ bản của nhân tướng học.

Tin cùng chuyên mục

X