(Lichngaytot.com) Lễ cúng giao thừa trong nhà để cúng ông bà gia tiên sau thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ là một trong những lễ cúng quan trọng nhất của nhân dân ta mỗi dịp Tết đến xuân về. Liệu bạn đã hiểu rõ về lễ cúng này hay chưa? Hãy thử cùng tìm hiểu nhé!
Cúng giao thừa là một trong số những phong tục quan trọng nhất của người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Lễ cúng được thực hiện vào thời khắc thiêng liêng nhất khi chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Vậy bạn đã biết gì về lễ cúng giao thừa, đặc biệt là lễ cúng trong nhà? Lễ cúng này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng
Lịch ngày tốt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Phân biệt lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời
Trong khoảng thời gian 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp âm lịch, người ta thường làm hai lễ gồm lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Về bản chất, đây là hai lễ cúng hoàn toàn khác biệt.
Thực chất, hai lễ này có tên gọi khác nhau, lễ cúng ngoài trời được thực hiện trước vào đúng 12 giờ đêm là lễ cúng giao thừa, còn lễ cúng trong nhà được thực hiện sau đó là lễ cúng tổ tiên.
Vì lí do đơn giản hóa, mọi người thường gọi chung hai lễ này bằng một tên gọi là lễ cúng giao thừa.
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ngoài trời là để cúng các vị Hành Khiển chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc nhân gian mỗi năm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới cũng là thời khắc hai vị Hành Khiển của năm cũ và năm mới chuyển giao nhiệm vụ.
Lúc này, các vị Hành Khiển sẽ đi rất nhanh trên đường và chỉ lướt qua các hộ gia đình, chứng giám lòng thành cho họ khi nhìn thấy những mâm cỗ được chuẩn bị sẵn để ở ngoài trời, nhờ đó bảo hộ cả gia đình trong năm mới được bình an, may mắn.
Những điều ai cũng nên biết về lễ cúng giao thừa ngoài trời để thực hiện cho đúng.
Lễ cúng trong nhà là để cúng ông bà gia tiên, đây là lễ cúng thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời của nhân dân ta, thể hiện đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, và là một hình thức lưu giữ sợi dây gắn bó giữa các thành viên, tạo nên một điểm tựa cho mỗi người con, người cháu.
2. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà
Lễ cúng gia tiên vào thời điểm vừa qua giao thừa có ý nghĩa cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình năm mới gặp nhiều may mắn, tốt lành.
Cúng giao thừa trong nhà được thực hiện ngay sau khi cúng giao thừa ngoài trời kết thúc. Bởi hai loại lễ cúng này cần thực hiện liên tiếp trong thời gian khá nhanh nên mọi lễ vật cần phải chuẩn bị chu đáo trước 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp.
Vậy mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà gồm những gì? Mỗi hộ gia đình có thể có những thay đổi tùy theo truyền thống hoặc điều kiện kinh tế của mỗi nhà, tuy nhiên, về cơ bản, mâm cỗ sẽ gồm những món lễ sau:
Lễ chay gồm có hương, hoa, đèn nến, các loại bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia, nước ngọt hoặc các loại đồ uống khác.
Lễ mặn gồm bánh chưng, giò chả, xôi gấc, thịt gà… và các món mặn khác tùy theo mỗi gia đình.
3. Văn khấn lễ cúng giao thừa trong nhà
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
- Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
Nay phút giao thừa giữa năm … và năm …
Chúng con là: ……………………Tuổi……………
Hiện cư ngụ tại:.........................................................
Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Xem các bài viết liên quan: