Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Muốn thành công, đừng luôn cố sắm vai người tốt để lấy lòng tất cả mọi người

Thứ Tư, 02/10/2019 10:50 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đừng cố sắm vai người tốt chỉ để làm hài lòng hay lấy lòng bất cứ ai. Cuộc đời này là của riêng bạn, hãy sống đúng với chính mình để không bao giờ phải nói hai chữ "hối tiếc".

1. Đừng cố sắm vai người tốt và cho người khác có cơ hội ức hiếp mình


Dung co sam vai nguoi tot 3
 
Có một sự thật hiển nhiên là, nếu bạn quá hiền lành thì sẽ dễ bị người khác khinh thường, bắt nạt. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn có thể không ức hiếp ai, nhưng đừng cho người khác có cơ hội ức hiếp mình.
 
Nếu như bạn luôn đóng vai một "người tốt", không từ chối bất cứ việc gì thì sẽ thế nào? Mà khi bạn từ chối người khác thì lại ra sao? 
 
Đối với rất nhiều người mà nói, nói "Không" vốn là chuyện không hề dễ dàng. Một số cách giáo dục từ nhỏ đã dạy ta rằng, việc nói ra chữ "Không" dường như đã gây tổn thương không nhỏ cho người khác.
 
Chính vì thế mà đã hình thành nên "văn hóa người tốt" ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người. Dù có rất nhiều cách để định nghĩ về "người tốt" nhưng rất nhiều người đồng ý rằng, người không bao giờ từ chối yêu cầu hay nhờ vả của người khác chính là "người tốt". 
 
Bởi vì, chúng ta đã quen lấy lòng người khác, sống là để làm hài lòng mọi người, mà từ chối đồng nghĩa với tổn thương.
 
Người xưa dạy rằng: “Ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ”. Làm người tốt, sống lương thiện không phải là điều xấu, thế nhưng quá tốt thì lại là một thứ bệnh. Khám phá thêm: Có phải người lương thiện thường hay chịu thiệt?
 
Khi bạn quá dễ tính, người khác nói gì bạn cũng không ý kiến phản bác. Dần dà, lời nói của bạn chẳng hề được tôn trọng, khi bạn trở nên khó tình thì sẽ bị bếu xấu lập tức. Đó không phải là sắm vai người tốt, mà là biểu hiện của sự nhu nhược.
 
Bạn luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, bạn làm hết cho họ, một vài lần người ta sẽ ghi nhớ ơn bạn. Nhưng nếu như bạn cứ giúp mãi thì chỉ khiến họ trở nên ỷ lại, đợi bạn đến làm giúp hết toàn bộ, một khi bạn không giúp nữa thì người ta sẽ sinh lòng oán thù và cho rằng bạn nhỏ nhen.
 
Như vậy thì tại sao bạn cứ phải cố sắm vai người tốt làm gì? Xem thêm: Lý do người tốt vẫn khổ có phải ông trời bất công?
 
Làm người đừng quá dễ tính, cũng đừng cố sắm vai người tốt, hãy làm một người khôn ngoan biết khi nào thì mình nên giúp nên nói nên làm để không tự biến bản thân thành kẻ đáng bị coi thường. 
 
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời những yêu cầu trợ giúp của người khác, đừng ôm đồm những việc nằm ngoài tầm với của mình.
 

2. Đừng cố sắm vai người tốt chỉ vì ngại từ chối

 
Dung co sam vai nguoi tot 2
 
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thích lấy lòng người khác dễ tiềm ẩn bên trong những áp lực khuất phục về giao tiếp xã hội.
 
Sự thật là, trong cuộc sống, nếu từ chối lời mời của bạn bè hay từ chối những yêu cầu trong công việc vốn không thuộc phụ trách của mình, là hành động hết sức bình thường.
 
Mặc dù khi phải đưa ra lời từ chối có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng về lâu dài, bạn đang tự giúp chính bản thân mình. Chỉ khi từ chối những việc đó thì bạn mới không bao giờ bị sai khiến đi làm việc không phải bổn phận của mình.
 
Sở dĩ chúng ta không dám nói "không" là bởi cảm giác khi nói ra chữ này rất khó xử. Rất nhiều người từ nhỏ đã không thể nào chịu được sự thất vọng của người khác với mình, trong tiềm thức họ hình thành suy nghĩ luôn muốn tất cả mọi người xung quanh đều yêu thích mình.
 
Trong công ty thì cố gắng làm việc để lấy lòng cấp trên, lấy lòng đồng nghiệp; sau khi về nhà lại quần quật làm việc nhà để người thân hài lòng...
 
Nhưng có khi nào bạn cảm thấy thật sự mệt mỏi, thậm chí cảm thấy tủi thân và tức giận, tự hỏi tại sao làm "người tốt" lại khó khăn đến thế?
 
Chính vì thế, rất nhiều người luôn sắm vai người tốt chỉ vì ngại từ chối trước yêu cầu của người khác. 

Dung co sam vai nguoi tot
 
Thực tế, quan hệ giữa người với người dù thân thiết đến đâu đều có những giới hạn. Mỗi người đều có nguyên tắc và nghĩa vụ của chính bản thân, chẳng ai có thể gánh vác giúp được.
 
Trong gia đình, mỗi người đều có một vị trí riêng.
 
Trong công việc, mỗi người sẽ có nhiệm vụ riêng.
 
Trong xã hội, mỗi người đều có trách nhiệm riêng.
 
Trưởng thành là khi bạn làm tốt công việc của mình, thể hiện tốt vai trò của mình chứ không phải là vượt quá chức vụ, bổn phận của bản thân để đảm nhận thay nghĩa vụ của người khác. Đó không gọi là làm người tốt, mà gọi là ôm đồm, cho phép người khác lợi dụng mình.
 
Hãy nhớ rằng, đối với những việc khiến bạn vi phạm nguyên tắc của bản thân, bạn nên và cần dám nói chữ “không”. Từ chối là điều phải làm khi đó. 
 
Yên tâm là những người thực sự suy nghĩ cho bạn, sẽ không bao giờ đưa ra những lời đề nghị vô lý làm tổn hại đến bạn. Chỉ có những kẻ tiểu nhân mới muốn làm hại bạn bằng những yêu cầu quá đáng như vậy.
 

3. Đừng cố sắm vai người tốt chỉ vì muốn được yêu quý

 
ss
 
Có một điều hiển nhiên nhưng ít người nhận ra là việc luôn cố tỏ ra là người tốt để lấy lòng mọi người thực tế chưa chắc đã khiến chúng ta được yêu thích hơn. 
 
Chẳng ai có năng lực khiến cho cả thế giới đều thích mình, cũng giống như ta không thể thích tất cả mọi người trên đời này. Vì vậy, cách duy nhất là hãy vui vẻ chấp nhận.
 
“Vui vẻ chấp nhận” ở đây không phải là ta chấp nhận việc đối phương ghét mình hay chấp nhận người khác tùy ý làm tổn thương mình, mà đó là chúng ta chấp nhận việc yêu hay thích là tự do của mỗi người. Lắng nghe: Lời Phật dạy về duyên: Giúp ta chấp nhận mọi hoàn cảnh sống
 
Chúng ta không thể kiểm soát được suy nghĩ thật sự trong đầu người khác, nhưng điều mà chúng ta có thể điều khiển được chính là cảm xúc của bản thân. Đừng lãng phí thời gian, buồn bã hay tức giận chỉ vì những người không quan trọng với cuộc sống của mình.
 
Bên cạnh đó, làm người tốt hay không do chính bản thân ta quyết định nhưng đừng cố thể hiện nó ra ngoài hay “tốt mù quáng” với người khác làm gì. 
 
Càng phô bày, càng cố chứng minh, người khác càng nghĩ bạn giả tạo, làm màu. Còn “tốt mù quáng” chỉ càng khiến người khác lợi dụng, sai khiến, khinh thường bạn mà thôi. Đến lúc đó bạn sẽ thấy hụt hẫng vì những việc mình là không được ghi nhận.
 
Nói vậy không có nghĩa là khuyên bạn trở thành “người xấu”. Thực tế, đôi khi làm “người xấu” từ chối đề nghị của người khác khi cần, sẽ giúp bạn được tôn trọng hơn.

Dung co sam vai nguoi tot 1
 
Cuộc đời vốn rất nhiều rối ren, cách sống tốt nhất là hãy cứ làm người tốt là đủ, một người tốt đúng nghĩ, tốt có chừng mực, tốt với chính mình, với gia đình, với những người xung quanh và cả những người xa lạ, miễn là đối phương xứng đáng với sự thiện lương đó của bạn.
 
Nếu bạn làm người tốt, người hiểu chuyện sẽ nhận ra, còn kẻ ghen ghét sẽ luôn chỉ soi mói mà thôi. Cuộc đời này có vay có trả, luật nhân quả không bỏ sót một ai. 
 
Khi hồn ta thanh thản, làm những việc tử tế, trở thành một người tốt, người thiện lương, người có ích, chính bản thân ta cũng thấy vui vẻ. Nhờ đó, cuộc sống cũng trở nên rạng rỡ, nhiều màu sắc hơn. Đó chẳng phải là điều ta mong muốn hay sao?
 
Hãy cứ để mọi thứ diễn tiến theo tự nhiên, những điều tốt đẹp tự nó sẽ lan truyền, dần dần, không cần bạn hay bất cứ ai nói, mọi người đều sẽ tôn trọng và yêu quý bạn.
 
Đừng cố sắm vai người tốt chỉ để lấy lòng tất cả mọi người, cũng không cần phải vì người khác không thích mình mà buồn rầu hay tức giận. 
 
Người khác không thích bạn, không hiểu bạn, chẳng sao cả, những người đó chẳng đại diện cho cả thế giới này thì tại sao bạn phải quan tâm quá nhiều làm gì? Quan trọng là bạn hãy cứ làm một người tốt đúng với suy nghĩ của mình để không có gì phải hổ thẹn và yêu quý chính bản thân mình là được.

Lam Lam
 

Tin cùng chuyên mục

X