Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Dự báo thời tiết: Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội mưa dông

Thứ Hai, 22/10/2018 08:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Do ảnh hưởng không khí lạnh, dự báo thời tiết Hà Nội trong đêm nay (22/10) và ngày mai có mưa rào và dông; từ ngày 23/10 trời lạnh vào đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 21-23 độ C.
 
 
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay (22/10), bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển và nén rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-25 độ Vĩ Bắc xuống phía Nam.
 
Dự báo, chiều tối nay (22/10), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, đêm nay ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ. Từ đêm nay gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền các tỉnh Đông Bắc Bộ cấp 2-3.

du bao thoi tiet khong khi lanh tang cuong
 
 
Từ ngày mai (23/10) ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển lạnh vào đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 20-23 độ C, ở vùng núi phía Bắc có nơi nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ C.
 
Ở vịnh Bắc Bộ từ đêm nay gió chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; biển động.
 
Cảnh báo mưa dông, lốc, sét: Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông; trong đêm nay và ngày mai (23/10), mưa dông mở rộng ra các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa, riêng khu vực vùng núi Đông Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, có nơi mưa to và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.
 
Dự báo thời tiết Hà Nội , Thời tiết Hà Nội: Trong đêm nay và ngày mai có mưa rào và dông; từ ngày 23/10 trời lạnh vào đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 21-23 độ C.
 
Theo nhận định của Tổng cục Thủy lợi, năm nay, nguồn nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2017-2018 và hè thu 2018 ở khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung tương đối thuận lợi, không xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng. Tuy nhiên, lũ về sớm hơn trung bình hằng năm khoảng hơn 10 ngày và lũ chính vụ đã qua hơn một tháng, nhưng khu vực này được dự báo phải qua hai đợt lũ lớn vào ngày 23-10 và 6-11 mới chấm dứt mùa lũ năm nay.
 
Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất thường, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã có Công văn số 518, đề nghị Ban Chỉ huy PCTT các tỉnh, thành phố tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ chủ động ứng phó với triều cường và vùng áp thấp trên Biển Đông. Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
 
Tính đến ngày 21-10, tổng diện tích lúa bị thiệt hại do ngập lũ tại các địa phương vùng đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long là hơn 2.060 ha.Trong đó nặng nhất là An Giang mất trắng 1.274 ha, Kiên Giang 316 ha, Long An 24 ha, Đồng Tháp 447 ha (trong đó có 149 ha lúa thiệt hại do một ô bao thuộc xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười bị vỡ).
 
Theo Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền nam ngày 20-10, mưa to kèm theo dông tại hai huyện Thanh Bình, Tam Nông (Đồng Tháp) đã gây sập hoàn toàn ba căn nhà, tốc mái hoàn toàn một căn nhà. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả, dựng nhà tạm cho dân.
 
Đến nay, huyện Mê Linh là địa phương dẫn đầu toàn TP Hà Nội về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong đó đã hình thành vùng lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên tại hai xã Tam Đồng, Liên Mạc; vùng sản xuất rau an toàn tại các xã Tráng Việt 200 ha, Tiền Phong 90 ha...
 
Để phát triển hồng không hạt, cây trồng đặc hữu phù hợp với đất đồi tại tỉnh Bắc Cạn, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai một số đề tài, dự án nhằm đánh giá, tuyển chọn cây đầu dòng, nhân giống, xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo, phục tráng hồng. Qua đó bình tuyển được 44 cây hồng đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt, xây dựng được các vườn ươm, hằng năm cung cấp khoảng 20 nghìn cây giống tốt cho người dân.
 
Tỉnh Đồng Nai hiện có gần 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, với nhiều mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao như: trồng bưởi cho thu nhập từ một đến hai tỷ đồng/ha/năm; cam quýt cho thu nhập từ 800 triệu đến một tỷ đồng/ha/năm; cây xoài, sầu riêng cho thu nhập 600 đến 800 triệu đồng/ha/năm.
 
Tỉnh Đồng Tháp xây dựng chương trình phát triển ngành xoài đến năm 2020 sẽ trở thành trái cây chính. Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào các dự án để phát triển ngành hàng xoài; tiếp tục hỗ trợ chứng nhận VietGAP, xây dựng mã vùng, đầu tư hoàn thiện hạ tầng cho vùng sản xuất xoài tập trung cũng như tiếp tục phát triển thêm các giống xoài mới, ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến.
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai chương trình “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững” (VnSAT), tại 5 trong số 11 huyện, thị xã, thành phố, với 19.915 hộ tham gia, trên diện tích 31.269 ha được áp dụng. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật về làm đất, thủy lợi, sử dụng giống lúa mới… cho nên đã kéo giảm diện tích bị nhiễm sâu bệnh so với năm trước.
 
Toàn tỉnh Bến Tre có hơn 5.400 ha trồng chôm chôm tập trung ở hai huyện Chợ Lách và Châu Thành, trong đó có hơn 132 ha của tám cơ sở sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Riêng huyện Chợ Lách có hơn 3.000 ha trồng chôm chôm, chủ yếu bằng các giống có chất lượng cao. Huyện khuyến cáo người dân tham gia các tổ hợp tác sản xuất theo quy trình sạch an toàn và tổ chức, liên kết tiêu thụ đầu ra với các doanh nghiệp, từ đó hình thành chuỗi giá trị cho cây chôm chôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X