Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Những điều ai cũng nên biết về lễ cúng giao thừa ngoài trời để thực hiện cho đúng

Thứ Ba, 15/01/2019 16:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cúng giao thừa ngoài trời là một trong những lễ cúng quan trọng nhất được nhân dân ta thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Liệu bạn đã hiểu đúng về lễ cúng này để thực hiện cho đúng?


Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, vào thời điểm này, ta thường thấy gia chủ làm lễ cúng ở cả trong nhà và ngoài nhà.

Mỗi lễ cúng có một ý nghĩa quan trọng khác nhau mà chưa chắc ai cũng đã hiểu hết. Riêng trong bài viết này, hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu xem lễ cúng ngoài trời có ý nghĩa gì, cần phải chuẩn bị những gì và cần lưu ý những điều gì.
 
le cung giao thua ngoai troi
 

1. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa ngoài trời


Lễ cúng ngoài trời chính là lễ cúng giao thừa, còn lễ cúng trong nhà là để cúng tổ tiên, nhưng vì hai lễ này diễn ra ngay sát nhau, mọi người thường hay gộp chung vào một cách gọi nên mới dễ có sự nhầm lẫn.
 
Lễ cúng giao thừa ngoài trời còn có một tên gọi khác là lễ Trừ Tịch, được diễn ra vào khoảng thời gian đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp âm lịch. Đây là khoảng thời gian linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới của đất trời và trong tâm thức của mỗi người Việt.

Lễ này có nguồn gốc từ một quan niệm xa xưa cho rằng mỗi năm sẽ có một vị quan Hành Khiển chịu trách nhiệm coi sóc nhân gian.

Thời điểm giao thừa chính là thời điểm hai vị quan Hành Khiển chuyển giao công việc cho nhau, vì thế, nhân dân ở dưới hạ giới cần làm lễ tiễn đưa vị thần cũ và đón rước vị thần mới.
 
Trong khoảng thời gian này, các vị Hành Khiển đi trên đường đều rất vội vàng, không thể vào thăm từng hộ gia đình nên mâm cỗ cúng thường được bày ngay ở ngoài trời, để các vị chỉ cần đi lướt qua là có thể nhìn thấy và biết được lòng thành của người cúng.
 

2. Mâm cỗ cúng ngoài trời cần những gì?


Theo quan niệm dân gian, mâm cỗ cúng ngoài trời chỉ cần chuẩn bị đơn giản để các vị thần chứng giám lòng thành là được.

Tùy vào quan niệm và phong tục từng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, các lễ chủ yếu gồm: Một con gà trống luộc, bánh chưng, mứt kẹo, hoa quả, trầu cau, rượu nước và vàng mã, gạo muối.

Trong các lễ vật kể trên, gà trống là món lễ rất được các hộ gia đình chú trọng, bởi hình ảnh gà trống biểu hiện cho những đức tính mẫu mực mà một con người, đặc biệt là người đàn ông nên có, đó là văn, võ, dũng, nhân, tín.

Cúng gà trống trong lễ cúng giao thừa ngoài trời cũng là một trong những hình thức gửi gắm mong muốn con cháu trong nhà mai sau có thể có được những đức tính như vậy.

Nhưng hẳn có đến 90% các bạn không biết gà cúng đêm Giao thừa quay đầu gà vào trong hay ra ngoài, hãy thử tìm hiểu để thực hiện theo nhé.
 
mam cung giao thua ngoai troi
 

3. Văn khấn giao thừa ngoài trời chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam
 

Dưới đây là bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời phổ biến nhất, chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! 

Kính lạy :

- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

- Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan.

- Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm………

- Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần

Nay là phút giao thừa giữa năm …(VD: Ất Mùi) và năm… (VD: Bính Thân).

Chúng con là................., Tuổi:...........

Ngụ tại .................................................

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. 

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. 

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô Bồ tát Ma ha tát đại chứng minh.

(Lạy 3 lạy)

 

4. Những lưu ý khi làm lễ cúng ngoài trời


Với những gia đình có điều kiện nhà riêng, không gian rộng rãi thì việc cúng lễ có thể diễn ra trong sân hoặc trước cửa nhà. Nếu ở chung cư không có nhiều diện tích thì có thể cúng ở ngay ngoài ban công, chỉ cần là nơi hướng ra ngoài trời là được.

Bởi thời gian làm lễ cúng giao thừa ngoài trời cần phải diễn ra rất nhanh và đúng vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên mâm cỗ cúng cần phải chuẩn bị chu toàn trước thời điểm 12 giờ.

Khi làm lễ ngoài trời, người làm lễ cần chú ý đọc đúng tên các vị quan Hành Khiển trong năm đó. Nếu đọc sai hoặc nhầm lẫn tức là thiếu tôn kính đối với các vị thần, cũng như làm giảm đi sự thành tâm của gia chủ.

Sau khi làm xong lễ cúng ngoài trời và hạ lễ, đĩa gạo và muối trắng trên mâm có thể vãi ra ngay vào khoảng không khi đứng trên ban công hoặc đi xuống dưới chân nhà vẩy ra đất.

Quỳnh Hương 

Xem các tin bài liên quan:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X