Thứ Ba, 22/09/2020 16:18 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bạn đã bao giờ tự hỏi không nên tranh giành với ai thì ta mới được khen ngợi? Vì hầu hết bạn thấy người ta tham vọng ngoài kia nhưng mình chẳng đủ nhiệt huyết như họ.
Tăng Quốc Thiên là một Nho gia lỗi lạc theo phái Đông Thành, nhân vật tiêu biểu của địa chủ người Hán, sau được bổ nhiệm chức Nội các Học sĩ trong Triều đình Mãn Thanh. Ông là tướng lĩnh chỉ huy Tương quân (đoàn quân khởi phát ở Tương Hương), cánh quân chủ lực trong cuộc chiến chống quân Thái Bình Thiên Quốc.
Tăng Quốc Phiên từng nói: Kẻ sĩ có ba điều không làm: Một là không đấu danh với quân tử, hai không đấu lợi với tiểu nhân, ba là không đấu sự khéo léo, tài năng với trời đất.
Người ta cứ tưởng không tranh giành thì sẽ chẳng có thứ gì về với mình nhưng chính bằng phong cách sống đáng quý mà Tăng Quốc Phiên kể trên đã làm nên kỳ tích. Trong vòng 9 năm ông liên tiếp được thăng 10 cấp quan phẩm, trở thành một vị quan mẫu mực nổi tiếng.
Tranh giành chi với kẻ tiểu nhân
Từ sự muốn khẳng định mình nên chúng ta rất thích trong mọi việc mình trở thành người đúng, kẻ thắng cuộc. Thậm chí có người lên kế hoạch cho mọi thứ để đến được thành công và họ tưởng thế là hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng họ đã quên mất rằng
Chớ nên tính toán chi li và có tính toán giỏi thế nào cũng chẳng bằng trời tính.
Vì sự hiếu thắng nên ta chẳng ngại đối đầu với bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thế nhưng người xưa đã khuyên rằng, chẳng đáng gì cho việc tranh giành hơn thua với kẻ tiểu nhân.
Chuyện kể lại rằng Khổng Tử có một cậu học trò, cậu này vừa tới cổng dế thăm nhà thầy mình thì gặp một vị khách nói giọng thách thức:
- Nghe nói Khổng Tử là thầy của Ngài vậy chắc thầy có học vấn cao lắm, vậy cho ta hỏi một năm có mấy mùa?
- Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!
Người khách kia cãi không hài lòng với câu hỏi trên và đáp: "Chỉ có 3 mùa thôi".
Vị đệ tử khăng khăng là có 4 mùa, đúng lúc đó Khổng Tử đang đi ra. Vị khách kia hỏi: “Thánh nhân! Xin ngài hãy phân xử, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”. Vị khách khoái chí vì mình đã thắng và yêu cầu vị đệ tử ki bái mình một lạy tạ lỗi.
Đệ tự nọ đợi người kia đi rồi mới hỏi thầy: “Thưa thầy! Vậy có 4 mua hay là 3 mùa trong năm ạ?".
Khổng Tử trả lời: “Con không thấy người kia sao? Đó là một con châu chấu biến hóa mà thành. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con tranh luận với kẻ đó thì khi nào mới xong?
Đến đây vị đệ tử mới hiểu bài học mà thầy muốn dạy mình. Đúng như Lão Tử nói: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (Nghĩa là: người thiện thì không tranh biện, người tranh biện thì không phải thiện).
Đối với kẻ tiểu nhân mà nói, nếu như chúng ta đấu hơn thua, được mất với họ thì chỉ tốn công hại mệnh vô ích, cũng giống như tự tìm phiền phức cho mình. Cách tốt nhất lúc này là không so đo với họ làm gì.
Tranh giành chi với bậc quân tử?
Ta không nên tranh giành với ai nữa đây khi mà không cố gắng hơn thua với kẻ tiếu nhân? Phải chăng là tranh giành với bậc quân tử mới xứng đáng chăng? Xin thưa là cũng không!
Có tranh giành danh tiếng với bậc quân tử cũng vậy, ta chỉ làm hao tổn thêm phúc báo của bản thân, thậm chí ra sức tranh giành, có khi còn nhận về tay không và cả những tổn thất không lường trước được.
Đạo đức tốt đẹp mới là hành trang tốt cho cho chúng ta trong cuộc sống vì ta sẽ tìm được chỗ đứng của riêng mình, dù không thật cao nhưng cũng bình yên, vững chắc. Và đạo đức được thể hiện qua từng cử chỉ, hành động dù rất nhỏ bé của chúng ta ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ tưởng vô lý ai ngờ lại chuẩn không cần chỉnh.
Có câu: "Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui".
Đối mặt với bậc quân tử, nhiều người muốn trở thành người có thể "vượt mặt" của người ta để tranh khôn, chứng minh ra giỏi hơn họ. Thế nhưng bạn đâu biết rằng trong mắt họ bạn cũng chỉ là tiểu nhân, nên họ chẳng muốn tranh đấu, nên bạn có thắng cuộc nhưng trong lòng vẫn chẳng thực tâm hạ dạ như bạn muốn.
Những người đó là người trọng danh dự, trọng chữ tín, là người đáng để kết giao, để học hỏi. Thay vì tranh đấu gianh tiếng, hãy dành cho họ sự kính nể thì hơn.
Người hiểu chuyện, có nhân cách lớn thường là người hiểu rõ bản thân mình là ai, mình ở đâu và điều mình muốn là gì? Họ không đặt bản thân bên cạnh ai để so sánh và quyết hơn thua để tỏ ra mình là hơn cái kẻ kia.
Khi một người biết được chính xác bản thân mong muốn một cuộc sống như thế nào, họ sẽ lựa chọn con đường đi đúng đắn, dùng toàn tâm sức vào việc sửa đổi chỗ thiếu sót bản thân, đưa tâm hồn thăng hoa lên cảnh giới mới và tiến thẳng về phía trước. Làm người không tranh giành, không kì kèo so đo, ắt cũng giảm bớt được thời gian vào những việc vô ích, tinh lực dành cho việc mình theo đuổi.
3. Tranh giành chi với ông Trời
Nhiều người cố gắng đi ngược lại với đạo lý của Trời đất với mục đích là để khẳng định mình đúng, mình có thể thay đổi mọi thứ, bất chấp sự sợ hãi mà mọi người hay nhận xét họ là kẻ "Xem trời bằng vung". Thế rồi họ cố tình tìm cách tranh giành lợi ích, dồn hết tâm trí, lợi dụng mọi thủ đoạn để đoạt lấy, nhưng đến cùng họ vẫn không thoát khỏi quy luật của trời đất, của vũ trụ.
Sự thật là quá nhiều tấm gương về những người hiếu thắng, giỏi tranh giành họ tưởng rằng mình đã có được mọi thứ mình muốn tại một thời điểm nào đó mà họ quên rằng "Ông trời có mắt", mọi tội lỗi của họ đã tự động được lưu lại tạo thành Nhân để một ngày trả lại Quả cho họ.
Vì thế, kẻ tưởng rằng mình thắng ấy gần cuối đời lại mất đi tất cả, thế mới nói, người biết cách lùi một bước chưa chắc đã thua. Chỉ cần một người có phúc báo, ắt sẽ có được hết thảy những thứ khác.
Vận mệnh của con người một phần có thể được định trước nhưng còn vài phần có thể tự mình thay đổi, sự thay đổi này phụ thuộc vào đạo đức, suy nghĩ và hành động của chúng ta chứ không phải cố gắng đi ngược lại quy luật cuộc sống..
Con người chúng ta ai cũng có những sự vật, sự việc và mơ ước muốn hoàn thành và theo đuổi. Trong quá trình truy cầu những thứ ấy, có người sẽ lựa chọn thuận theo đạo lý tự nhiên, cũng có người sẽ chọn đi trên con đường tắt để có được chúng.
Nếu lựa chọn bước trên con đường tắt thì dẫu có giành được thành tựu đi chăng nữa, những thứ ấy cũng chẳng thể tồn tại lâu dài. Còn người sống thuận theo tự nhiên thì dẫu chỉ giành được chút thành tựu nhỏ bé, nhưng chắc chắn chúng sẽ thuộc về ta và tồn tại mãi thôi.
Bởi thế nên mỗi người chúng ta dù bất cứ lúc nào cũng đều phải suy xét thật kỹ những hành động của bản thân, xem xem việc làm của chúng ta đã phù hợp với đạo lý ở đời, hợp với đạo trời hay chưa. Nếu hợp đạo lý thì phúc báo không cần cầu cũng sẽ tự đến với ta.