(Lichngaytot.com) Tế bái thần Phật là một trong những nghi thức quan trọng đối với con người nói chung, đặc biệt là người phương Đông nói riêng. Đây được coi là chỗ dựa về tinh thần, bày tỏ tâm sự nguyện vọng để cân bằng cuộc sống. Nhân dịp này, hãy cùng tìm hiểu về nghi lễ bái Nguyệt Thần trong Tết Trung Thu.
Thần Mặt Trăng trong đời sống tín ngưỡng của người phương Đông có vị trí đặc biệt quan trọng bởi cư dân nơi đây chủ yếu làm nông, phụ thuộc vào thời tiết.
Sự thay đổi chuyển dịch của Mặt Trăng dự báo về mưa gió, vì thế mà người phương Đông xem lịch Mặt Trăng, tính ngày tháng khác với người phương Tây. Họ thờ thần Mặt Trăng như là một trong những vị thần bảo trợ nông nghiệp.
Sự thay đổi chuyển dịch của Mặt Trăng dự báo về mưa gió, vì thế mà người phương Đông xem lịch Mặt Trăng, tính ngày tháng khác với người phương Tây. Họ thờ thần Mặt Trăng như là một trong những vị thần bảo trợ nông nghiệp.
Thêm nữa, Nguyệt Thần trong quan niệm dân gian là vị thần chủ quản về gia đình, tình duyên, hạnh phúc, đại diện cho người phụ nữ, người mẹ hiền, cho sự sinh sản và duy trì nòi giống.
Còn Nguyệt Thần trong Tết Trung thu theo quan niệm Phật giáo chính là Nguyệt Quang Bồ Tát, là vị từ bi, phổ chiếu ánh sáng hiền hòa khắc chúng sinh để giải trừ ác nghiệp, soi đường tỏ lối, dẫn dắt muôn loài hướng thiện.
Còn Nguyệt Thần trong Tết Trung thu theo quan niệm Phật giáo chính là Nguyệt Quang Bồ Tát, là vị từ bi, phổ chiếu ánh sáng hiền hòa khắc chúng sinh để giải trừ ác nghiệp, soi đường tỏ lối, dẫn dắt muôn loài hướng thiện.
Là lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Trung Thu được tổ chức vào ngày Rằm Tháng 8 – thời điểm giữa mùa thu trăng thanh gió mát, thời tiết ôn hòa, công việc nhàn hạ, con người thảnh thơi. Lễ hội là dịp để cư dân nông nghiệp vui chơi, nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả, đồng thời cũng là dịp tế trời cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa, gia trạch bình an.
Hiện nay, xã hội phát triển hiện đại, có rất nhiều người không còn làm nông nhưng dịp lễ này vẫn được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống, mang nhiều ý nghĩa tinh thần. Nghi lễ bái Nguyệt Thần trong Tết Trung Thu không chỉ là tế bái thần nông nghiệp hay nữ thần gia đình, tình yêu mà mở rộng ra là tế trời cầu phúc.
Trông trăng cầu phúc là nét đặc sắc nhất trong lễ Trung Thu mà dù trải qua bao nhiêu tháng năm, bao biến cố thăng trầm, bao tập tục xưa dần mai một cũng không bị mất đi. Tháng 8 trời thu, khí trời mát mẻ trong sáng, trăng tròn rạng rỡ, hướng tới cao xanh ngắm trăng bái nguyệt tế trời, hưởng ứng tâm linh trong sâu thẳm tâm khảm.
Mâm cỗ Trung Thu đẹp lòng người bao gồm hoa quả theo mùa và bánh Trung Thu – loại bánh đặc biệt, đặc trưng chỉ xuất hiện một lần trong năm. Bánh Trung Thu của mỗi nước một khác nhau, thể hiện hương vị riêng biệt của mỗi quốc gia. Càng ngày càng có nhiều loại bánh mới mẻ, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giao lưu văn hóa Đông Tây khá thú vị.
Mâm cỗ tế trăng không quá cầu kì và chuẩn mực, tùy thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi người nhưng nguyên tắc chung là thanh đạm tự nhiên, không cúng lễ mặn, không bày thịt cá. Đặc biệt là khi bái Nguyệt Quang Bồ Tát thì chỉ bày bánh Trung Thu nhân chay, ví dụ như bánh nhân đậu xanh, hạt sen,....
Một vật dụng không thể thiếu nữa là đèn lồng hoặc nến, đèn hoa đăng. Ban thờ bày ngoài trời, thắp lên ba ngọn đèn, trời và người hòa hợp, có ánh trăng thanh mát dịu dàng, có ngọn đèn ấm áp gần gũi, giao thoa giữa con người và thần linh, giữa trần thế và cõi vô thường. Nến cúng phải là nến đỏ.
Ngoài ra, ở một số nơi trên ban thờ còn có tụ bảo bồn và vàng mã giấy tiền, chú cầu phúc. Phong tục này là sự kết hợp giữa tế trời và cúng ông bà tổ tiên, mời người thân đã khuất về cùng đón lễ, gửi cho họ chút tiền giấy để đón Trung Thu sung túc no đủ, tỏ rõ lòng con cháu.
Địa điểm tổ chức bái Nguyệt Thần trong Tết Trung Thu thường là trước cửa nhà hoặc ban công, vị trí có thể nhìn thấy trăng rõ ràng nhất. Vừa dâng hương vừa lễ và khấn, cầu phúc với nội dung chủ yếu xin cả nhà bình an khỏe mạnh, vạn sự như ý tỉ sự hanh thông.
Do là thần chủ quản hôn nhân tình cảm nên trong dịp này có thể cầu thêm về nhân duyên, mong Nguyệt Lão se duyên kết đôi, cầu cho hạnh phúc vợ chồng lâu dài ấm áp. Tổ chức hỉ sự trong dịp Trung Thu được cho là may mắn và hai người sẽ được Nguyệt Thần bảo trợ, sống với nhau ân ái mặn nồng tới già.
Với Phật giáo, trong dịp Rằm Tháng 8 sẽ tổ chức nghi lễ kính ngưỡng Nguyệt Quang Bồ Tát đản sinh, đọc kinh cầu phúc tiêu tai giải nạn.
Tâm Lan
Tâm Lan