1. Cây huyết dụ là cây gì?
Cây dễ trồng, dễ chăm nên thường được dùng để trang trí nội thất của phòng khách, khách sạn,... làm tăng sự sinh động cho những không gian quan trọng nhờ màu sắc bắt mắt.
- Tên gọi khác: Phát dụ, Thiết thụ, Chổng đeng, huyết dụ lá đỏ, Long huyết, Phật dụ,…
- Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth
- Họ: Huyết dụ (danh pháp khoa học: Dracaena terminalis)
- Thân thảo, mảnh, nhỏ, nhiều đốt sẹo như họ cau dừa. Cây mọc thành từng khóm, có chiều cao khoảng 1 - 2m, có thể lên đến 3m nếu trồng trong vườn.
- Lá mọc từ ngọn, tập trung thành cụm, xếp thành 2 dãy. Hình dáng lá dài trông như lưỡi kiếm, kích thước của lá khoảng: từ 20 – 50cm chiều dài, rộng khoảng 5 – 10cm. Lá có màu xanh đen, viền ngoài đỏ tía, cuống lá dài.
- Hoa huyết dụ mọc thành từng cụm ở ngọn, dài khoảng 30 – 40cm mang theo khá nhiều hoa nhỏ có màu trắng, bên ngoài màu tía. Tháng 12 hàng năm là lúc cây nở hoa.
- Quả có hình cầu và mọng. Cây thường đậu quả khoảng tháng 1.
Cây thường được trồng ngoài trời, tuy vậy loại cây này vẫn thích hợp trồng ở nơi có điều kiện ánh sáng trung bình như ở trong nhà. Nên trồng cây ở nơi có ánh sáng đều đủ và nhiều nước. Tuy nhiên, không nên để cây dưới ánh nắng trực tiếp từ mặt trời sẽ khiến cây sẽ bị héo.
Ngược lại, nếu cây trồng thiếu ánh sáng thì lá thường không sặc sỡ. Cũng bởi thế mà loại cây này rất thích hợp trồng trong phòng khách gia đình, đại sảnh công ty, văn phòng làm việc…
2. Cây huyết dụ phong thủy có tác dụng gì?
Theo khía cạnh Tây y
- Cây có thành phần giúp chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư dạ dày.
- Có khả năng kháng khuẩn, tác dụng mạnh với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus,…
- Tăng co bóp tử cung, gây độc cho tế bào ung thư.
Theo khía cạnh Đông y
- Tác dụng cầm máu, bổ huyết, làm mát huyết, tán ứ, định thống, tiêu ứ.
- Chữa các bệnh phụ nữ, bệnh trĩ và chứng tiểu ra máu...
- Cây có vị hơi nhạt, tính thanh mát, có khả năng giúp bổ khí huyết, làm tan máu tụ, giảm đi cơn đau do chấn thương
- Thường dùng để chữa rong kinh, phong thấp, lỵ, xích bạch đới,…
Ứng dụng trong các trường hợp:
- Trị ho gà ở trẻ em, viêm ruột lỵ.
- Trị lao phổi, lậu huyết, băng huyết.
- Ho thổ huyết, đau nhức xương.
- Kiết lỵ ra máu,…
Với cây trồng ban công hút tài lộc này tuy không cần chăm sóc kỹ càng nhưng bạn vẫn phải thường xuyên trông nom, tưới nước nếu cần cho từng loại cây bạn nhé.
3. Tác dụng của cây huyết dụ ở khía cạnh phong thủy?
4. Cây huyết dụ hợp tuổi nào, mệnh nào?
- Mệnh Hỏa: Đây là những người thích hợp trồng cây huyết dụ nhất. Bởi cây huyết dụ có lá màu đỏ, tía, là màu đại diện cho hành Hỏa. Những người thuộc mệnh này khi trồng cây sẽ giúp đem đến nhiều may mắn, thuận lợi trong sự nghiệp, giúp xua tan điềm xui, ma quỷ và những nguồn năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể.
- Mệnh Thổ: Ngoài ra, do Hỏa sinh Thổ cho nên những người mệnh Thổ cũng có thể sử dụng loại cây cảnh phong thủy này để bổ trợ và củng cố phong thủy trong văn phòng, thúc đẩy sự lưu thông dòng sinh khí, tránh sự tù túng và mang đến tài lộc cùng nhiều cơ hội mới.
Bạn có thể đặt cây ở trên bàn làm việc hoặc phòng khách trong nhà sẽ có thể giúp lưu thông các dòng sinh khí, mang lại vận may và nhiều điều tốt đẹp.
Thêm nữa, người mệnh Mộc nếu muốn phát đạt thì cũng nên tránh các cây hành Hỏa, do Mộc sinh Hỏa nên trồng cây hành này có thể khiến vận khí của bạn bị suy giảm đi.
5. Cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ đúng nhất
Cây huyết dụ tương đối dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều mà lại phát triển tốt. Có hai cách trồng cây đó là: Giâm cành và gieo hạt. Hiện nay, cây chủ yếu được trồng bằng biện pháp giâm cành vì như thế sẽ giúp tiết kiệm thời gian sinh trưởng cũng như công sức chăm sóc cho cây.
Bạn chỉ cần cắt lấy một cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ, sau đó cắt ra từng khúc mỗi khúc khoảng một gang tay hoặc khoảng 20 – 30 cm. Khi cắt cành để giâm nên dùng dao hoặc kéo loại sắc bén để không làm nát cây, giúp cho tỷ lệ sống sót của cây cao hơn. Khi giâm cành lá cũ sẽ bị rụng vì vậy bạn không nên để lại lá mà chỉ nên giữ lại thân để giâm là được.
Sau đó đem cắm ngay vào chậu đất đã chuẩn bị rồi tưới ẩm cho đất. Sau khoảng 1 tháng thì cành bắt đầu đâm rễ và sinh trưởng thành cây mới. Khi chọn cành để giâm, nên chọn cành hơi già một chút.
Lưu ý sau khi trồng cây huyết dụ: Nên giâm cành ở độ sâu 5 - 6 cm. Khi giâm cành xong nên để ở trong bóng râm một thời gian trong khoảng từ 15 đến 20 ngày và luôn luôn giữ cho đất ẩm tơi xốp để cây mau ra rễ và phát triển nhanh.
5.1 Đất trồng
Độ pH cho đất cũng nên ở mức cân bằng từ 6-7. Bên cạnh đó bạn cũng nên trộn phân hữu cơ vào trong đất để gia tăng dinh dưỡng giúp cây mau lớn và xanh tốt.
5.2 Ánh sáng, nhiệt độ
Vậy nên bạn cần thiết kế giàn che cho cây phù hợp nếu trồng cây ở ban công, sân thượng. Còn nếu bạn đặt chậu cây trong phòng thì thỉnh thoảng hãy đem cây đi tắm nắng. Nhiệt độ hoàn hảo để cây có khả năng sinh trưởng tốt nên từ 18-25 độ C.
Nếu bạn trồng cây trong nhà thì nên thường xuyên mang cây ra ngoài trời khoảng 2 – 3 lần 1 tuần để hứng sáng.
5.3 Nước tưới
Cây không quá ưa nước, nhưng lại chịu hạn kém. Vì thế nên thường xuyên tưới nước cho cây, nhưng lưu ý không được để ứ nước bởi cây cũng chịu ngập úng rất kém. Do đó chỉ cần tưới duy trì 1 lần/ngày, đủ để đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết là được.
5.4 Cắt tỉa
Bên cạnh đó bạn cũng cần nên quan sát cây để sớm phát hiện các loại côn trùng, sâu ăn lá để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
5.5 Sâu bệnh
Thường xuyên cắt tỉa các nhánh lá tàn, lá bị sâu bệnh để tránh ảnh hưởng và lây sang các cành, lá khác. Nếu trồng huyết dụ trong chậu nên thay đất mỗi năm một lần, tốt nhất nên thay vào mùa xuân.
Bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên không nên bón vào mùa đông.
Cần lưu ý một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây huyết dụ: nhện ve, bọ trĩ, nấm phyllosticta những loại sâu bệnh này gây lên hiện tượng nấm nhiễm khuẩn, thân cây bị đen và thối rữa…
Lúc này chúng ta cần dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại, sau đó cạo bỏ phần thân bị nấm và sâu bệnh đi tránh bị lây lan ra cả cây.
Tin liên quan cùng chuyên mục: