Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Chư Thiên là gì? Sống sung sướng nhưng chỉ có hưởng lạc cũng đâu tránh được nghiệp báo

Thứ Hai, 15/05/2023 17:19 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng hiểu rõ Chư Thiên là gì và đó là lý do hầu hết chúng ta mơ ước làm thần tiên nhưng không biết được mặt lợi và cả mặt hại của kiếp sống có vẻ rất sung sướng này.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Chư Thiên là gì?


Chư Thiên trong tiếng Pali và Sanskrit là Deva, nghĩa là người phát sáng, có tỏa ra ánh sáng xung quanh cơ thể mình.

Thực tế thì ánh sáng này không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Người Ấn Độ xưa dùng từ này cũng để hàm ý là người có tri thức, trí tuệ. 
 
Ngoài ra dùng từ Deva nói về Chư Thiên cũng hàm nghĩa là người có phước báu vô cùng lớn, không sống trên Trái đất. Những người này có đặc điểm vượt trội hơn con người ở cõi ta bà như: Chiều cao, trí thông minh, môi trường sống hòa bình, hoàn cảnh sống thân thiện, đủ đầy, muốn gì có nấy...

Theo đó, tạm hiểu là một người không ngừng gieo trồng phước báu thì khi qua đời sẽ được tái sinh thành Chư Thiên.

Còn trong dân gian, ta tạm hiểu Chư Thiên là Thần Tiên ở cõi Trời (không chung sống trên Trái đất). Những người này có phước báu lớn, luôn tích đức hành thiện, giúp đỡ nhiều người.
 
Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm Chư Thiên là gì vẫn còn có những tranh cãi vì cho dù họ có tồn tại thì chúng ta cũng không thể nhìn thấy được bằng con mắt thông thường. Thế nên thông tin về Chư Thiên được tìm hiểu qua những trang sách cổ, có tính xác thực hay không thì cũng do quan niệm của mỗi người.

Trong kinh có đoạn từng ghi chép rằng Chư Thiên từ các cõi Trời cũng đến hầu Phật và tìm hiểu giáo pháp trong khoảng thời gian từ mười giờ đến hai giờ khuya. Ngoài ra có nhiều câu chuyện đối đáp giữa Thế Tôn và Chư Thiên vẫn được nhắc đi nhắc lại trong tập Sàmyutta Nikàya (Tạp A Hàm).

Khai niem Chu Thien la gi

Khái niệm Chư Thiên là gì?

2. Hào quang xung quanh Chư Thiên

 
Trong các chính điện ở cả phương Đông và phương Tây, có 24 vị Chư Thiên tiêu biểu được thờ phụng.

Bao gồm: Đại Công Đức Thiên, Đại Biện Tài Thiên, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương, Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương, Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương, Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương, Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương, Nhật Thiên, Nguyệt Thiên, Kim Cang Mật Tích Lực Sĩ, Ma Hê Thủ La Thiên, San Chỉ Đại Tướng, Vi Đà Thiên, Kiên Lao Địa Thần, Bồ Đề Thọ Thần, Quỷ Tử Thánh Mẫu, Ma Lợi Chi Thiên, Sa Kiệt La Long Vương, Diêm Ma La Vương, Khẩn Na La Vương, Lôi Thần, Đông Nhạc Đại Đế, Tử Vi Đại Đế.

Kinh điển Phật giáo, cả hai hệ Nguyên thủy và Đại thừa đều nói về ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Trong Kinh tạng Nikaya (kinh hệ Nguyên thủy), Chư Thiên ở 3 cõi Trời được đề cập đến khá nhiều.

Ở từng cõi khác nhau, Chư Thiên có những cách tu khác nhau nên hào quang quanh người cũng không giống nhau. 
  • Cõi Dục Giới: Chư Thiên tu bố thí, nhẫn nhục, trì giới, Thiền định được thanh tịnh. Nên thân có hào quang, không cần mặt trời mặt trăng soi sáng. Gồm có bốn màu: hồng, vàng, biếc và trắng sáng như ngọc. Theo luận Trí Độ nói: “Phước báo của chư Thiên làm thân sinh ra hào quang. Nghĩa là thân của chư Thiên ở Dục giới thường phát hào quang, sánh kịp các loại đèn đuốc, minh châu".
  • Cõi Sắc Giới: Chư Thiên đã thoát ly dục để tu thiền định nên  tâm thanh tịnh, thân thể phát ra ánh sáng nhiệm màu, đẹp hơn cả ánh nhật, nguyệt, quang minh của cõi dục. Hào quang ở Sắc giới có hai màu là huỳnh kim và bạch ngân. Tuy nhiên cũng có những Chư Thần có màu khác khác như xanh, vàng, trắng, đỏ nhờ đã tu về Biến Xứ Định.

3. Các cõi của Chư Thiên 

Cac coi cua Chu Thien
 
Ở mỗi cõi khác nhau, Chư Thiên cũng sẽ có hình dáng và sự phân chia cấp bậc khác nhau.
 

3.1 Cõi Dục giới


Ở cõi này, Chư Thiên có phân chia theo hình tướng nam và nữ. Dục nhiễm tùy theo cao thấp mà có nặng nhẹ. Thiên thần trong cõi Dục giới, tùy theo dục nhiễm từ thấp đến cao chia thành sáu hạng khác nhau.
  • Tứ Vương Thiên: thân lượng cao nửa dặm, áo nặng nửa lượng.
  • Đao Lợi Thiên: cao một dặm, áo nặng sáu thù.
  • Dạ Ma Thiên: cao một dặm rưỡi, áo nặng ba thù.
  • Đâu Suất Thiên: cao hai dặm, áo nặng hai thù.
  • Hóa Lạc Thiên: cao hai dặm rưỡi, áo nặng một thù.
  • Tha Hóa Tự Tại Thiên: cao ba dặm, áo nặng nửa thù.

3.2 Cõi Sắc giới


Ở cõi này không có sự phân chia hình tướng nam nữ, không có sự dục nhiễm, dùng thiền định để trưởng dưỡng sắc thân.

Sở dĩ gọi Sắc giới, vì chúng sanh đã lìa sự nhiễm dục, từ thân đến cảnh ở chốn này rất trang nghiêm, thanh tịnh. Cõi này phân chia thành 18 thiên vức khác nhau. Ba Thiền thiên trước mỗi nơi có ba, đệ tứ thiền có chín. 
  • Ba thiên vức ở Sơ thiền Ly sanh hỷ lạc địa là: Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, Đại Phạm Thiên.
  • Ba thiên vức ở Nhị thiền Định sanh hỷ lạc địa là: Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên.
  • Ba thiên vức ở Tam thiền Ly hỷ lạc địa là: Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên.
Chín thiên vức ở Tứ thiền Xả niệm thanh tịnh địa là: Vô Vân Thiên, Phước Sanh Thiên, Quảng Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên. Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến Thiên, Thiện Hiện Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên.

Trong chín thiên vức này, năm cõi ở sau cùng tên là Ngũ Tịnh Cư Thiên. Cũng gọi là Ngũ Bất Hoàn Thiên, vì là chỗ ở của bậc thánh A na hàm.

Chư Thiên trời Phạm Chúng thân lượng cao nửa do tuần.
  • Đại Phạm Thiên cao một do tuần rưỡi.
  • Thiểu Quang Thiên cao hai do tuần.
  • Vô Lượng Quang Thiên cao bốn do tuần.
  • Quang Âm Thiên cao tám do tuần.
  • Thiểu Tịnh Thiên cao 16 do tuần.
  • Vô Lượng Tịnh Thiên cao 32 do tuần.
  • Biến Tịnh Thiên cao 64 do tuần.
  • Vô Vân Thiên cao 125 do tuần.
  • Phước Sanh Thiên cao 250 do tuần. 
  • Quảng Quả Thiên cao 500 do tuần.
  • Vô Tưởng Thiên cao 500 do tuần.
  • Vô Phiền Thiên cao 1000 do tuần.
  • Vô Nhiệt Thiên cao 2000 tuần.
  • Thiện Kiến Thiên cao 4000 do tuần.
  • Thiện Hiện Thiên cao 8000 do tuần.
  • Sắc Cứu Cánh Thiên cao 16000 do tuần.
Chư Thiên cõi Sắc giới tuy không mặc y phục nhưng lại giống như có mặc. Tuy không đội thiên quan nhưng trông cũng như có đội, vì do thân quang chiếu hiện.
 

3.3 Cõi Vô Sắc giới


Chư Thiên ở cõi Vô Sắc giới không có hình tướng sắc thân, chỉ có tâm thức. Chư Thiên ở Vô sắc giới chỉ có định quả sắc, nên không có thân lượng.

Sở dĩ được gọi là cõi Vô sắc vì ở đây không có sắc uẩn mà chỉ có thọ, hành tưởng, thức bốn ẩm.

Chư Thiên cõi Vô Sắc giới được chia thành bốn bậc căn cứ vào dị thục sanh sai khác là:
  • Trời Không Vô Biên xứ.
  • Trời Thức Vô Biên xứ
  • Trời Vô Sở Hữu xứ.
  • Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ.
Bốn bậc không phải có riêng xứ sở cao thấp, mà tùy theo nghiệp của chúng sinh mà bốn bậc này có sự phân chia cao thấp khác nhau. 
Xứ sở thần tiên có thực sự tồn tại? Nơi ấy có như những gì ta hình dung?
Xứ sở thần tiên dường như là câu chuyện cổ tích không có thật nhưng ở trên thế giới vẫn có những người từng trải nghiệm cuộc sống nơi đây và kể lại khiến chúng

4. Tuổi thọ của các vị Chư Thiên như thế nào?

 
Khi hiểu nỗi khổ của các cõi chúng ta biết rằng cuộc sống của Chư Thiên cũng không chỉ toàn niềm vui, họ có bị giới hạn bởi tuổi thọ. Theo đó, tuổi thọ của Chư Thiên ở cõi Trời cũng khác nhau.

Với cặp mắt giác ngộ của Đức Phật thì cõi Trời cũng thuộc ác nghiệp, vì vẫn còn luân hồi trong ba cõi.
 
Chu Thien co tuoi tho khac nhau
 

4.1 Cõi Dục


Tuổi thọ của Chư Thiên là từ 500 tuổi đến 16.000 tuổi, tương đương với 50 năm đến 1.600 năm ở cõi người.
  • Trời Tứ Vương thọ 500 tuổi. Một ngày đêm nơi đây bằng 50 năm cõi người.
  • Trời Đao Lợi thọ 1000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 100 năm cõi người.
  • Trời Dạ Ma thọ 2.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 200 năm cõi người.
  • Trời Đâu Suất thọ 4.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 400 năm cõi người.
  • Trời Hóa Lạc thọ 8.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 800 năm cõi người.
  • Trời Tha Hóa thọ 16.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 1600 năm cõi người.

4.2 Cõi Sắc


Tuổi thọ của Chư Thiên ở cõi Sắc, tuổi thọ sẽ được tính bằng số kiếp.
  • Sơ thiền, trời Phạm Chúng thọ nửa trung kiếp. Trời Phạm Phụ thọ một trung kiếp. Trời Đại Phạm thọ một trung kiếp rưỡi.
  • Nhị thiền, trời Thiểu Quang thọ hai đại kiếp.Trời Vô Lượng Quang thọ bốn đại kiếp. Trời Quang Âm thọ tám đại kiếp.
  • Tam thiền, trời Thiểu Tịnh thọ 16 đại kiếp.Trời Vô Lượng Tịnh thọ 32 đại kiếp. Trời Biến Tịnh thọ 64 đại kiếp.
  • Tứ thiền, trời Vô Vân thọ 128 đại kiếp, cứ như thế tăng gấp đôi cho đến trời Sắc Cứu Cánh thọ 16.000 đại kiếp. Trong đây trừ Vô Tưởng thiên thọ lượng đồng với Quảng Quả Thiên.

4.3 Cõi Vô Sắc giới


Ở cõi Vô sắc, trời Không Vô Biên thọ 20.000 đại kiếp, cứ tăng gấp đôi cho đến trời Phi Phi Tưởng thọ 80.000 đại kiếp.

Hầu hết chúng ta có niềm tin rằng cứ là thần tiên thì mãi mãi là thần tiên. Thế nhưng sự thật là Chư Thiên cũng có tuổi thọ, tuổi thọ của các vị ở từng cõi khác nhau sẽ có sự khác nhau.
 
Chư Thiên có tuổi thọ bị giới hạn vì họ vẫn còn bản ngã, còn cái ta, vẫn có những ham muốn riêng. Nếu Chư Thiên không chịu tu thân, tham đắm trong thú vui hưởng lạc ở Cõi Trời thì sẽ có nguy cơ là nếu họ đang ở cõi Trời cao thì thời gian rớt xuống cõi giới thấp.
 
Một hình ảnh gần gũi mà dễ hiểu đó là: Những người khi còn sống trên thế gian tuy không biết đạo, không tu tập nhưng có lòng thiện giúp đỡ nhiều người, công đức lớn lao nên qua đời họ chuyển kiếp thành Chư Thiên. Thế nhưng không tu tập nên vẫn tham đắm thú vui giống như khi làm người. Khi qua đời họ tái sinh ở cõi Trời thấp hơn.
 
Khi hưởng hết phước cõi Trời thì năm tướng suy hao sẽ hiện ra, theo thời gian, phước càng thấp thì càng tái sinh xuống các cõi giới thấp. 
  • Tướng một: Vòng hoa trang trí trên đầu bị héo úa, không còn tươi đẹp nữa.
  • Tướng hai: Quần áo của Chư Thiên từng đẹp đẽ, sạch sẽ thì nay bắt đầu bám bụi bẩn, cũ dần trong khi đó, nếu bình thường thì không bị bám, lúc nào cũng sạch sẽ, thơm, đẹp.
  • Tướng ba: Hai nách của Chư Thiên bắt đầu tiết ra mùi hôi. Trước đây chưa từng xảy ra điều này.
  • Tướng tư: Cả cơ thể cũng tiết ra mùi hôi cơ thể. Trong khi đó, trước đây cơ thể của Chư Thiên lúc nào cũng sạch sẽ, rất thơm. Nhưng khi gần hết phước, tướng quý thơm này không còn nữa.
  • Tướng năm: Tâm bắt đầu động loạn dần, tự nhiên luôn khởi ý nghĩ hướng ngoại, thích quan sát các cõi giới khác, không thích an trú trong định nữa. Điều này là hoàn toàn trái ngược với thường ngày là Chư Thiên tâm thường sống trong định, vui thích an trú trong định.
Khi mạng căn chấm dứt, nếu cái nghiệp ác của Chư Thiên đã làm trong quá khứ trổ ra lúc đó thì cũng có thể tái sinh ở địa ngục, cõi ngạ qủy hay cõi súc sinh, cõi người... tùy thuộc vào nghiệp lực của cá nhân.
 
Thế nên, cho dù là Thần tiên nhưng vẫn còn bị tham, sân, si thì vẫn tiếp tục rơi vào lục đạo luân hồi như các chúng sinh khác.
 

5. Chư Thiên có giúp con người?

 
Chư Thiên giúp con người nhưng không thể ai họ cũng có thể ra tay cứu giúp, trên thế giới có hàng tỷ người trong khi số lượng Chư Thiên lại vô cùng ít. Thế nên số người mà Chư Thiên giúp có hạn, việc này giống như trong một lớp chỉ có một cô giáo thì cô chỉ tập trung được cho vài người, khó có khả năng bao quát hết được toàn bộ 50 học sinh chẳng hạn.

Vậy ai là người được Chư Thiên giúp đỡ? Đó là những người tốt, có tâm hồn trong tráng, hay giúp đỡ người khác.

Thế nên những ai có thiện tâm, sống đức hạnh thì tự họ tỏa ra hào quang (người thường không nhìn thấy được) thì Chư Thiên mới chú ý đến và dõi theo, dễ giúp đỡ hơn.

Những người này dù họ có đi đến đâu chăng nữa thì vầng hào quang vẫn sẽ luôn bao bọc lấy họ. Trong khi đó, những ai hay làm việc ác, việc xấu thì thường sẽ tối đi, Chư Thiên cũng không thể thấy hay để tâm tới những người này.

Nói theo cách khoa học hơn thì những ai sống an lạc, tinh thần sẽ thường ổn định, nếu có đối mặt với khó khăn họ cũng có thể bình tĩnh để tìm cách tự cứu lấy mình, sự hỗ trợ bên ngoài chỉ là một tác động nhỏ.

Có câu: “Cầu nguyện không phải để thoát nạn mà là để bình tĩnh lúc lâm nạn”. Thế nên ai càng bình tĩnh để xử lý vấn đề thì cơ hội sống sót cang cao, không có màu sắc mê tín nào ở đây cả.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X