Bà Dorothy Louise Eady từng làm dấy lên nhiều nghi hoặc khi bà tự nhận mình là người tình kiếp trước của Pharaoh. Một chuyên mục của tờ báo New York Times mô tả câu chuyện của cuộc đời bà như là một điều kỳ lạ nhưng có thật về linh hồn tái sinh.
Dù bên cạnh những ý kiến trái chiều cho rằng bà tô vẽ ra sự việc để gây chú ý nhưng không ai phủ nhận được rằng những ký ức tiền kiếp của bà đã giúp ích rất nhiều cho công việc khai quật nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Bà có nhiều khả năng lạ như trò chuyện, yểm bùa và điều khiển rắn hổ mang, bà có thể dùng tay không để cho chúng ăn mà không sợ bị cắn. Người dân quanh vùng kể lại rằng bà từng nhảy xuống bể nước tại đền thờ Osireion để chữa bệnh cho bản thân hoặc đọc thần chú để chữa bệnh.
Cô gái là người tình kiếp trước của Pharaoh
Bà Omm Seti và cháu gái vào năm 1976 |
Bà Dorothy cho biết từ năm 15 tuổi đã bắt đầu gặp phải những giấc mơ kỳ lạ và thường mộng du đi lang thang trong đêm. Bà cho biết mình được một linh hồn tên Hor-Ra ghé thăm suốt 12 tháng và kể cho cô nghe về kiếp trước.
Theo lời Hor-Ra thì kiếp trước của cô là một người phụ nữ Ai Cập tên là Bentreshyt, một nữ tu sĩ ở ngôi đền Seti I tại thành phố Abydos, Thượng Ai Cập.
Bentreshyt là con gái một người lính làm việc cho Pharaoh Seti I và một phụ nữ bán rau. Người mẹ qua đời khi Bentreshyt lên 3 tuổi. Sau đó, Bentreshyt được đưa tới ngôi đền đền Kom-el-Sultancha và trở thành tu sĩ.
Năm 12 tuổi, Bentreshyt tuyên bố mình làm trinh nữ thánh hiến để thờ phụng thần Osiris (consecrated virgin).
Tuy nhiên, sau đó vài năm, khi vua Pharaoh Seti I đến ngôi đền và khi hai người có cơ hội gặp gỡ, yêu nhau nàng đã phản bội lời thề khi yêu rồi hiến dâng thân xác của mình cho nhà vua và đã có thai.
Bentreshyt đã khai điều này với Quan tư tế và để bảo vệ danh tính, tránh tai tiếng cho Seti I, nàng đã chọn cách hy sinh là tự sát, kết thúc cuộc đời mình ở tuổi 15 để ngăn không cho Pharaoh Seti I bị liên lụy.
Ngoài ra, cô còn được linh hồn Pharaoh, vua Seti ghé thăm.
Lịch sử kể lại rằng Pha-ra-ông Sety đã quay trở lại Abydos và vô cùng đau buồn khi nghe tin cái chết của người yêu trẻ. Ông còn thề rằng sẽ không bao giờ quên Bentreshyt.
Cuộc sống thay đổi khi bô bé 3 tuổi ngã cầu thang
Mọi thứ diễn ra bình thường cho tới năm cô bé lên 3 và bị ngã cầu thang, tưởng như không kể qua khỏi nhưng điều không ai ngờ tới đó là Dorothy tỉnh lại ngay sau đó.
Nhưng niềm vui của bố mẹ Dorothy không trọn vẹn khi cô bé có nhiều biểu hiện lạ như không muốn hát thánh ca, đưa ra so sánh giữa Kitô Giáo với Ai Cập cổ đại, luôn miệng yêu cầu được "trở về nhà" dù đang ở cạnh bố mẹ.
Kể từ đó, Dorothy rất nhiều lần viếng thăm bảo tàng. Tại đây, cô làm quen với ông Wallis Budge, người quản lý các cổ vật Ai Cập trong bảo tàng. Chính ông là người khuyến khích Dorothy học chữ tượng hình để theo đuổi kiến thức về nền văn minh Ai Cập Cổ Đại.
Đóng góp to lớn của Dorothy cho ngành khảo cổ
Hai vợ chồng sống ở Cairo và con trai của họ được đặt tên là Sety. Cái tên "Omm Sety" có nghĩa là "mẹ của Sety". Sau 4 năm hai vợ chồng bà ly hôn khi chồng phải chuyển đi Iran vì công việc nhưng bà không đi theo vì không muốn rời khỏi mảnh đất này.
Thời gian sau, Dorothy dọn đến sống ở làng Nazlat el-Samman bên cạnh Đại kim tự tháp Giza.
Theo tín ngưỡng cổ xưa, ngọn núi trên là con đường dẫn đến thế giới bên kia. Ở giai đoạn này, Dorothy bắt đầu được gọi là Omm Sety, nghĩa là ''mẹ của Sety''.
Không những thế, bà đã giúp phát hiện ra khu vườn, nơi bà tin rằng mình đã gặp được Seti I lần đầu tiên. Các cuộc khai quật đã phát hiện ra khu vực trông hoàn toàn giống với những gì bà từng miêu tả về nó trong suốt thời kỳ cổ đại.
Nhiều người vẫn cố gắng chứng minh rằng bà chỉ là kẻ đóng kịch tài tình nhưng ngược lại có những người ca ngợi bà. Nhưng dù thế nào đi nữa, không ai có thể phủ nhận những đóng góp và cống hiến to lớn của bà Omm Sety cho ngành khảo cổ.
(Tổng hợp)