Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Hóa ra đây chính là lý do hay cúng gà trống và chân giò ngày Tết cổ truyền dân tộc

Thứ Ba, 21/01/2020 16:58 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hình ảnh gà trống ngậm hoa hồng hay cặp chân giò luộc trên mâm cỗ ngày Tết, đặc biệt là ngày 30 Tết, lễ cúng Giao thừa, đã trở nên quen thuộc với người Việt. Vậy nó mang ý nghĩa gì đặc biệt?
 
Theo quan niệm xưa, cúng gà trống và chân giò ngày Tết chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vì thế, đây là 2 lễ vật không thể thiếu trên ban thờ ngày Tết Nguyên Đán.
 

1. Ý nghĩa tục cúng gà trống ngậm hoa 

 
Gà trống luộc miệng ngậm hoa hồng đỏ là lễ vật không thể thiếu trong các dịp Tết, các lễ cúng ở đình đền, miếu mạo cho đến giỗ chạp, lễ lạt tại các gia đình, họ tộc.
 
Ngoài lý do là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm của người xưa.
 
Trong 12 địa chi, gà trống biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ. Còn trong văn học gà trống được cho là loài có 5 đức lớn. 

Cung ga trong va chan gio ngay Tet
 
Thời Nguyễn, Tả quân Lê Văn Duyệt từng nói với vua Gia Long về 5 cái đức của gà như sau:
  •  Thứ 1: đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp như quần áo, gọn gàng đó là Văn.
  •  Thứ 2: chân cứng, có cựa nhọn để làm vũ khí, ấy là Võ.
  •  Thứ 3: thấy đối thủ là xông vào, ấy là Dũng.
  •  Thứ 4: tìm thấy thức ăn liền gọi đồng loại, đó là Nhân.
  •  Thứ 5: đúng giờ, đúng canh liền cất tiếng gáy, ấy là Tín.
Lê Văn Duyệt tâu với vua rằng, binh thư có câu: “Phàm người làm tướng phải có đủ những đức: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín mới có thể làm ba quân mến phục. Có vậy mới là tướng tài để đánh thắng cường địch”. 
 
Loài gà có đủ 5 đức ấy, đức nào cũng đáng quý, trong đó gà lấy đức Tín làm đầu. Bất kể mùa đông hay mùa hạ, ngày nắng hay ngày mưa đều cất tiếng gáy đúng giờ, đúng canh để báo hiệu cho mọi người khắp trốn cùng quê thức dậy lo làm, lo ăn.
 
Ngoài ra, từ đặc điểm tự nhiên là tiếng gáy mà con gà trống được cho là có tác động vào thời gian của con người và được thi vị hóa; tiếng gáy báo sáng đánh thức mọi người thể hiện trí tuệ, niềm tin.
 
Chính bởi vậy, người ta chỉ dùng gà trống để cúng chứ không dùng gà mái hay gà trống thiến. Đặc biệt trong dịp Tết nhất là trên mâm cúng giao thừa và cúng ngày mồng 1 Tết không thể thiếu gà trống luộc.
 
Sách Phương sóc chiêm tú giải thích rằng, mỗi ngày trong tám ngày đầu năm mới thuộc về một con giống, gà thuộc ngày mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể thiếu gà.
 
Cúng gà trống nhất thiết phải có thêm bông hoa hồng đỏ gắn ở mỏ gà. Ngoài mục đích trang trí thì bông hoa hồng đỏ trên mỏ gà trống chính là biểu tượng của hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên báo hiệu năm mới đã đến.

Có thể bạn chưa biết: 
90% bạn không biết gà cúng đêm Giao thừa và cúng gia tiên nên quay đầu gà vào trong hay ra ngoài
Trong mâm cỗ cúng đêm Giao thừa và cúng gia tiên ngày Tết, nên bày gà cúng quay đầu vào trong hay ra ngoài thì sẽ tốt hơn cho gia chủ là điều mà không phải ai

2. Ý nghĩa tục cúng chân giò ngày Tết

 
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, trên bàn thờ ngày Tết ngoài đồ cúng lễ như hương hoa, bánh trái… thì không thể thiếu chân giò lợn. 
 
Cung chan gio ngay Tet
 
Thời xưa, với nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nên khi làm lễ khấn người cúng phải đọc văn khấn thành lời, nói đầy đủ các lễ vật bằng từ Hán Việt như: Phù lưu (trầu cau), tửu (rượu), hương đăng (đèn nến), kim ngân (tiền vàng)…
 
Còn chân giò lợn sẽ khấn là trư túc (trư là lợn, túc là chân) nhưng “trư” (lợn) đồng âm với “chư” (mọi thứ), còn “túc” (chân) còn có nghĩa là “sung túc, no đủ”, nếu đọc đầy đủ thì chư túc có nghĩa là mọi thứ đều đầy đủ, sung túc, no nê.
 
Ngoài ra, ở nhiều nơi còn quan niệm, trong năm con gà kiêng không cúng bằng thịt gà luộc, nên họ dùng chân giò để thay thế để không phạm kỵ.
 
Ngoài ra, trong văn hóa thế giới, một số dân tộc cũng có quan niệm coi ăn chân giò lợn sẽ đem lại may mắn. Ví dụ vào dịp lễ Giáng sinh và chào đón năm mới ở Italia, trên bàn tiệc của mọi gia đình ở đất nước này không thể một món ăn truyền thống đó là món chân giò.
 
Chân giò lợn được nấu chung với đặu lăng và trong đêm Giáng sinh cũng như đêm cuối cùng của năm cũ, người Italia nhất thiết phải ăn món ăn này và tin rằng ăn càng nhiều càng tốt, bởi theo quan niệm của họ món ăn này tượng trưng cho tiền của. Ăn chân giò sẽ có được nhiều tiền của và trở lên giàu có trong năm mới.
 
Tin bài cùng chuyên mục: 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X