Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tất niên 2019 có những lưu ý quan trọng nào?

Thứ Hai, 14/01/2019 08:20 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tất niên 2019 đang đến thật gần nhưng một lưu ý nhỏ là chúng ta không chỉ chuẩn bị như thế nào cho đáo mà còn phải lưu ý phải có sự thành tâm trong từng việc mình làm.
 

Tất niên 2019


Với người dân Việt Nam thì lễ cúng tất niên là nét văn hóa truyền thống từ lâu đời thể hiện sự tri ân đối với ông bà tổ tiên, đối với các vị thần, thánh… Tuy nhiên, mâm cúng tất niên nên trang nghiêm, đầy đủ, không cần quá cầu kì nhưng phải đảm bảo tươm tất, sạch sẽ...
 
Theo phong tục, các lễ vật bắt buộc trên mâm cỗ cúng tất niên là: Bánh chưng, trầu cau, hoa tươi, vàng mã... còn những đồ ăn khác còn tùy thuộc món ăn đại diện cho đặc sản, sở thích của từng vùng miền. Điều này tạo nên nét thú vị khác biệt giữa những cách cúng Tất niên khác nhau giữa 3 miền.

Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, mọi thứ đã linh động hơn. Hiện nay, do nhiều gia đình muốn tổ chức quy mô đồng thời mời nhiều khách nên gia chủ chủ động tổ chức vào các ngày cuối tuần. Ví dụ Tất niên năm 2019 mọi người thường tổ chức vào thứ Bảy, Chủ nhật cuối cùng của năm nay rơi vào ngày 2/2/2019 và 3/2/2019, tức ngày 28 và 29 tháng Chạp).
 
Đồng thời, nếu độc giả Lịch Ngày Tốt muốn tham khảo thì theo nhiều chuyên gia phong thủy, năm nay có hai ngày đẹp nên làm lễ cúng tất niên là ngày 29 và 30 tháng Chạp (tức ngày 3/2 và 4/2/2019 Dương lịch).

Chính vì thế, chỉ cần làm lễ thành tâm, còn không nhất thiết phải cúng tất niên vào chiều ngày 30 tháng Chạp, thời gian còn phụ thuộc vào lịch trình của từng gia chủ. 
 
Tat nien 2019
 
 

Một số lưu ý khi trong ngày tất niên 2019


Ở Việt Nam, việc cúng tất niên cuối năm như một phong tục, tập quán từ lâu đời. Đó còn là nghi thức tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới. Đồng thời tất niên còn có ý nghĩa sum họp gia đình, mọi thành viên quây quần bên nhau trong khoảnh khắc đón chào năm mới. Và khi cúng tất niên, gia chủ sẽ mời ông bà, tổ tiên về ăn với con cháu để không thấy lạc lõng vào ngày tết. Đây là điều vô cùng thiêng liêng với những con người Việt Nam.   
 

Cúng tất niên tránh đùa cợt

 
Khi cúng tất niên, tránh nói cười đùa nghịch, đặc biệt không nói tục vì như vậy sẽ thể hiện sự không tôn trọng, bất kính.
 
Có nhiều quan niệm cho rằng, khi cúng Tất Niên khó tránh khỏi hồn ma lang thang trong lúc tổ tiên, ông bà quy tụ vì vậy người ta sẽ kiêng gọi tên trẻ em bởi nếu hồn ma nghe được tên trẻ có vía yếu sẽ làm hại trẻ. 
 
bua an tat nien sum hop
 

Bữa ăn tất niên vui vẻ, thoải mái

 
Không thể phủ nhận rằng tất niên cuối năm là dịp mọi người ngồi lại cùng nhau, nói về những chuyện đã trải qua trong một năm và niềm ước ao về một năm mới đủ đầy hạnh phúc. Vì thế, nên hạn chế nói những chuyên buồn phiền, thù hận, nên bao dung, bỏ qua cho nhau trong thời điểm này. 
 
Năm cũ đi qua, có những thành công nhưng cũng có những thất bại, chính vì vậy, ai cũng mong muốn năm mới sắp đến này sẽ thành công hơn nữa, gạt đi muộn phiền, âu lo để cùng nhau cười nói vui vẻ trong thời khắc giao thoa chuyển mình của đất trời. Cả gia đình sum họp bên nhau kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, chúc nhau những điều tốt đẹp và đặc biệt tránh nhắc đến những chuyện buồn hay kiêng kị cãi nhau.
 

Tránh sự đổ vỡ

 
Không chỉ ngày đầu tháng kiêng đổ vỡ mà những ngày đầu năm việc này càng được lưu tâm vì mọi người cho rằng đổ vỡ là biểu trưng cho sự chia ly, xui xẻo, có điềm báo chẳng lành trong năm mới. Đặc biệt, tránh làm đổ dầu và rượu ra sàn nhà vì nó sẽ thu hút ma quỷ vào nhà cũng như mang những điều không tốt sẽ đến trong năm mới.

MiMo (Tổng hợp)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X