(Lichngaytot.com) Nhiều người luôn dễ dàng phán xét người khác khi cho rằng những điều mình thấy tận mắt, nghe tận tai chắc chắn là sự thật. Nhưng thực ra đó chỉ là phán đoán chủ quan của chính bản thân họ mà thôi.
- Lời hay ý đẹp của Khổng Tử khuyên răn chúng ta về cách sống
- Nghe những lời dạy của Khổng Tử, ai cũng phải giật mình vì lời dạy số 3
- Cải mệnh với những câu nói, lời dạy thâm thúy của Khổng Tử
Đáng buồn là có đôi khi tới tận lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn không biết, thật ra bản thân đã "nhìn lầm" rồi!
Một bậc thánh hiền anh minh như Khổng Tử mà cũng có lúc sinh lòng nghi ngờ với học trò để rồi hối hận vô cùng.
Câu chuyện về hiểu lầm của Khổng Tử với học trò dưới đây sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ về việc dễ dàng phán xét người khác qua những điều bản thân thấy tận mắt và luôn coi đó là sự thật.
Câu chuyện về hiểu lầm của Khổng Tử với học trò dưới đây sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ về việc dễ dàng phán xét người khác qua những điều bản thân thấy tận mắt và luôn coi đó là sự thật.
Khổng Tử ân hận vì hiểu lầm học trò
Trong cuốn "Lã thị xuân thu" kể rằng, một lần Khổng Tử cùng học trò đi chu du các nước. Trước cảnh loạn lạc, đường đi gian nan, lấp bụng bằng rau củ dại, mọi người đã bảy ngày chưa được ăn một hạt cơm.
Một ngày, học trò Nhan Hồi vất vả kiếm được một bát gạo trắng mới đem nấu cơm. Khi cơm chín, Khổng Tử trông thấy Nhan Hồi mở hé vung nồi, xới chút cơm trắng đưa lên miệng. Khổng Tử lúc đó làm bộ không nhìn thấy, cũng không trách móc.
Nấu cơm xong, Nhan Hồi mời Khổng Tử ra ăn. Khổng Tử làm bộ như có điều suy nghĩ mới nói: "Ta vừa rồi nằm mơ thấy tổ tiên tới tìm ta, ta muốn xới bát cơm sạch sẽ chưa có người ăn để dâng lên tổ tiên trước đã!"
Nhan Hồi nghe vậy bối rối đáp: "Không được đâu thầy, cơm này con đã ăn một miếng rồi, không thể dâng lên tổ tiên được."
Khổng Tử hỏi: "Tại sao?"
Nhan Hồi đỏ bừng mặt, ấp úng trả lời: "Vừa nãy trong lúc nấu cơm, con bất cẩn làm rơi chút tro bụi vào trong nồi, cơm trắng mà nhiễm bẩn thì thật đáng tiếc, con đành xới miếng đó lên ăn. Con không cố ý ăn đâu."
Không Tử nghe vậy mới bừng hiểu, ông vô cùng áy náy với quan sát sai lầm của mình, ân hận nói: "Thường ngày ta vẫn tin tưởng Nhan Hồi nhất, nhưng lại có lúc nghi ngờ trò ấy, có thể thấy khó khăn nhất là ổn định được lòng ta.
Các học trò hãy nhớ lấy chuyện này, muốn hiểu rõ một người, quả thật không hề dễ!" Xem thêm: Lời hay ý đẹp của Khổng Tử khuyên răn chúng ta về cách sống
Các học trò hãy nhớ lấy chuyện này, muốn hiểu rõ một người, quả thật không hề dễ!" Xem thêm: Lời hay ý đẹp của Khổng Tử khuyên răn chúng ta về cách sống
Bài học rút ra:
Hiểu rõ một người đã khó, đồng lòng trân quý lẫn nhau càng khó hơn.
Gặp bất kỳ chuyện gì, đừng vội buông lời phán xét người khác. Cần phải xem xét và phân biệt từ tất cả các góc độ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ trước đến sau...
Những quan sát, hiểu biết chủ quan của chúng ta chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé của sự thật.
Những quan sát, hiểu biết chủ quan của chúng ta chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé của sự thật.
Suy đoán từ một góc độ duy nhất sẽ không thể hiểu được toàn bộ sự việc.
Trước khi đưa ra kết luận với một người, bạn hãy tự hỏi bản thân: Những gì bạn trông thấy là sự thật sao? Hay là bạn chỉ quan sát người kia từ một mặt, một điểm mà thôi?
Đa số mọi người thường chưa hiểu về lập trường và khó khăn của người khác đã vội buông lời phán xét, càng huống chi trong trường hợp lợi ích bị xung đột.
Trình độ và kiến thức của con người ngày càng được nâng cao, nhưng cũng chính vì vậy mà họ thường quá ỷ lại vào hiểu biết của mình rồi quên đi sự sáng suốt.
Người ta thường chỉ tin điều mình muốn tin, không tin điều mình không chịu tin. Nhưng phải đưa ra ý kiến khách quan thì mới hiểu rõ được sự thật ra sao.
Ngay cả bậc thánh hiền như Khổng Tử còn nảy sinh nghi ngờ với học trò cơ mà, huống chi là chúng ta?
Ngay cả bậc thánh hiền như Khổng Tử còn nảy sinh nghi ngờ với học trò cơ mà, huống chi là chúng ta?
Mắt thấy tai nghe chưa chắc đã là sự thật
Chúng ta vẫn hay tin vào điều mình mắt thấy tai nghe, từ đó in đậm ấn tượng và đánh giá về một người. Khổng Tử có thể dùng trí tuệ để dễ dàng hiểu rõ chân tướng, hóa giải hiểu lầm, nhưng chúng ta liệu có làm được như vậy?
Một câu chuyện, dù chỉ có hai người trao đổi với nhau nhưng thực tế lại có tới "6 luồng tư tưởng": cái bạn nghĩ về mình, cái bạn nghĩ về người kia, con người thật của bạn; cái người kia nghĩ về họ, cái người kia nghĩ về bạn, con người thật của họ.
Bạn thử nghĩ xem, cứ thế sẽ sinh ra bao nhiêu hiểu lầm?
Bạn thử nghĩ xem, cứ thế sẽ sinh ra bao nhiêu hiểu lầm?
Bởi vậy, có những điều ta tận mắt nhìn thấy, nghe tận tai nhưng chưa chắc đã là sự thật. Đừng vội phán xét về người khác.
Trước khi phán xét hay đánh giá về bất kỳ ai, bất kỳ chuyện gì, hãy dành ra chút thời gian để tìm hiểu.
Trước khi phán xét hay đánh giá về bất kỳ ai, bất kỳ chuyện gì, hãy dành ra chút thời gian để tìm hiểu.
Chẳng hề khó khi đưa ra một lời đánh giá, nhưng sẽ vô cùng phức tạp khi vấn đề mình đang nhìn nhận có đúng hay không. Vì có những việc phải dùng tâm và suy nghĩ cẩn thận thì mới có thể đưa ra phán quyết chuẩn xác nhất!
Lam Lam
Lam Lam