Người quá tốt thường mang mệnh khổ: Nghịch lý ở đời nhưng không nhiều người hiểu

Thứ Ba, 10/12/2019 14:45 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) “Người quá thông minh, người quá hoàn hảo, người quá biết điều và người quá nặng tình” chính là 4 kiểu người quá tốt thường mang mệnh khổ. Liệu bạn có nằm trong số đó không?
Người xưa có câu: "Tình thâm bất thọ, tuệ cực tất thương", tức mối tình sâu đậm thường không kéo dài, người quá thông minh ắt sẽ bị tổn thương. Tương tự, trong cuộc sống, người quá tốt thường mang mệnh khổ.
 
Tại sao dù bạn moi tim móc phổi trao cho một người, nhưng đổi lấy chỉ là sự lạnh lùng và dửng dưng? Tại sao bạn luôn nhẫn nhịn chịu đựng, nhưng đổi lại chỉ là sự khinh thường của người khác?
 
Câu trả lời chỉ nằm ở 4 chữ: Vật cùng tất phản, hay "già néo đứt dây".
 
Một vị cao tăng đã nói rằng: chính vì đạo lý vật cùng tất phản nên trong cuộc sống cũng xảy ra nghịch lý, người quá tốt thường mang mệnh khổ.
 
Có 4 kiểu người “quá tốt” được vị cao tăng này liệt kê gồm: Người quá thông minh, người quá hoàn hảo, người quá biết điều và người quá nặng tình.

 

1. Người quá không minh


Người quá thông minh tất mắc cái sai của người thông minh.

 
"Nếu như phải lưu lạc đến một hòn đảo hoang sinh sống và chỉ được phép mang theo 3 món đồ. Vậy anh sẽ mang theo những gì?" Vị cao tăng hỏi một người Phật tử.
 
Người kia suy tư chốc lát rồi trả lời: "Tôi sẽ mang theo một người thông minh, một cái cây ăn quả, một con gà mái."
 
Vị cao tăng nghe xong liền cười nói: "Chưa chắc, anh cũng cần mang theo một kẻ ngốc nữa."
 
"Người thông minh sẽ dạy tôi cách sinh tồn, sao tôi phải mang theo kẻ ngốc làm gì, làm thế không phải tăng thêm gánh nặng cho mình sao?" Người đàn ông kia thấy rất khó hiểu.
 
"Người thông minh thường có nhiều suy nghĩ, sẽ chặt đốn cây ăn quả để lấy củi đốt sưởi ấm; sẽ giết thịt con gà mái để anh lấp no bụng. Làm thế có thể giải tỏa nỗi lo trong phút chốc, nhưng cuộc đời về sau thì làm thế nào? 
 
Nhưng kẻ ngốc thì khác, họ không thể lập tức tìm ra cách giải quyết vấn đề, nhưng sẽ cố gắng kiên trì đến cùng, cuối cùng trồng dưa được dưa, trồng quả được quả, đó mới chính là cách để mưu sinh lâu dài". Vị cao tăng kiên nhẫn giải đáp từng lời.
 
Lời nói của cao tăng không hề sai, chính vì quá tài giỏi nên người thông minh sẽ nghĩ ra rất nhiều phương pháp, cũng rất dễ tự phụ, nóng lòng muốn thành công. Nhưng cuối cùng sẽ bị chính sự thông minh của mình hại. 
 
Nhưng người ngốc thì ngược lại, họ không có nhiều ý tưởng nên sẽ luôn kiên trì với suy nghĩ ban đầu của mình, vậy nên thường sáng tạo ra những kỳ tích ngoài dự đoán của mọi người.
 
Tất nhiên, không phải người thông minh thì không tốt, mà là người quá thông minh sẽ dễ dàng gây ra tác dụng trái ngược. Đọc ngay: Những nguyên tắc vàng làm nên số mệnh của người phụ nữ thông minh
 
Người quá thông minh sẽ tự cho mình siêu phàm hơn người khác. Một khi đánh giá quá cao thực lực của mình, làm việc gì cũng thường không đạt được kết quả như ý muốn.
 
Thử nhìn lại những nhân vật quá thông minh trong lịch sử nhưng lại gặp bi kịch vì quá tự cao vào sự thông minh của mình như: nhà tài trí mưu lược liệt xuất Chu Du, quỷ kế đa đoan Vương Hy Phượng (Hồng Lâu Mộng), ỷ tài mà sinh kiêu Dương Tu (mưu sĩ có thể đoán được ý của Tào Tháo, cuối cùng nhận cái chết vì chính sự thông minh của mình)...
 
Những nhân vật này đều là những người tài trí hơn người, nhưng rồi bị chính sự thông minh của mình hại mình, sau cùng đều chẳng nhận được kết quả tốt.
 
Cho nên mới nói, người quá thông minh chính là một dạng người quá tốt thường mang mệnh khổ.

Xem thêm: Khi cuộc đời có quá nhiều kẻ thông minh, người biết GIẢ KHỜ mới giành chiến thắng sau cùng

 

2. Người quá hoàn hảo


Người quá mức theo đuổi sự hoàn mỹ sẽ rất dễ bị tổn thương.

 
Trong cuộc sống, luôn có một kiểu người: Việc gì cũng phải tranh vị trí đầu tiên, nếu ở vị trí thứ hai sẽ cảm thấy bản thân vô dụng; không muốn nghe bất kỳ lời phê bình nào, cho dù chỉ là một ý kiến phản đối nhỏ cũng sẽ tự trách bản thân thật kém cỏi...
 
Đó chính là tâm lý của những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, việc gì cũng muốn thật hoàn mỹ.
 
Trên thực tế, sự xuất sắc được coi như yếu tố then chốt tạo nên thành công, Chính vì vậy, có rất nhiều người luôn mang trong mình sự kỳ vọng rất cao về bản thân cũng như thế giới xung quanh. Để rồi khi hiện thực không được như kỳ vọng, họ dễ dàng suy sụp và lâm vào sự tự trách.
 
Khí đó, chính sự cầu toàn trong con người họ là yếu tố ngăn họ đạt đến đỉnh cao của cuộc sống, sự nghiệp và cả tài năng,
 
Đối với kểu người này, vị cao tăng lại nói: "Lời Phật dạy rằng, con người vốn đã sinh ra là người rồi, hà tất phải dồn hết tâm trí đi làm người khác; đời vốn là như vậy, sao cứ phải khiến mọi thứ rắc rối hơn?".
 
Câu này dạy chúng ta rằng: Phải có lòng tự tin về chính mình, cầu toàn là tốt, nhưng đừng có việc gì cũng phải hoàn hảo không tì vết. Cũng đừng nghĩ quá nhiều khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Đừng gượng ép mọi thứ, sống an tâm tự tại là tốt nhất.
 
Người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo sẽ không cho phép bản thân được phạm bất cứ sai lầm nào. Đây là tâm lý không nên, cũng không thiết thực.
 
Một người yêu cầu quá khắt khe, việc gì trong mắt cũng tồn tài khuyết điểm và tỳ vết, sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng với bất cứ điều gì. Lâu ngày, tâm tính đó còn có thể gây ra "chứng uất ức cuộc sống" (những người thường xuyên rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không hài lòng về cuộc sống).
 
Những người cầu toàn cũng không xem lỗi lầm là cơ hội để học hỏi. Thay vào đó, họ xem chúng như bằng chứng cho sự kém cỏi của bản thân. Việc này khiến họ luôn sinh ra nỗi nghi ngờ về năng lực của mình, thậm chí đến những sai sót nhỏ nhặt nhất cũng làm họ tự phê phán bản thân không ngừng.
 
Hơn thế nữa, nỗi sợ lớn nhất của một người theo chủ nghĩa hoàn hảo là những thiếu sót của bản thân bị lôi ra đánh giá và phán xét. Do đó, họ luôn cố tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo rằng tôi có thể làm tốt mọi thứ.
 
Bằng cách đó, họ trở thành bậc thầy trong việc che giấu cảm xúc thật sự của bản thân. Dù nội tâm có hỗn loạn đến mức nào, trong mắt người khác, họ vẫn phải luôn có hình ảnh hoàn hảo nhất.
 
Nếu cứ sống trong nơm nớp, giả tạo như vậy, thử hỏi hạnh phúc của họ từ đâu ra? Nếu cuộc đời vốn không hoàn hảo, tại sao bạn không SỐNG THẬT với chính mình ngay hôm nay?
 
Khi bạn hiểu được điều này, bạn sẽ nhận ra rằng, những thứ không hoàn hảo vốn là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Và để chấp nhận chúng cũng như không chạy theo chủ nghĩa hoàn hảo là điều rất khó khăn.
 
Tựa như khi bạn có thể chấp nhận rằng bản thân mình tầm thường, còn nhiều thiếu sót là một điều không hề dễ dàng gì.

 

3. Người quá biết điều


Người quá biết điều, Nhẫn nhịn quá lâu sẽ đánh mất chính mình.

 
Khi còn nhỏ, chúng ta đều được người lớn dạy rằng phải làm một đứa trẻ ngoan ngoãn, biết điều. Nhưng với người trưởng thành, quá biết điều lại không phải là một ưu điểm, thậm chí nó còn là một khuyết điểm trí mạng.
 
Câu chuyện với vị cao tăng lại được người đàn ông tiếp tục: "Thưa thầy, Phật giáo luôn đề cao tích đức hành thiện, phải làm người hiểu chuyện, bao dung hết thảy, vậy không phải là làm chuyện tốt hay sao?"
 
Cao tăng đáp: "Phật giáo dạy hành thiện, tức là làm nhiều điều thiện, giúp đỡ nhiều người, nhưng cũng không phải là bắt buộc tự hy sinh chính mình, như vậy có khác nào đánh mất bản thân."
 
Người quá biết điều, chuyện gì cũng muốn làm hài lòng người khác, chẳng bao giờ quan tâm đến cảm nhận của bản thân, cũng không biết mình muốn gì. Cho nên, họ sẽ luôn sống vì mục tiêu và ý chí của người khác, đây chính là một chuyện vô cùng đau lòng.
 
Tâm lý học chỉ ra rằng, nửa đầu cuộc đời mỗi người đều có một "bài tập" vô cùng quan trọng, đó chính là tự lập. Làm người phải có giới hạn, có ranh giới của chính mình.
 
Quá mức khúm núm biết điều chỉ để làm hài lòng mọi người, bạn sẽ trở thành công cụ để người khác tùy ý sai bảo. Khi đó, sẽ chẳng có một ai coi trọng bạn, những thứ bạn nhận lại chỉ là sự khinh thường của người khác. Đừng cố sắm vai người tốt để lấy lòng tất cả mọi người.
 
Vậy nên, người quá biết điều cũng là một kiểu người quá tốt thường mang mệnh khổ mà cao tăng nhắc đến.

 

4. Người quá nặng tình


Người quá nặng tình, vì tình cảm mà đánh mất nguyên tắc, sẽ bị người khác lợi dụng.

Người tu hành thường nói rằng, những người quá nặng tình, thường có kết cục rất thương tâm. Giữa đất trời này, chỉ có chữ "tình" là thứ gây tổn thương lớn nhất.
 
Người quá nặng tình, thường sống rất dè dặt. Trong từ điển cuộc đời của họ, vốn không hề tồn tại hai chữ "từ chối".
 
Cho dù có là yêu cầu vô lý đến đâu, cũng sẽ chấp nhận. Sau khi đồng ý rồi, dù mệt đến đâu dù khổ thế nào thì cũng sẽ cố gắng làm tới cùng.
 
Người quá trọng tình cảm sẽ chỉ biết hy sinh cho người khác, khó tránh khỏi bị phụ lòng, bị lợi dụng. Không chỉ vậy, nếu cứ quá quan tâm, quá lo nghĩ cho thiên hạ sẽ rất dễ rước về phiền nhiễu không liên quam. Còn cuộc đời mình thì lại bị bỏ bê, chẳng thèm chăm bẵm.
 
Người như vậy thường không có nguyên tắc của bản thân, rất dễ bị người khác lợi dụng, chính là kiểu người quá tốt thường mang mệnh khổ điển hình.
 
Người xưa đã nói: Uống rượu không được say quá 6 phần, ăn cơm không được no qua 7 phần, yêu một người không được vượt quá 9 phần, phải giữ lại một phần cho riêng mình cũng là một con đường để bản thân có thể lui lại.
 
Mọi việc không nên quá gượng ép vẹn toàn, già néo thì đứt dây. 

Tham khảo: Nếu thấy mỗi ngày trôi qua thật khó khăn, đó chẳng qua là bạn chưa hiểu được điều này

 

Đôi lời bình:

 
Những kiểu "người tốt" mà cao tăng đã nói trên đây, có bạn trong đó hay không? Nếu câu trả lời là có, vậy thì hãy cố gắng thay đổi để "bớt tốt" đi từ hôm nay. 
 
Thực ra cái khổ trong cuộc đời, vốn chẳng đến từ ai khác mà do chính chúng ta gây ra cho bản thân.
 
Chúng ta ai cũng chỉ có cơ hội được sống một lần duy nhất, vậy thì tại sao lại cứ làm khổ chính mình? Sống mà cứ mệt mỏi thì chẳng khác nào đang lãng phí cơ hội quý giá ấy.
 
Nghĩ quá nhiều chỉ khiến bản thân chịu tội, làm mệt đầu óc, làm mệt cả cái thân. Đừng bỏ lỡ: 11 việc bạn nên gạch bỏ khỏi cuộc đời mình nếu muốn sống thảnh thơi hơn
 
Nhân cơ hội được sống này, tâm hồn cần được ươm cho thật đẹp, nụ cười phải thật tươi và xuất phát từ thật lòng. 
 
Từ nay về sau, hãy làm một người chỉ lấy lòng chính bản thân mình, đừng gắng sức quá độ, đừng gượng ép hoàn mỹ. Làm một người tự do tự tại, thuận theo tự nhiên là tốt nhất.

Lam Lam