(Lichngaytot.com) Khi xuất hiện những hiện tượng thường gặp khi niệm Phật chúng ta xem nó như là điều tất nhiên xảy ra và điều quan trọng là tìm cách từng bước loại bỏ dần để bản thân định tâm hơn.
Không phải lúc nào chúng ta thực hành niệm Phật cũng có thể hoàn toàn tập trung.
Có một số hiện tượng thường gặp khi niệm Phật nói chung hoặc hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi nói riêng, có thể kể đến như: hôn trầm, tán loạn, vô ký, phan duyên. Nếu không thể tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt thì lâu dần chúng ta cảm giác sợ hoặc lười niệm Phật.
Có một số hiện tượng thường gặp khi niệm Phật nói chung hoặc hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi nói riêng, có thể kể đến như: hôn trầm, tán loạn, vô ký, phan duyên. Nếu không thể tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt thì lâu dần chúng ta cảm giác sợ hoặc lười niệm Phật.
Hôn trầm:
Hôn trầm là hiện tượng thường gặp khi niệm Phật, lúc này tâm mờ mịt như buồn ngủ, có hai loại:
- Tâm thức tự nhiên lờ mờ, còn biết niệm Phật nhưng không sáng tỉnh, thỉnh thoảng đầu bị gục. Đây là hôn trầm do khí hỏa hư trong người thăng lên lấn át tinh thần.
Lúc này bạn nên niệm ra tiếng liên tục và hơi nhanh để buộc bản thân tập trung hơn. Đó là dùng sự cử động của bên ngoài để điều hòa giải trừ khí hư.
Lúc này bạn nên niệm ra tiếng liên tục và hơi nhanh để buộc bản thân tập trung hơn. Đó là dùng sự cử động của bên ngoài để điều hòa giải trừ khí hư.
- Tâm có vẻ hơi mỏi, khởi niệm gượng gạo, thỉnh thoảng bị ngáp hơi, ngồi lâu muốn ngủ, trạng thái này diễn biến càng lúc càng nhiều. Đây là hôn trầm do thiếu hăng hái tinh tấn. Lúc này, bạn nên mặc nhiên và niệm nhanh (có thể động môi) để kích thích tinh thần. Nhờ bắt tâm khởi niệm nhanh nên tinh thần mới phấn chấn tươi tỉnh.
Xem thêm: Có đúng là tích cực niệm Phật sẽ trừ được ma ám không?
Xem thêm: Có đúng là tích cực niệm Phật sẽ trừ được ma ám không?
Tán loạn:
Cũng có hai loại:
- Trong lúc niệm tâm trí chúng ta vẫn đi lang thang cũng là một trong những hiện tượng thường gặp khi niệm Phật. Thực ra tâm tán loạn là do quá nhiều sự bận lòng với cuộc sống xung quanh, cũng có thể do sự nóng nảy vì phật ý hoặc đơn giản là khi niệm Phật, bạn lại niệm gấp gấp nên ngồi lâu tim nóng mới bị tán loạn. Gặp trường hợp này, bạn nên niệm ra tiếng một cách chậm rãi thong thả, có thể ngân nga. Như thế tâm sẽ trở nên dịu mát và an bình.
Nếu tinh thần vẫn an bình nhưng tâm thức thỉnh thoảng lại khởi nhớ việc này việc nọ. Mặc dù biết được vọng niệm, nhưng không tránh khỏi sự duyên theo hoặc khó dừng nó. Và mỗi khi vọng niệm, thì ngưng niệm Phật.
Đây là do hành giả thiếu chủ tâm, không tập trung vào câu niệm Phật nên thói quen dịch chuyển của tâm thức mới có dịp khởi động. Lúc đó, chỉ cần tập trung lắng nghe tâm niệm, nghe từng tiếng từng câu rõ ràng thì đối trị được.
Đây là do hành giả thiếu chủ tâm, không tập trung vào câu niệm Phật nên thói quen dịch chuyển của tâm thức mới có dịp khởi động. Lúc đó, chỉ cần tập trung lắng nghe tâm niệm, nghe từng tiếng từng câu rõ ràng thì đối trị được.
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật có tác dụng gì?
Nhiều khi bất an chúng ta chỉ biết Niệm Nam Mô A Di Đà Phật nhưng chưa hiểu hết những tác dụng thực sự của việc này.
Nhiều khi bất an chúng ta chỉ biết Niệm Nam Mô A Di Đà Phật nhưng chưa hiểu hết những tác dụng thực sự của việc này.
Phan duyên và vô ký:
- Phan duyên: là thói quen tâm ưa rong ruổi bên ngoài, cũng là một loại động loạn, nhưng có điều nó lặng lẽ, như ngồi niệm Phật mà tai lại lắng nghe người ngoài nói chuyện hoặc mắt theo dõi cảnh vật chung quanh… tức là năm thức duyên theo năm trần cảnh.
Đây là nguyên nhân làm công phu bị gián đoạn và mất chánh niệm. Có thể bạn không biết, tưởng mình không vọng niệm rồi chẳng lo đoạn trừ, lâu ngày thành thói quen nặng, ngồi niệm Phật mà vẫn lắng nghe chuyện xung quanh mình, tu nhiều mà tâm không định.
Đây là nguyên nhân làm công phu bị gián đoạn và mất chánh niệm. Có thể bạn không biết, tưởng mình không vọng niệm rồi chẳng lo đoạn trừ, lâu ngày thành thói quen nặng, ngồi niệm Phật mà vẫn lắng nghe chuyện xung quanh mình, tu nhiều mà tâm không định.
- Vô ký: là một thái cực đối lập với phan duyên, tức là tâm thức biến mất, hành giả ngồi niệm Phật đến một lúc tự nhiên không nhận biết gì cả, quên niệm Phật, như người chết có khi trải qua hàng giờ. Nếu không biết lại cho là được định tâm, đắm thích theo nó khiến uổng phí thời gian.
Để khắc phục hiện tượng tâm phan duyên và vô ký này, bạn có thể khởi niệm Phật rõ ràng từng niệm ba câu hay năm câu, mười câu cho liên tiếp, rồi ngừng khoảng hai giây, sau đó khởi niệm trở lại ba hay năm, mười câu liên tiếp nữa, rồi lại ngừng, ngừng rồi lại niệm. Cứ như thế mà hành trì niệm Phật, vừa niệm vừa lắng nghe kiểm soát rõ ràng. Thực hành như vậy tâm sẽ tập trung mạnh mẽ.
Cần biết thêm là trừ tâm phan duyên thì niệm ra tiếng, còn đoạn vô ký thì niệm thầm. Dù niệm ra tiếng hay niệm thầm, đều kiểm soát ghi nhận rõ ràng từng đợt mấy câu.
Sở dĩ trường hợp phan duyên đuổi theo cảnh, thì cảnh do mình để kéo về mới kết quả và đoạn tâm vô ký là ý thức chìm mất, vì vô ký là ý thức hay chìm mất, nên bắt ý thức làm việc và kiểm soát nó thì nó sẽ không mất nữa.
Sở dĩ trường hợp phan duyên đuổi theo cảnh, thì cảnh do mình để kéo về mới kết quả và đoạn tâm vô ký là ý thức chìm mất, vì vô ký là ý thức hay chìm mất, nên bắt ý thức làm việc và kiểm soát nó thì nó sẽ không mất nữa.
Đó là khái quát cách đối trị các bệnh hôn trầm, tán loạn, phan duyên và vô ký. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng khi cơ thể mệt mỏi suy kém do làm việc nhiều hoặc bệnh tật cũng thường gây ra các chứng bệnh ấy.
Trường hợp này, nên nghỉ ngơi để bồi dưỡng cho thân được điều hòa, không nên gượng ép công phu vô ích.
Trường hợp này, nên nghỉ ngơi để bồi dưỡng cho thân được điều hòa, không nên gượng ép công phu vô ích.
Khi niệm Phật đã thành thạo, tiếng Phật không mất mà vẫn phát động đều đặn, tâm an bình, tỉnh táo, nghe biết rõ ràng. Nơi tâm tự nhiên sinh khởi các ý tưởng vọng động kèm theo câu Phật hiệu của mình.
Đây là do tâm đạt đến chỗ bình lặng, làm lưu xuất các chủng tử trong tạng thức. Trường hợp này không cần quan tâm, cứ chú ý câu Phật hiệu của mình. Các chủng tử được lưu xuất ấy lần lần bặt dứt, sẽ trở lại sự trong sáng tự nhiên nơi tâm.
Đây là do tâm đạt đến chỗ bình lặng, làm lưu xuất các chủng tử trong tạng thức. Trường hợp này không cần quan tâm, cứ chú ý câu Phật hiệu của mình. Các chủng tử được lưu xuất ấy lần lần bặt dứt, sẽ trở lại sự trong sáng tự nhiên nơi tâm.
Ngoài ra, khi tâm đã có phần khó tập trung bởi hôn trầm tán loạn thì cố gắng tập thường xuyên lặng lẽ niệm Phật. Vì còn niệm ra tiếng, tâm tất còn duyên ra bên ngoài, sức quán chiếu nội tâm còn yếu và khi đối cảnh khó giữ được câu niệm liên tục, không gián đoạn, lại hao nhiều sức khỏe.
Kathy (Tổng hợp)