(Lichngaytot.com) Tu dưỡng đạo đức là phẩm hạnh cao đẹp của bậc quân tử, luôn được người đời đề cao và theo đuổi từ xưa đến nay.
Từ xưa tới nay,
tu dưỡng đạo đức, học theo phẩm hạnh tốt đẹp của bậc quân tử luôn là mục tiêu được người đời theo đuổi. Người đạt được cảnh giới của người quân tử là người có tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ cao siêu, xuất chúng hơn người.
Vậy người quân tử có yêu cầu gì về tu dưỡng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Có trình độ để nhìn đời xa rộng
Tu dưỡng đạo đức đầu tiên cần có của
người quân tử là phải có trình độ.
Trình độ ở đây bao gồm lề lối và tầm nhìn của một người. Tầm nhìn càng cao sẽ càng nhìn được xa hơn, giống như một người đứng ở vị trí cao hơn người khác.
Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:
Quạ đen đậu trên cây, cả ngày không có việc gì để làm, thỏ nhìn thấy mới hỏi:
"Tôi có thể cả ngày không cần làm gì như anh được không?"
"Được chứ, sao lại không thể."
Vì thế, thỏ nhảy đến khu đất trống dưới gốc cây để nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, một con cáo xuất hiện, vồ lấy và ăn thịt thỏ.
Bài học rút ra:
Câu chuyện trên dù đã cũ nhưng vẫn có không ít người hỏi: Vì sao thỏ lại bị ăn thịt? Có phải do nó đứng ở chỗ không cao không?
Câu trả lời quá rõ ràng, bởi vì quạ đen đứng ở vị trí cao hơn thỏ. Đó chính là tầm nhìn và trình độ mà ta thường nói.
Tầm nhìn quyết định trình độ, hay nói cách khác, tầm nhìn là tiền đề của trình độ.
Một người không chỉ cần có tri thức mà phải có cả kiến thức. Kẻ trông thấy ít than trách nhiều thường là kẻ tạo ra muộn phiền. Nếu trông thấy nhiều sẽ nhìn rõ được mọi vấn đề, tư tưởng được rộng mở, gặp chuyện biết cách cảm thông, ưu tư tự sẽ biến mất.
2. Có lòng độ lượng để nhìn rõ cuộc đời
Người xưa có câu: Độ lượng càng lớn, phúc càng to.
Một giọt mực rơi vào ly nước khiến ly nước thay đổi màu sắc và không thể uống được nữa. Nhưng nếu một giọt mực rơi xuống đại dương bao la, nước biển vẫn là một màu xanh. Vì sao? Bởi vì "độ lượng" của hai thứ này khác nhau.
Làm người cũng vậy, người càng có lòng khoan dung, độ lượng thì cuộc sống của người đó càng tốt đẹp và thoải mái. Bạn bè cũng nhiều hơn.
Độ lượng là
giá trị của tu dưỡng đạo đức quan trọng bậc nhất của người quân tử. Bởi vậy, chỉ cần nhìn vào cách một người ứng xử thế nào trước thắng - thua, hơn - thiệt là biết nhân cách họ ra sao, là người quân tử hay kẻ tiểu nhân.
Làm người cần có sự khoan dung. Nếu chỉ chăm chăm nhìn vào chỗ sai của người khác để bới móc, trách cứ thì ta sẽ trở thành người nhỏ nhen, không đáng tôn trọng.
Lòng người là thứ phức tạp nhất trên đời. Ta không thể biết một người nghĩ sao và cũng không thể yêu cầu tất cả mọi người đều phải đối xử tốt với mình. Nhưng nếu ta đối xử tốt với mọi người, có lòng độ lượng thì cuộc sống sẽ trở nên thư thái, vui vẻ.
Bậc quân tử chính nhân phải biết lấy đức phục người, có lòng độ lượng với tất cả mọi người thì phúc không cần cầu cũng tự đến. Đó chính là phẩm hạnh của người quân tử.
3. Có sự sắc sảo để nhìn thấu nhân sinh
Sắc sảo quá không tốt, mà không sắc sảo cũng không ổn. Làm người tốt nhất vẫn cần một chút sắc sảo. Một người mà tính tình quá tốt, không biết cách từ chối, như thế nào cũng được sẽ bị người khác coi thường.
Có một ông chủ tiệm tạp hóa ở nước Nga, ngày nọ ông vô tình gặp một bà lão vô cùng nghèo túng. Ông động lòng trắc ẩn, quyết định cung cấp phiếu ưu đãi nhận bánh mì miễn phí cho người già như là nhận lương hưu.
Dần dà cả người khuyết tật, người nghèo có thu nhập thấp đều được phát phiếu ưu đãi này.
Không lâu sau, tin tức cứ thế được truyền đi xa, người nghèo ở thị trấn bên cạnh cũng ùn ùn kéo tới tiệm tạp hóa của ông để nhận phiếu, đồng thời còn xuất hiện cả những kẻ ăn ngon làm biếng.
Phiếu ưu đãi phát ra càng nhiều, chủ tiệm cũng băn khoăn cuộc sống của mình. Ông quy định mỗi ngày sẽ chỉ phát ra lượng phiếu ưu đãi nhất định. Thế là có vài người vì tới chậm mà không nhận được bánh mì, lập tức lớn tiếng mắng mỏ ông, không mang chút lòng biết ơn.
Bài học rút ra:
Vốn là một câu chuyện tốt đẹp nhưng đến cuối lại khiến người ta đau lòng. Sự tốt bụng của ông chủ tiệm chỉ làm no bụng những người kia nhưng lại chẳng hề lấp đầy lương tri, lòng mang ơn của họ.
Khổng Tử nói "lấy đức báo đức", "lấy trực báo oán". Có đôi lúc, chúng ta phải thu lại sự đồng tình của bản thân, phải cứng rắn hơn, không thể tùy tiện phung phí sự thiện lương của mình.
4. Có hàm dưỡng để nhìn đời bình thản
Người xưa có câu: Hàm dưỡng công phu sâu, quân tử quý tự trì.
Người có hàm dưỡng tức là người giữ được mình, kiểm soát được tình cảm và hành động của bản thân. Người như vậy sẽ không bị lo âu khi gặp nghịch cảnh, không giận dữ khi khó chịu, càng không trút giận sang người khác khiến mối quan hệ bị tổn hại.
Hàm dưỡng là thành quả của cả một quá trình không ngừng rèn giũa bản thân, tu dưỡng đạo đức. Đó là sự lắng đọng của cuộc sống trong tâm linh để hướng tới con đường đi tìm bản ngã của chính mình.
Người càng có hàm dưỡng thì càng xem nhẹ danh lợi, được mất. Làm được điều đó, tâm hồn sẽ trở nên thanh bình, trí tuệ thăng hoa, cuộc sống thanh thản.
Có được chưa chắc đã vui vẻ, mất đi chưa chắc đã là họa. Nhìn mọi thứ một cách bình thản là may mắn, trông thấy được ấy là phúc.
Lam Lam