Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Mâm cỗ cúng Giao thừa gồm những gì? Hướng dẫn mâm cúng Giao thừa 2024 đầy đủ nhất!

Thứ Tư, 27/01/2021 16:56 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Một năm mới nữa lại sắp tới, để tiễn năm cũ, đón năm mới, không thể thiếu được lễ cúng giao thừa. Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa 2024 thế nào cho đúng, cho đủ chắc hẳn là điều mà nhiều bạn quan tâm.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

  
Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch là một nghi lễ đánh dấu thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mâm cỗ cúng giao thừa phải được gia chủ chuẩn bị với lòng thành, bởi đây là lễ cúng về mặt tâm linh, song không phải ai cũng biết được một mâm cỗ cúng chuẩn và đầy đủ gồm có những gì.

Mâm cúng giao thừa đầy đủ gồm 2 mâm: 1 mâm để cúng giao thừa ngoài trời và 1 mâm cúng giao thừa trong nhà.
 

1. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời


Tùy từng phong tục tập quán vùng miền mà có những lễ vật dâng cúng giao thừa ngoài trời khác nhau. Mâm cúng giao thừa ngoài trời thông thường gồm có:

mam co cung giao thua ngoai troi
 
  • 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng. Một số nơi có thể thay thế bằng 1 chiếc thủ lợn.
  • 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
  • 1 mâm ngũ quả
  • Bánh kẹo
  • Rượu
  • Trà
  • Nhang, đèn
  • Quả cau, lá trầu
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

2. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà


Tùy theo từng phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cúng giao thừa trong nhà có sự khác biệt. Sau đây là mâm cúng giao thừa đặc trưng và phổ biến ở 3 miền Bắc, Trung, Nam:
 

- Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc


Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là:

Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.

Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

mam co cua mien bac
 

- Mâm cúng giao thừa ở miền Trung


Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như:

  • Đĩa giò lụa Huế
  • Đĩa thịt đông
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Bát măng khô ninh
  • Đĩa dưa muối
  • Đĩa chả Huế
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Đĩa ram
  • Dưa giá
  • Bát miến
  • Đĩa cá chiên...

Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…
 

- Mâm cúng giao thừa ở miền Nam


Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm:

  • Canh măng tươi
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Chả giò
  • Củ kiệu
  • Thịt kho hột vịt
  • Gỏi tôm thịt
  • Dưa giá
  • Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm...

Các loại đồ cúng chung khác:

  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 3 hoặc 5 ly trà
  • 1 bình hoa cúng
  • Vàng mã
  • Bánh mứt các loại tùy vào gia đình
  • Nhanh đèn... 

3. Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa

 

- Nên dùng hoa tươi, không dùng hoa giả


Hoa bày trên bàn thờ hay mâm cỗ cúng ngoài trời cần phải hoa tươi chứ không được dùng hoa giả, hoa nhựa vì theo quan niệm đó là sự giả dối, thể hiện sự bất kính với bề trên.
 

- Chú trọng hướng đầu con gà

mam co cung giao thua dung chuan
 

Thông thường, với mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà, đặt gà quay đầu vào phía trong, hướng về bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên, được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”.  Không nên đặt đầu gà quay ra ngoài vì cho đó là gà “không chịu chầu”, mang tội bất kính. 

Còn với lễ cúng ngoài trời, nên để đầu gà quay ra phía ngoài, quay ra đường để đón quan Tân niên Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Cách đặt như vậy còn có ý nghĩa gọi Mặt trời chiếu vào nhà mình, mang tới ánh hào quang, sự sống và thịnh vượng.
 

- Cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà


Theo nhiều quan niệm phong thủy, cúng giao thừa là cúng vị chư thiên cai quản năm mới và tiễn chư thiên cai quản năm cũ đi nên phải cúng ngoài trời trước rồi mới cúng gia tiên, thần linh trong nhà.
 

- Mâm cúng giao thừa nên đặt ở 1 chiếc bàn nhỏ


Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở chiếc bàn con bên dưới bàn thờ. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã, trà, nước mang tính tượng trưng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mâm cỗ cúng giao thừa mà Lịch Ngày Tốt chia sẻ. Mong rằng sẽ hữu ích cho độc giả.

Tin cùng chuyên mục

X