Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lời Phật dạy về lòng tin: Tiết lộ nơi bạn có thể đặt 100% niềm tin vào đây

Thứ Tư, 25/12/2019 14:14 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng ta thường xuyên hoang mang không biết nên tin ai, điều gì, qua lời Phật dạy về lòng tin bạn sẽ biết từ nay nên đặt niềm tin của mình vào đâu mà không phải lo sợ nữa.

Lời Phật dạy về lòng tin


Niềm tin tưởng là điều nhỏ nhoi nhưng nó lại là yếu tố quan trọng nhất điều phối suy nghĩ, hành động của chúng ta mỗi ngày. Vì thế, chớ nên xem thường những gì mang lại giá trị niềm tin. Thực tế là đã có những người cảm thấy không còn niềm tin với cuộc sống, với những người xung quanh nên họ chọn cách tự tử.

Ai mà chẳng từng đôi lần mất niềm tin về một người, một việc nào đó, tại vì người ta đặt niềm tin thường là người mà ta dành quá nhiều tình cảm cho họ. Ta đâu biết rằng mọi thứ trong cuộc sống này đều vô thường, chẳng có gì bất biến, nên ta đặt niềm tin nhầm chỗ thì đau đớn là điều không thể tránh khỏi.
 
Thời Đức Phật còn tại thế, anh chàng Vô Não là tấm gương để ta học hỏi. Vì muốn đắc đạo mà Vô Não đã nghe lời xúi dục của một người thầy tà đạo bảo rằng: Phải chặt một ngàn ngón tay, sau đó kết thành sợi chuỗi đeo vào cổ sẽ chứng được quả vị tối thượng. Vì ham muốn mà không suy xét nên anh chàng Vô Não đã sát hại biết bao nhiêu người để chặt ngón tay của họ. Khi còn thiếu đúng một ngón tay, Đức Phật đã thị hiện để giáo hóa và ngăn chặn kịp thời tội ác của anh ta. 
 
Loi Phat day ve long tin
 
Cuộc sống là vậy, ta luôn tìm vào nơi nào đó để bấu víu chút niềm tin cho mình mới có thể vui sống, nhiều kẻ lợi dụng vào đó mà tung ra những cách thức để lừa gạt chúng ta.

Một lần, có một đoàn đạo sĩ của các tôn giáo khác đến phổ biến những giáo điều và lôi kéo học cải đạo. Người dân nơi dù không phải là tín đồ của Phập giáo nhưng khi hoang mang, họ đã tìm đến Đức Phật để tham vấn. Người đã đưa ra những lời dặn dò và Lời Phật dạy về lòng tin đã được ghi lại trong bài kinh Kalama thuộc Tăng Chi Bộ Kinh:

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra.

+ Lời dạy thứ nhất: Đừng tin vì nghe theo lời truyền khẩu: Vì dù cùng nghe một câu chuyện nhưng mỗi người hiểu theo một ý khác nhau và truyềnđạt lại cho người khác một cách khác (thường chúng ta thổi phồng lên một chút cho câu chuyện hay ho hơn). Lời truyền miệng đó từ người này qua người khác, từ vùng này qua vùng khác, từ năm này qua năm khác sẽ làm mất đi giá trị nguyên gốc của nó. 
 
+ Lời dạy thứ 2: Đừng tin vì đó là truyền thống
 
Truyền thống tuy có giá trị riêng của nó nhưng không phải cái gì cũng phải tin và làm theo. Bởi không phải truyền thống nào cũng tốt đẹp, cũng có giá trị nhân văn. Ví dụ như Hủ tục chôn sống con theo mẹ ở một số nơi nên được bãi bỏ vì đó hoàn toàn là tập tục vô lý, hại người vô tội.
 
+ Lời dạy thứ ba: Đừng tin vì nghe đồn đại
 
Những tin đồn thường đã được thêu dệt vì một mục đích nào đó và chúng thường đánh vào cảm xúc của chúng ta, những người thiếu hiểu biết. Với những gì chúng ta không hiểu rõ được nguồn cơn, được gốc rễ vấn đề thì chỉ nên nghe rồi cho qua, không nên đánh giá hay quá tin vào đó. 
 
+ Lời dạy thứ tư: Đừng tin vì lý luận
 
Những ý kiến đã được cân nhắc kỹ, có vẻ có lý nhưng chưa hẳn là đúng, nó có thể đúng với cá nhân này nhưng không đúng với toàn thể chúng ta. Nó có thể mang đến lợi ích cho bản thân, tổ chức cá nhân nhưng vô tình gây hại cho người khác.
 
+ Lời dạy thứ năm: Đừng tin vì suy diễn
 
Suy diễn là cách chúng ta dùng trải nghiệm của mình để suy luận, không có giá trị thực tế nên tốt hơn hết không nên tin.
 
+ Lời dạy thứ sáu: Đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ
 
Tư duy trên mọi lý lẽ nghĩa là lập trường cũng khá là logic nhưng hoàn cảnh trong cuộc sống này thiên biến vạn hóa, ai mà biết được một trường hợp cụ thể nào đúng với hoàn cảnh của bạn. Vì thế, chúng ta cần phải có sự nhận định, suy xét thường xuyên để linh hoạt trong cách sống, cách suy nghĩ.
 
+ Lời dạy thứ bảy: Đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc
 
Những ý kiến đã được cân nhắc kỹ chưa hẳn đúng vì đó chỉ là ý kiến, trải nghiệm cá nhân.
 
+ Lời dạy thứ tám: Đừng tin vì được ghi trong kinh điển
 
Việc được ghi chép, lưu lại vẫn có thể xảy ra sai sót hoặc có thể không phải là thực tế, vì nó còn tùy thuộc vào mục đích của người viết muốn câu chuyện mình viết lại diễn biến như thế nào. Ví dụ như Kinh điển là lời kim khẩu của Đức Phật cũng chỉ là của đệ tử nghe, ghi nhớ, một trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, kinh điển mới được kết tập bởi 1200 vị đệ tử của Phật.
 
+ Lời dạy thứ chín: Đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền
 
Chúng ta thường có tâm lý ngưỡng mộ và tin rằng những người có quyền, có tiền nói gì cũng đúng nhưng quên mất rằng họ có thể giỏi, thành công, xuất chúng nhưng vấn đề đạo đức vẫn phải được xem xét cẩn trọng. Chớ nên họ nói gì cũng vội vàng nghe theo.
 
+ Lời dạy thứ mười: Đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình

Chính Đức Phật khuyên rằng không nên tin vào Ngài nếu chưa thật sự hiểu về Ngài để tránh tội phỉ báng. Chúng ta cần phải có trải nghiệm và tự mình thu lượm kiến thức mới có thể đánh giá được vấn đề. 
 
Thực tế là ngày nay có khá nhiều vị chủ trì lợi dụng lòng tin của các đệ tử về tư lợi cho mình, nếu chúng ta không tỉnh táo thì ngày càng phạm sai lầm mà không hay biết. 
 
niem tin phai dua vao tue giac va chinh minh
 

Nên đặt niềm tin vào đâu?


Đức Phật dạy rằng: "Chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó.

Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực thực hành”. 
 

Niềm tin phải có trí tuệ


Phật giáo không kêu gọi, lôi kéo hay áp đặt chúng ta phải tin theo mà Đức Phật dạy rằng hãy: Hãy kiểm chứng rồi hãy tin, kiểm chứng bằng thực tại những gì trong đời sống để tránh tạo nên niềm tin mù quáng mà rơi vào mê tín.
 
Điều này được hiểu là chúng ta hãy tin vào những pháp thiện đã được kiểm chứng bởi nhận định của người đời và chính ngay bản thân mình. Nếu pháp thiện mang đến lợi lạc và an vui cho bản thân và người khác thì hãy tin theo, còn ngược lại đừng tin nếu len lỏi sự ngờ vực.

Niềm tin đó phải gắn liền với trí tuệ, không phải vì ai đó trông đáng tin mà ta vội nghe theo, hãy tự thắc mắc, soi xét từng tình huống cụ thể, nhờ vậy mà phát sinh trí tuệ để có hiểu biết chân chính. 
 
Lòng tin của chúng ta phải có cơ sở, mà cơ sở đó được trải nghiệm qua sự quán chiếu tìm tòi. Chính sự quán chiếu đó làm cho ta tăng trưởng thêm sự nhận thức đúng đắn nhờ vậy trong đời sống ta bớt âu lo, căng thẳng hay phiền muộn khổ đau. 

Chúng ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong những phút giây làm việc để phục vụ cho tha nhân và không phải bận tâm lo lắng nhiều đến kết quả của nó. Lòng tin khi phát sinh trí tuệ đã giúp cho chúng ta giải thoát được cái tôi dính mắc cố chấp vào sự hiện hữu của nó.
 
Nhưng đến với đạo Phật bằng niềm tin không thì chưa đủ, mà phải có sự nỗ lực tu tập của bản thân thật tu thật chứng mới có được. Ngài không ban cho ta sự giác ngộ giải thoát và cũng không ai có thể ban cho như vậy được. 

Phật dạy: “Ai tin Ta mà không hiểu Ta tức phỉ báng Ta”. Chúng ta theo Phật mà không hiểu biết về con người và cuộc đời đức Phật thì niềm tin và sự tôn kính của mình chưa được sâu sắc, vững chãi. Chúng ta học giáo lý của Ngài mà không hiểu rõ đời sống của Ngài, thì sự học hỏi của chúng ta còn phiến diện, thiếu sót, thậm chí có thể hiểu và hành động sai lời Phật dạy.  
 
 
gia tri niem tin xay dung bang tri thuc
 

Mình là chỗ nương tựa của chính mình


Không nên bám víu hay chỉ đặt niềm tin vào một người, nếu người ấy cũng sẽ thay đổi như bất cứ điều gì đang tồn tại trong cuộc sống này, và sẽ có lúc ta mất nơi nương tựa tinh thần và lạc lối.
 
Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở của niềm tin. Nhưng để thành tựu được điều đó, cần phải nỗ lực bằng sự thực hành, tu tập của chính bản thân thì mới có kết quả.

Không phải chỉ tin qua lời nói suông, mà không có sự thực hành bằng hành động, như vậy không đưa đến lợi ích. Một bài học ta có thể tự ghi nhận từ Đức Phật đó là giữa hành động và việc làm của Phật luôn đồng hành cùng nhau, không chống trái nhau. 
 
Ngược lại, nếu niềm tin được xây dựng không vững chắc, hoặc niềm tin có được trên cơ sở nhận thức của cảm tính mà không xuất phát từ lý trí, từ kinh nghiệm thực tiễn trong đời sống tu tập thì sớm hay muộn gì niềm tin ấy cũng bị lung lay, đổ vỡ.

Việc thông tin bị hoán đổi, bóp méo hiện nay đã khiến nhiều người dễ dàng bị lôi cuốn, chạy theo tà đạo, rơi vào mê tín dị đoan, cũng vì không có niềm tin chân chính bền vững.
 
Đức Phật đã dạy Kinh Niết Bàn: “Hãy tự xem mình là hải đảo của mình. Hãy tự xem mình là chỗ nương tựa của mình. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác”.

Tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, tin rằng mình sẽ thành Phật nếu nỗ lực tu hành. Bởi sự giác ngộ là tự mình giác ngộ chứ không ai có thể giác ngộ thay thế được và trong Kinh Pháp Cú có nhấn mạnh: "Các ông phải tự mình nỗ lực, các đấng Như Lai chỉ là người thầy dẫn đường".

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X