Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Vì sao Đức Phật bắt con uống nước rửa chân bẩn thỉu?

Thứ Ba, 17/04/2018 10:46 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đức Phật dạy con thế nào? Vì sao Ngài lại bắt con trai uống nước rửa chân bẩn thỉu hay bắt mang cơm trộn vào chậu rửa chân? Đừng vội phán xét, tất cả đều là những bài học quý giá mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm.
 
 

1. Câu chuyện Đức Phật dạy con 

 

- La Hầu La: Con trai đức Phật

 
La Hầu La là tên của cậu con trai của đức Phật, cậu bé này được sinh ra trước khi đức Phật xuất gia. Theo cuộc đời của Đức Phật, sau khi Đức Phật xuất gia tu hành giác ngộ được chân lý, La Hầu La cũng theo cha xuất gia làm Sa di. Khi ấy, cậu bé này mới 10 tuổi.
 
Hàng ngày sống trong môi trường uy nghiêm, không có đồ chơi, La Hầu La tự làm đồ chơi cho mình. Cậu bé 10 tuổi vẫn giống như những đứa trẻ khác, thích huyên náo và ham chơi, Tập tính một sớm một chiều khó mà sửa đổi được.
 
Thêm một trong những thói quen xấu của cậu bé La Hầu La đó là nói dối để trêu chọc mọi người, lấy đó làm thú vui cho mình.
 
Khi có người tới hỏi Đức Phật đang ở đâu, La Hầu La đều tìm cách trêu đùa. Khi Đức Phật đang đi Kinh hành (một phương thức tu tập trong Phật giáo) trong rừng, La Hầu La lại nói Đức Phật đang ngồi thiền bên bờ suối. 
 
Khi Đức Phật đang thuyết pháp trong Tịnh xá, thì La Hầu La lại chỉ về phương xa và nói Đức Phật đang hoằng pháp ở đó. 
 
Chứng kiến cảnh mọi người chạy đôn chạy đáo tìm Đức Phật, La Hầu La cảm thấy khoái trí và cười thích thú vô cùng.

Bai hoc tu viec duc Phat day con
 
 

- Đức Phật dùng chậu nước rửa chân bẩn để trị thói nói dối của con

 
Sau khi biết được hành vi nói dối của con trai, đức Phật muốn dậy dỗ cho cậu một bài học để đời, nhằm loại bỏ tận gốc tật xấu đó.
 
Một hôm đức Phật gọi La Hầu La đem một chậu nước sạch tới rửa chân cho ngài. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật nói với La Hầu La rằng: "Này ! La Hầu La, con hãy uống nước trong cái chậu kia đi". 
 
"Nước rửa chân rất bẩn lắm, không thể uống được" La hầu La kinh ngạc đáp.
 
Đức Phật lại nói: "La Hầu La, lời nói dối của con cũng như nước bẩn trong cái chậu kia, người khác không thể nghe cho lọt tai được". 
 
La Hầu La cảm thấy rất sợ hãi, bèn đem chậu nước đi đổ, Đức Phật lại nói tiếp: "La Hầu La, con đem cơm xới vào cái chậu kia đi". 
 
"Chậu rửa chân rất bẩn, không thể dùng đựng cơm được", La Hầu La tủi hổ nói.
 
Đức Phật bèn nói rằng: "La Hầu La, con cũng giống như chiếc chậu bẩn kia, Phật pháp làm sao có thể rót vào nội tâm con"
 
Khi đó, La Hầu La cảm thấy vô cùng xấu hổ. Đức Phật lại tiếp tục dùng chân đá chiếc chậu lăn ra xa và hỏi rằng: "La Hầu La, con có tiếc một chiếc chậu bị nứt vỡ hay không?"
 
"Thưa Đức Phật, chiếc chậu gỗ rửa chân này là một đồ vật không đáng tiền, dù có vỡ đi cũng không có gì đáng tiếc cả!", La Hầu La trả lời.
 
Đức Phật liền nói: "Con cũng giống như chiếc chậu kia vậy, nói dối, nói sai sự thật thì không thể nhận được sự trân trọng từ người khác, cũng không có ai tôn kính con, tôn trọng con".
 
Nghe tới đây, La Hầu La cảm thấy vô cùng xấu hổ và khóc òa trước mặt Đức Phật, từ đó cậu bé cũng chừa hẳn tật nói dối, chuyên tâm tu tập, không lâu sau thành tựu chánh quả Đại A La Hán Mật Hạnh Đệ Nhất.
 
Góc nhìn Phật giáo lý giải vì sao “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”
Ai cũng một vài lần trong đời nghe câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, nhưng ít ai hiểu cặn kẽ nguồn cơn câu nói tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng lại

Duc Phat day con the nao
 

2. Bài học từ việc đức Phật dạy con

 
Trẻ em trong giai đoạn hình thành nhân cách, nếu không có được sự giáo dục phù hợp, thì sau khi lớn lên, thói quen nói dối sẽ trở thành hành vi lừa gạt, lừa đảo người khác. 
 
Đức Phật dạy con trai La Hầu La, không hề có roi vọt hay quát mắng, chỉ với một chiếc chậu, nhẫn nại cùng con nói rõ đạo lý phải trái, khiến người con trẻ biết coi trọng sự tôn nghiêm của chính mình, khơi sáng bản tính quang minh của trẻ nhỏ.
 
Đứa trẻ nói dối La Hầu La sau khi được người cha cũng chính là người thầy cảm hóa, trở thành một vị A La Hán thần thông quảng đại. Con cái được giáo dục tốt sau này lớn lên có hiếu với cha mẹ, trở thành người có ích cho xã hội. Những lời Phật dạy về chữ hiếu thảo con cái nhớ khắc cốt ghi tâm.
 
Đây quả thực là bài học quý giá còn nguyên vẹn giá trị đến tận thời đại ngày nay và mãi về sau. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo trong cách giáo dục con cái mình.
 
S.T
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X