Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Cấm kỵ khi đi chùa không phải ai cũng biết khiến bản thân vô tình mang tội lỗi

Thứ Sáu, 16/02/2024 17:21 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được đầy đủ những quy định, nguyên tắc nên vô tình phạm phải cấm kỵ khi đi chùa, gây ra những hậu quả không tốt cho cuộc sống của mình sau này.
 
Chùa chiền là nơi tôn nghiêm cần những biểu hiện vừa văn hóa, vừa lịch sự thế nhưng không phải ai cũng biết đi lễ chùa đúng cách, vô tình làm mất đi nét thanh tịnh của nơi đây và nét thanh lịch của chính mình.

1. Nghĩ rằng tượng Phật chỉ là bức tượng

 
Sai lầm phổ biến của rất nhiều người đó là nghĩ rằng tượng Phật chỉ là một bức tượng đơn giản làm từ đồng, đá, sành, sứ,... Chính suy nghĩ này hoặc nói ra những lời chê bai bức tượng Phật đã làm hủy hoại rất nhiều công đức của người đó. Một trong những số cấm kỵ khi đi chùa cần lưu ý đó là không thể hiện lòng tôn kính Phật, bao gồm là cả bức tượng mang hình dáng của Ngài.

Thế nên mỗi khi chúng ta tiến hành lễ hay đứng khấn trước tượng Phật ta cần luôn giữ thái độ tôn nghiêm, kính ngưỡng. Lúc đang đứng trước tượng thì nên tránh ngó ngang, quay dọc, còn không chỉ nên đứng ở ngoài vãn cảnh chùa mà thôi. 

Có hành động bất kính trong chùa là một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa cần tránh. Ngược lại, nếu thể hiện lòng tôn kính Đức Phật đúng cách sẽ có rất nhiều lợi lạc.
 
Sau khi đặt chân vào bên trong phật đường, ta nên lưu ý tốt nhất nên đi vòng quanh tượng Phật ngược chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Lúc này vừa đi vừa niệm “A di đà Phật”.
 
Hành động này được xem là nghi thức hành lễ giúp ta hưởng được trọn vẹn 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, xinh đẹp, hóa sinh thăng thiên, siêu sinh đọa niết bàn, lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe và có thể kiếp sau được sinh ra trong gia đình quyền quý.

Cam ky khi di chua khong phai ai cung biet khien ban than mang toi loi
 
 

2. Đi cửa chính thẳng vào chùa


Thông thường một ngôi chùa sẽ có cổng tam quan, chỉ mở rộng cửa chính ở giữa vào ngày lễ lớn, còn ngày thường chỉ mở cổng phụ hai bên. Phật giáo quan niệm rằng cổng lớn chỉ là lối đi dành cho chư Phật, chư Thiên, Quốc vương một nước, bậc tôn túc có giới hạnh cao...

Chính bởi thế, nhiều ngôi chùa thường hay đóng cửa chính và mở cửa ngách cho Phật tử, khách tham quan. Tuy nhiên nhiều người đi chùa lễ Phật tùy tiện đi vào cửa lớn gây phạm tội bất kính, đây là điều kiêng kỵ chúng ta cần tránh và chỉ nên đi vào cửa hai bên.
 
Cũng tránh dẫm chân lên bậc cửa, dù là cửa ngách hay cửa phụ, vì đây là hành động thể hiện sự bất kinh với bề trên và đức Phật, dù vô tình hay không.

3. Thắp hương trong chùa


Khi đi lễ chùa, ta chỉ nên thắp hương tại các đỉnh hương, am thờ đặt ở bên ngoài khuôn viên phật đường, điện chính của nhà chùa. 

Không nên thắp hương ở bên trong chùa vì việc này có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí...

Hơn nữa, khi đi chùa dâng lễ, Phật tử và khách vãn cảnh, khách đi chùa nên tránh đặt mâm lễ và đồ lễ mặn ở chính điện. Khu vực Phật điện cũng là nơi thờ chính của ngôi chùa bao giờ cũng chỉ được dâng hoặc đặt lễ chay, thanh tịnh. Lễ mặn chỉ được đặt ở tại khu vực thờ tự các vị Thánh Mẫu, Đức Ông và tại các điện thờ hay ban thờ.

Đến chùa phải đặt lễ, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông đầu tiên (vì Đức Ông là vị cai quản các công việc chùa chiền, phải lễ Đức ông để xin phép được vào lễ tại chính điện).

Sau đó mới đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, Bồ Tát. Hoàn thành lễ ở chính điện đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên lễ đều có 3 lễ hay 5 lễ.

Cuối cùng mới hành lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu). Sau khi hạ lễ nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư tăng trụ trì và lúc này mới tiến hành việc tùy tâm công đức...

4. Chạm các tượng, hoa văn, đồ vật trang trí ở chùa

 
Nhiều người vì tò mò với các hoa văn đẹp mắt trong chùa hình con hổ, sư tử,... nên dùng tay sờ để ngắm, thế nhưng hành động này phạm vào những điều cấm kỵ khi đi chùa vì làm giảm đi sự tôn nghiêm.

Không nên mang theo quá nhiều đồ khi vào chùa vì nếu vô tình đặt những đồ này trên bàn, tại chiếu hoặc để ở một góc tam bảo thì sau này mọi công quả tu dưỡng sẽ đều tiêu tan hết. 

Có chuyện kể lại rằng một thầy sư lớn tuổi hành đạo suốt cuộc đời nên được người người kính ngưỡng, có người nhận định rằng ông sắp đắc đạo. Thế nhưng có lần gặp lại người bạn cũ lại giật mình cho biết rằng thầy sư này đã tiêu tan gần hết công đức của mình. Hỏi ra mới biết lý do là có lần vì dùng gậy leo lên các bậc thang mệt quá nên ông ngồi nghỉ, để chiếc gậy dựa vào một hoa văn hình tượng Phật.

Thế nên khi vào chùa, bạn cũng không nên tùy tiện chạm các món đồ cho tới các hoa văn trang trí, thậm chí không nên mang nhiều đồ đạc rồi lại để nhờ lên các vị trí trong tam bảo, làm mất đi sự trang nghiêm vốn có của chùa chiền.

Ngoài ra, bạn cũng lưu ý không nên và hạn chế tối đa việc để trẻ em chạy nghịch ngợm nô đùa ỗn ĩ ở khu vực tam bảo hay để mặc chúng nghịch phá đồ cúng tế, đưa tay sờ tượng Phật.

5. Ăn mặc không trang nghiêm
 

Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa tiếp theo cần tránh là ăn mặc không trang nghiêm, thế nhưng trong thực tế nhiều người vẫn xem nhẹ điều này. Thậm chí bây giờ nhiều người chú ý hơn bằng việc chọn mặc các pháp phục dành riêng cho việc đi lễ chùa nhưng vẫn có những bộ đồ "mang tiếng" là pháp phục nhưng cũng "phải đẹp" và được may bó sát để lộ các đường cong của cơ thể. Điều này là hoàn toàn không nên một chút nào.

Cho dù là những trang phục kín đáo nhưng để lộ đường cong cũng khơi gợi dục vọng, là hình ảnh không nên xuất hiện nơi chùa chiền. Thậm chí cả việc trang điểm quá lòe loẹt cũng là việc cần tránh. Do đó, bạn có thể chọn những bộ đồ màu sắc nhã nhặn, lịch sự, trang điểm nhẹ nhàng để đến chùa làm lễ. 
 
Khi ta ăn vận giản dị, kín đáo, sạch sẽ, ưa nhìn để tránh bị phạm phải những lỗi nặng nề, có như vậy công quả mới không tiêu tán và ít có nguy cơ đối diện với quả báo đáng sợ.

6. Đi giày dép vào Phật đường, tam bảo

 
Phật đường, tam bảo là những nơi tôn nghiêm có cả giới hương, đinh hương và chân hương nên nhất định phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh. Chính vì thế mọi ngôi chùa đều có biển hướng dẫn không đi giày dép vào phật đường, tam bảo.
 
Không những thế, chúng ta cũng tránh cả việc hút thuốc, nhai trầu, nằm ngồi ngả ngốn hay khạc nhổ bừa bãi, hắt hơi tùy tiện, đi lại nói chuyện ồn ào hay hành động gây ra ồn áo hỗn tạp, nặng hơn là náo loạn tam bảo... vì điều này gây ra những tội không hề nhỏ trong Phật giáo.
 
Ngoài ra, ta cũng lưu lý tránh dùng miệng để thổi nến, hương tại chùa. Tốt nhất bạn cần nhẹ nhàng dùng tay phẩy để thổi nến, hương và giữ tâm trạng bình tĩnh, ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.
 
Khi hành lễ, không nên quỳ phía sau người đang đứng thắp hương khác. Ngoài ra, không được đi hay bước qua mặt những người đang quỳ lạy trong chùa. 
 
Trang phuc di chua phai kin dao
 

7. Quỳ hoặc đứng ở chính giữa Phật đường

 
Phật giáo có câu “Đi chùa đúng pháp, được phúc” để nói lên rằng đi lễ chùa rất cần đúng phép tắc của Phật giáo, có như vậy thì mới mong được phúc, được an lành.

Thế nhưng ít người biết rằng không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, dù là để lễ Phật hay niệm kinh. Mọi người không biết rằng vị trí giữa chánh điện thường là nơi dành cho các bậc trụ trì hoặc chư tăng trong chùa.

Từ nay khi đi lễ chùa hãy quỳ hoặc đứng chếch sang một bên để hành lễ.
 

8. Đặt tiền âm phủ và vàng mã lên bàn thờ Phật

 
Vàng mã và tiền âm phủ là đồ lễ chỉ được dành để thờ, cúng Thánh Mẫu, thần linh hoặc thờ Đức Ông. Khi đi lễ chùa, ta không nên sắm tiền âm phủ hoặc vàng mã đặt lên bàn thờ để cúng Phật.

Đối với tiền thật, không nên nhét vào tay tượng Thần, Phật, rải tiền trên ban thờ,... gây uế tạp sự linh thiêng của tượng Phật. Tốt nhất nên bỏ chung vào hòm công đức để góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng. 
Hiểu sao cho đúng tục đốt vàng mã? Việc cấm đoán liệu có hiệu quả?
Tục đốt vàng mã, hương với số lượng lớn không chỉ lãng phí, ô nhiễm môi trường mà còn là nguy cơ gây cháy nổ, mất an toàn và đó là chủ đề rất hot trong những

9. Chụp ảnh hay quay phim nơi cửa chùa

 
Xu hướng khoe ảnh chụp trên mạng ngày càng rầm rộ khiến chúng ta luôn tìm cách để "săn" những bức ảnh đẹp mà quên mất rằng việc chụp ảnh hay quay phim ở cửa chùa là điều không nên.

Kiêng kỵ tâm linh không phải vô lý vì có thể gây ra một số bất tiện cho những người xung quanh.
 
Nên hạn chế việc chụp ảnh hay quay phim ở chùa dù bạn đang là khách tham quan du lịch hay đặt chân đến những vùng đất lạ. Hãy chỉ chụp tại những địa điểm chùa quy định sẵn hay nhiều người cùng chụp ảnh.
 

10. Tùy tiện sử dụng hay tự ý lấy đồ dùng của nhà chùa

 
Khi đi chùa, dù là hành lễ hay vãn cảnh, tuyệt đối không bao giờ được tự ý lấy hay sử dụng bất cứ món đồ nào của nhà chùa. Hành động này được xem là "trộm" dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường. Có thể thứ bạn lấy tuy nhỏ nhưng quả báo cực kỳ lớn mà bạn không lường được hết.
 
Ngoài ra, sau khi được thụ lộc tài ở tại chùa thì vẫn nên lưu lại chút công đức. Không nên coi đó là việc đương nhiên hay ngộ nhận rằng, sư trụ trì cho thì chỉ việc nhận. 

11. Không chào sư trụ trì và các tăng ni

 
Khi vào chùa, chúng ta sẽ vô tình gặp sư trụ trì hoặc các tăng ni nhưng không phải ai cũng biết chào hỏi họ cho đúng cách, đơn giản nghĩ rằng mình vào chùa là việc của mình, còn các tăng ni làm việc của họ. 

Thế nhưng nếu gặp sư trụ trì hay tăng ni trong chùa, hãy chào và bắt đầu nói chuyện bằng câu “A di đà Phật”. Tuy đơn giản nhưng sẽ đem lại công đức vô lượng cho bản thân và chính nhà chùa.

Sư trụ trì hoặc các tăng ni là tầng lớp cao quý đại diện cho Phật pháp thế nên khi ta có thái độ cung kính trước những vị tu hành cũng là thể hiện sự tôn kính Phật giáo. Điều này vừa thể hiện sự lễ phép của bạn, vừa là cơ hội để bạn thực hành đức tính khiêm cung, vô ngã.
 
Khi tiếp xúc với chư tăng ni hãy gọi họ bằng thầy hay cô nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni và thường xưng là con.

Trong Phật giáo, người thụ ít giới tôn kính người thụ nhiều giới hơn chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật, trọng tăng. 

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X