Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân làm lay động lòng người

Thứ Ba, 06/09/2022 21:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Sau đây là những câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân được lưu truyền như là cách để răn dạy chúng ta trong việc ứng xử giữa vợ chồng với nhau. Qua đó, thể hiện được vai trò của mình trong gia đình, nhờ vậy mà tình cảm trở nên tốt đẹp, bền vững hơn.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Thời xưa, cổ nhân khi lựa chọn vợ đều đề cao phẩm hạnh đạo đức, tu dưỡng trí tuệ hơn là vẻ đẹp bên ngoài rất nhiều. Những câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân được lưu truyền đến tận ngày nay rất đáng để chúng ta học hỏi:

1. Lâm nguy mạo hiểm cứu mẹ chồng

 
Sống trong thời loạn lạc, vợ của Trần Sân nổi tiếng là người hiếu thảo khi hết lòng chăm sóc mẹ chồng thậm chí là trong hoàn cảnh khó khăn khi bà bị giặc bắt đem đi.

Cô dường như không biết sợ hãi là gì khi đích thân đến doanh trại quân giặc, thấy bất cứ ai ở đây đi ra cũng liền cúi đầu, xin thả mẹ chồng ra, cho bà cơ hội sống nốt tuổi già. 

Lòng hiếu thuận của cô cuối cùng đã khiến quân giặc cảm động, và đã thả mẹ chồng cô ra. Dù sức lực đã gần như cạn kiệt vì mệt mỏi nhưng cô vẫn sẵn lòng vừa đi vừa bò, đưa bà về đến nhà.
 
Có vị học giả, làm quan Tư mã là Vương Khiên Kỳ đã bình luận sự việc này rằng: “Vợ của Trần Sân vốn là người phụ nữ quê mùa, nhưng lại có thể lâm nguy mà không sợ, xin tha mạng cho mẹ chồng. Trong hoàn cảnh nguy hiểm, cô không quên hiếu thuận, gian nan vất vả cõng mẹ chồng trở về nhà. Quả là một vị hiếu phụ”.

Bài học: Hành động dũng cảm, quên mình cứu mẹ của vợ Trần Sân thật đáng nể vì không phải ai cũng làm được việc đó. Đây hoàn toàn không phải là hành động bộc phát, nó xuất phát từ tình yêu, sự tôn trọng của nàng dâu đối với mẹ chồng.

Có thể nói, việc hiếu lễ không chỉ đối với bố mẹ ruột mà còn là đối với bố mẹ chồng. Ta không nên so bì hơn thua mẹ mình với mẹ chồng vì ai cũng là đấng sinh thành, đều rất đáng để hàm ơn.
  
cau chuyen ve vo hien thao cua co nhan

 Câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân

2. Vợ xấu lấy chồng nghèo

 
Sách Hậu Hán Thư có ghi chép rằng: Lương Hồng tài giỏi, danh tiếng đã vang xa, nhiều nhà muốn gả con gái cho nhưng Lương Hồng không chịu vì sợ gia cảnh nghèo khó của mình lại làm ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ tương lai.

Trong huyện có một cô gái nhà họ Mạnh, ngoại hình không được vừa mắt cho lắm vì cô vừa mập vừa đen lại vừa xấu, thô kệch không ai bằng. Thế nhưng cô lại rất mạnh khỏe, thậm chí có thể nhấc bổng chiếc cối đá.

Mạnh Quang mãi chưa chịu lấy chồng mặc dù có người đến làm mai, nhưng cô không đồng ý, bố mẹ gặng hỏi mãi cô mới nói rằng:

- Nếu lấy chồng thì nhất định phải lấy người tài đức vẹn toàn như Lương Hồng.
 
Sau khi nghe được lời này, Lương Hồng quyết định cưới cô gái nhà họ Mạnh. Khi kết hôn, Mạnh Quang được trang điểm rất đẹp, nhan sắc được nâng cấp lên bội phần, nhưng khi cô bước vào nhà chồng liền đứng khựng lại khi Lương Hồng nói:

- Người ta muốn cưới là người vợ mặc quần áo thô, như thế mới có thể cùng ta ẩn cư trong núi sâu. Cô mặc gấm thêu, mặt thoa phấn, đâu phải là người mà ta mong đợi?
 
Cô gái nhà họ Mạnh nói:

- Thiếp làm như thế này là muốn xem chí hướng của chàng rốt cuộc như thế nào? Thiếp đã chuẩn bị trang phục sống ẩn cư rồi.
 
Thế là cô gỡ bỏ y phục và nữ trang đi, chải đầu vấn tóc, mặc bộ y phục vải thô.
 
Lương Hồng vô cùng vui mừng và nói rằng: “Đây mới thực sự là người vợ của Lương Hồng”. 
 
Sau khi thành hôn, Mạnh Quang ăn mặc đơn giản, chăm lo việc gia đình. Theo Lương Hồng đến ẩn cư trong núi Bá Lăng, chồng cày vợ dệt, cùng ngâm thơ đàn hát, vợ chồng xướng hoạ, sống một cuộc sống tuy nghèo nhưng hạnh phúc. 

Tương truyền khi Mạnh Quang theo Lương Hồng đến đất Ngô làm mướn, mỗi khi Lương Hồng về nhà, Mạnh Quang đã chuẩn bị sẵn thức ăn, nâng chiếc án (mâm) lên ngang tầm chân mày, thể hiện lòng kính trọng đối với người chồng.

Bài học: Người trong dân gian luôn đề cao phụ nữ phải có nhan sắc, đàn ông phải kiếm được tiền thế nhưng nó không nên là tiêu chuẩn cho tất cả vì bên cạnh đó thì đạo đức của một con người cũng cần phải được soi xét.

Qua câu chuyện trên Lương Hồng tuy nghèo nhưng vẫn có được người vợ yêu thương, chăm lo cho mình, còn Mạnh Quang tuy vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là người vợ tào khang, rất đáng trân trọng. Hạnh phúc của họ không đi theo quy chuẩn chung là vợ đẹp, chồng giàu như cách chúng ta vẫn định nghĩa. Hạnh phúc rất đơn giản, miễn là vợ chồng cùng đồng lòng vượt qua khó khăn, khổ ải của cuộc sống.

Cổ nhân khuyên những điều đại kỵ thực hiện được sẽ tránh tai ương
Cổ nhân khuyên những điều đại kỵ được truyền tụng qua bao đời vẫn luôn là thước đo đúng đắn để con người noi theo. Chung quy vẫn là dẫn dắt nhân tâm hướng 

3. Vợ khôn giúp chồng tỉnh thức  

 
Sách Thập Lục Quốc Xuân Thu có ghi chép rằng: Ngưu thị là vợ của Thượng thư Tả Thừa tướng Chung Doãn Chương. Hai người bên nhau từ lúc cuộc sống gia đình nghèo khó cho tới vinh hoa bổng lộc thoải mái hưởng thụ. Thế nhưng lúc sung túc nhất thì Ngưu thị trông lại buồn nhất. Khi được hỏi đến, Ngưu thị nói với Chung Doãn Chương rằng:

- Trước kia thiếp ở nhà chàng, trong nhà không có chiếc nồi lớn đa dụng, chỉ có một chiếc nồi nhỏ, nhưng vẫn có thể khoản đãi tân khách và bằng hữu. Hiện nay, trong nhà chất đầy báu vật, nhưng lại không làm những việc nhân nghĩa. Cho dù đã phú quý rồi, nhưng có hay ho gì đâu.
 
Thế là Ngưu thị lấy chiếc nồi nhỏ cũ xưa kia ra và gõ leng keng cho Chung Doãn Chương nhìn thấy.
 
Chung Doãn Chương nhìn thấy chiếc nồi nhỏ thời xưa, nghe được những lời của vợ, thì trong lòng vô cùng xấu hổ.

Bài học: Những lời của Ngưu thị như đang soi chiếu tâm can của chồng mình để ông nhận ra rằng mình đang đi sai hướng. Lâu nay ông được đổi đời, sống trong nhung lụa nhưng thật tâm thì không thấy vui.

Cuộc sống đâu chỉ có tiền bạc, lụa là, gấm vóc. Bên cạnh đó còn là tình người, sự tôn trọng của anh em, bạn bè... Thế nhưng đôi khi ta chạy theo tiền bạc mà bỏ quên tất cả để rồi cuối cùng lại hối hận.

May mắn của Chung Doãn Chương đó là có người vợ của mình ở bên nhắc nhở để ông biết rằng quay đầu là bờ, việc cần làm là vun đắp tình nghĩa chứ không phải chạy theo mãi với tiền bạc, cuộc sống như thế càng mỏi mệt và buồn chán hơn mà thôi.
 
Vo hien cua co nhan
 

4. Người vợ xấu xí khiến chồng kính nể

 
Hứa Doãn thời Đông Tấn cưới con gái của Nguyễn Đức Uý làm vợ. Đêm động phòng hoa chúc, Hứa Doãn phát hiện cô gái nhà họ Nguyễn này dung mạo xấu xí liền vội bỏ chạy ra khỏi phòng, từ đó không chịu vào.
 
Về sau người bạn của Hứa Doãn là Hoàn Phạm đến thăm, nói với Hứa Doãn rằng:

- Nhà họ Nguyễn đã gả cô con gái xấu xí cho anh tất có nguyên nhân, anh nên tìm hiểu thử xem.

Hứa Doãn nghe theo lời Hoàn Phạm vào phòng nhưng chỉ một lát liền muốn đứng dậy rời đi khi nhìn thấy dung mạo xấu xí của vợ.

Vợ ông hiểu chuyện liền nắm lấy vạt áo giữ ông lại, lúc này Hứa Doãn mới nói với vợ rằng:

- Là người phụ nữ, cần phải có đủ tứ đức, xin hỏi cô có được bao nhiêu đức?
 
Vợ Hứa Doãn từ tốn đáp lời:

- Thiếp là cô dâu mới, thứ duy nhất không có chỉ là dung mạo đẹp đẽ, thế nhưng thiếp cũng nghe nói: Kẻ sĩ cần phải có trăm loại phẩm hạnh, không biết phu quân có được bao nhiêu?
 
Hứa Doãn nói:

- Ta có đủ cả.
 
Vợ Hứa Doãn nói:

- Kẻ sĩ có trăm loại phẩm hạnh, đức đứng đầu. Phu quân háo sắc chứ không hiếu đức, sao có thể nói là có đủ cả được?
 
Hứa Doãn lộ vẻ xấu hổ, ông không trả lời câu nào được trước sự nhanh trí của vợ mình, biết Nguyễn Nữ có kiến thức sâu rộng và phẩm chất mà người phụ nữ bình thường không có được. Thế là, ông cực kỳ kính trọng cô, từ đó hai vợ chồng họ tương thân tương ái, tình cảm ngày càng sâu đậm.

Bài học: Câu chuyện giữa Nguyễn Nữ và Hứa Doãn là một trong những câu chuyện về vợ hiền thảo của cổ nhân được nhiều người kể nhất như là lời nhắc nhở chúng ta rằng đừng chỉ nhìn ngoại hình mà đánh giá người khác. Đôi khi cốt cách thanh cao và trí tuệ của họ mới là thứ đáng quan tâm vì nó sẽ khiến ta thực lòng tôn trọng, nó có giá trị lâu dài hơn cả nhan sắc.

Ngày nay, chúng ta qua đề cao tình cảm trong hôn nhân nên chuyện chia ly càng ngày càng nhiều. Trong khi đó, tình cảm là thứ dễ thay đổi nhất, hôm nay có thể yêu mến người này, mai lại thấy thích người khác, lòng dạ con người rất dễ đổi thay là vì thế.

Tuy nhiên, hôn nhân thời xưa không chỉ dựa vào tình cảm mà còn phải dựa vào việc tu dưỡng phẩm hạnh bản thân và thuận theo quy luật tương sinh tương khắc trong tự nhiên mà kết thiện duyên, hóa giải ác duyên, cùng nhau chung sống tới khi đầu bạc răng long.

Vì thế nền tảng của hôn nhân trong lý niệm của người xưa là trách nhiệm và đạo đức, không chỉ có tình cảm đơn thuần như lúc trai gái yêu nhau.

Vậy nên hôn nhân của cổ nhân chủ yếu thông qua mai mối, ước hẹn gia đình. Họ kết hôn, chung sống dù trước đó chưa có tình cảm, chưa từng biết mặt nhau, thế nhưng sau khi kết hôn lại vẫn có thể tương thân tương tái, chung sống hòa thuận suốt một đời. Hơn ai hết, có tin tưởng vào hôn nhân, tin vào việc hai người cùng nhau vun đắp hạnh phúc mỗi ngày chứ không phải cứ mãi đuổi theo cảm xúc của mình như người hiện đại.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X