(Lichngaytot.com) Người thông minh thì không bao giờ để lộ sự tài trí của mình; còn kẻ dại dột lại luôn khoe mẽ tỏ ra mình giỏi giang hơn người. Nghệ thuật sống của người thông minh là giả ngốc, điều đó sẽ giúp họ tránh những rắc rối không đáng có trong cuộc sống mà ai cũng nên học được.
- Tránh được họa xa, họa gần chỉ cần nhờ vào việc KHÔNG thực hiện những điều sau
- Phúc khí đến từ lời nói phú quý, người thông minh hiểu rằng có 5 điều KỴ không bao giờ được nói
Người xưa có câu:
Ý nghĩa là kẻ tài trí giả như ngu dốt, kẻ dũng mãnh giả như khiếp sợ.
Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp. Lời người xưa |
Ý nghĩa là kẻ tài trí giả như ngu dốt, kẻ dũng mãnh giả như khiếp sợ.
Lão Tử cũng giảng: “Đại âm vô thanh, đại tượng vô hình”, tức là tiếng lớn ầm ầm như không có tiếng, hình lớn hiện ra như không có hình.
Tất cả những câu này đều là có ý nói rằng người có tài trí cao nhưng luôn khiêm tốn, không để lộ tài năng, vẻ ngoài biểu hiện ra giống như một người ngu dốt, nhưng thực ra lại là người có trí tuệ phi phàm và khôn khéo bậc nhất.
Đó chính là nghệ thuật “giả ngốc” của người thông minh, nó thể hiện ra công phu và bản lĩnh của bậc quân tử tài trí.
Dưới đây là 9 kiểu người đã áp dụng được trọn vẹn tinh hoa trong nghệ thuật sống của người thông minh, nhìn qua họ giống như kẻ ngốc dại nhưng thực chất lại chính là người thông minh nhất. Hãy xem bạn có thuộc 1 trong 9 kiểu người tài trí này?
1. Thà giả ngốc chứ đừng tự cho mình thông minh
Người thông minh thường sẽ giả ngốc, giả vờ hồ đồ, khiêm tốn về bản thân chứ không bao giờ tự cho rằng mình là người tài trí hơn người.
Người xưa có câu:
Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo. Lời người xưa |
Núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi ắt có người giỏi hơn. Trong đại dương tri thức, những gì bạn biết chỉ như một giọt nước nhỏ mà thôi.
Cho dù trí thông minh của bạn có là bao nhiêu thì cũng rất khó để hiểu hết những sự biến hóa vô thường và phức tạp của thế giới này. Những gì chúng ta biết là quá bé nhỏ so với biển rộng mênh mông của hiện thực.
Thay vì tự thỏa mãn, tự kiêu ngạo với chút vốn liếng nhỏ của mình thì bạn phải học cách lắng nghe và tiếp thu thêm nhiều hơn nữa. Hãy nghiêm túc tiếp nhận, chịu đối mặt với những lời nhận xét, phê bình gay gắt, có như vậy bạn mới có thể tiến bộ và nhanh chóng hoàn thiện bản thân.
Hơn nữa, những người thông minh nhưng giả ngốc thường dễ được mọi người quý mến hơn, không ai muốn làm bạn với những người luôn tự khoe mẽ cho rằng mình là thông minh cả. Hơn nữa, khi cuộc đời có quá nhiều "kẻ thông minh", người biết GIẢ KHỜ mới giành chiến thắng sau cùng
Cho nên hãy bảo trì thái độ khiêm tốn, can đảm nhận mình là người ngốc nghếch mới thực sự khôn ngoan. Đó chính là sự khôn ngoan ở tầm nhìn xa trông rộng.
2. Thà giả nghèo chứ đừng khoe khoang sang giàu
“Cây lúa, hạt càng nhiều càng mẩy thì cúi càng thấp”, người giàu sang thường rất khiêm tốn, còn người có ít tiền lại rất thích khoe khoang, còn người không có tiền thì nhìn sự khiêm tốn và nghe lời khoe khoang.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành từng khuyên rằng: Khi bạn còn nghèo đừng chỉ ru rú ở nhà, hãy đi ra bên ngoài để gặp gỡ, tìm hiểu cơ hội cho mình; khi giàu có rồi thì hãy làm ngược lại.
Phải nhớ rằng, cuộc sống càng đơn giản thì càng thanh thản. Sự phô trương hay khoe khoang hào nhoáng thường kéo theo nhiều mầm mống tai họa, thu hút nhiều kẻ tiểu nhân, kẻ nham hiểm thâm độc và ganh ghét bạn nhiều hơn.
Nếu có người ngưỡng mộ, làm thân với bạn vì bạn giàu có, thì “mầm mống tai họa” cũng đang cách không xa bạn đâu. Đừng mù quáng khoe khoang những gì mình có, cái mất sẽ nhiều hơn cái được đấy!
Nghệ thuật sống của người thông minh là học được cách nhường nhịn và khiêm tốn. Nên nhớ rằng, hoa có thơm, ong bướm ắt tự tìm đến mà không cần quảng cáo rùm beng.
Xem thêm: Cách tư duy người giàu khiến họ càng giàu mãi
Xem thêm: Cách tư duy người giàu khiến họ càng giàu mãi
3. Thà chịu vất vả chứ đừng chỉ ham muốn hưởng lạc
Han muốn hưởng lạc vốn không hề xấu nếu nó diễn ra trong thời gian thích hợp, bởi đó là nhu cầu bình thường của con người khi đã phải chịu quá nhiều vất vả và khó khăn.
Tuy nhiên, nếu cứ ham muốn hưởng lạc trong một thời gian dài, nó sẽ sinh ra các loại “ma tính”, mài mòn ý chí, góc cạnh và sự đam mê của mỗi người. Khi đó, bạn rất dễ đánh mất bản tính cũng như bản lĩnh của mình khi chìm trong sự thoải mái.
Cho nên, thà rằng vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ để tôi luyện cái chí, gìn giữ năng lực còn hơn.
4. Thà rằng chịu thiệt, còn hơn chiếm món lợi nhỏ
Đa số con người đều ham lợi, đều muốn chiếm được phần lợi về phía mình nhưng lại không muốn bản thân chịu thiệt dù chỉ một chút.
Khổng Tử từng dạy học trò:
Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành. Khổng Tử |
Tức là: Làm việc mà cầu mau chóng thì sẽ không thành công, không đạt được mục tiêu; người ham muốn cái lợi nhỏ thì sẽ không làm thành được sự nghiệp lớn.
Đôi khi bạn gặp được những chuyện mang lại lợi ích cho bản thân mình dù chỉ là một ít nhưng cũng đủ làm bạn phân vân. Con người chúng ta không thể tránh khỏi sự cám dỗ, chỉ thích hưởng lợi mà không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Thế nhưng, phải hiểu rằng, đôi khi có thiệt mới là phúc, có lợi lại dễ thành họa.
5. Thà thua một cách vinh quang, chứ đừng chỉ luôn thắng mãi
Nhất là trong một cuộc tranh luận, không phải lúc nào thắng cũng là tốt. Bạn có thể cố phản biện, bảo vệ quan điểm tới cùng để thắng được đối phương, nhưng điều bạn mất đi sẽ là những mối quan hệ. Đó chính là cái giá phải trả nếu bạn quá cố chấp vào chiến thắng.
Trong cuộc sống, thắng và thua có thể trở nên vô nghĩa với rất nhiều điều, đặc biệt là trên phương diện tranh luận không cần thiết.
Người thông minh luôn biết “đạo trung dung”, biết giả thua để giữ lợi ích và thể diện cho đôi bên. Đó là một sự buông bỏ và nhường nhịn khi cần thiết để cân bằng mọi mối quan hệ xung quanh.
6. Thà rằng tự tin, còn hơn bi quan mù quáng
Tự tin chính là một loại sức mạnh! Cho dù sự tự tin của bạn có chút mù quáng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến đại cục, bởi nó vẫn sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực về cuộc sống và làm những điều mình muốn.
Nhưng nếu bạn cứ bi quan mù quáng, tự ti về bản thân, bạn tự nhiên sẽ mất đi tất cả.
Nhất là khi chẳng may trao lòng tin lầm chỗ, nếu bạn lập tức trở nên bi quan và chán nản, đóng chặt cánh cửa lòng mình vì lo sợ bị lừa gạt, bị phản bội lần nữa, vậy thì bạn cũng đang đóng lại các cánh cửa cơ hội tốt đẹp phía trước.
Trở ngại lớn nhất trong cuộc đời chính là nỗi lo sợ. Quan trọng là tiếp tục sống theo cách mà bản thân bạn cho là tốt và đúng nhất. Chúng ta có thể cảnh giác trước lòng người, nhưng không thể vì thế mà không dám tin tưởng bất cứ ai.
Hãy tự tin vào con đường mà mình đã chọn dù khó khăn, thử thách có làm bạn vấp ngã liên tục. Hãy tin vào chính bản thân mình, dù có lúc cảm nhận của bản thân cũng đang đánh lừa lý trí.
7. Chỉ cần được khỏe mạnh, cũng không cần đến “công danh lợi lộc”.
Sức khỏe là vốn liếng quan trọng nhất của đời người. Dù không có công danh lợi lộc, bạn vẫn có thể sống tốt. Nhưng nếu không có sức khỏe, bạn đánh mất tất cả chứ không chỉ là công danh lợi lộc.
Do đó, sức khỏe mới là điều quan trọng nhất mà mỗi người phải trân trọng và ưu tiên hàng đầu.
Bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào là tùy thuộc ở bản thân bạn. Cuộc đời đừng chỉ biết hưởng thụ và lãng phí, cần phải suy nghĩ và lựa chọn. Chỉ có xác định được bản thân mình muốn thứ gì nhất, thứ gì là quan trọng nhất với mình
Người thông minh biết cách chọn lựa cách sống ý nghĩa nhất, biết mình muốn điều gì, biết thứ gì mới là quan trọng nhất để cân nhắc và lựa chọn chính xác thì cuộc đời mới trôi qua một cách ý nghĩa.
8. Thà là người bình thường, cũng đừng “mua danh chuộc tiếng”
Người ta có câu: “Thà bị ghét vì sống thật với chính mình, còn hơn giả tạo để kẻ khác coi khinh.”
Bản chất của việc mua danh chuộc tiếng chỉ là sự dối lừa, sẽ chỉ gây ra thị phi và mệt mỏi cho bạn. Lúc trước bạn vinh quang bao nhiêu thì sau khi sự thật bị phanh phui, bạn sẽ tủi hổ bấy nhiêu.
Bình thường chính là hạnh phúc. Thà chấp nhận và hạnh phúc với đúng bản chất bình thường mình có ngay từ đầu còn hơn đợi tới ngày gieo gió gặt bão.
9. Làm người đừng toan tính khôn lỏi, bởi không phải ai cũng là kẻ ngốc!
Người ta thường nói “tướng do tâm sinh”, trong tâm dung chứa điều gì, thì sẽ thể hiện hết ở vẻ bên ngoài qua từng nét diện mạo, hành động, cách ăn nói…
- Trong tâm dung chứa hạt giống thù hận, hạt giống này sẽ bén rễ đâm chồi trong tâm trí của bạn, sau đó, nó sẽ nuốt chửng lòng khoan dung, lòng biết mang ơn và ánh mặt trời sáng rực vốn tồn tại trong bạn.
Nó biến bạn trở thành con người tiêu cực, chỉ nhìn vào những mặt tối, dằn vặt người khác cũng chính là đang tự làm khổ chính bản thân mình.
- Trong lòng chứa đựng sự đố kỵ, mưu mô, tham lam, bạn sẽ trở thành con người mang lòng dạ hẹp hòi, xấu xa bỉ ổi, tự tư ích kỷ. Trong cái khung hạn hẹp tự cho là đúng ấy mà oán trời trách đất, tự trói buộc mình, lãng phí biết bao thời gian quý báu của sinh mệnh.
- Trong mắt chỉ nhìn vào những điều không tốt của người khác, bạn sẽ áp đặt “những điều không tốt” đó vào trong sinh mệnh của mình một cách ngu xuẩn, cứ thế không ngừng giày vò làm khổ bản thân.
- Trong lòng chứa đựng “địa vị, tiền bạc, nhà cửa”, cuộc đời của bạn cũng sẽ chỉ cứ lẩn quẩn, bôn ba trong thế giới vật chất “địa vị, tiền bạc, nhà cửa”.
Khi những thứ này đều dồn dập kéo đến, dục vọng của bạn sẽ thúc đẩy bạn theo đuổi các thứ nhiều hơn, nhiều hơn nữa, trở nên tham long, thậm chí bản tính hoàn toàn bị mê lạc không biết điểm dừn. Đợi đến khi đứng trước ngưỡng cửa kết thúc cuộc đời, vất vả lao lực cả một đời lại chỉ có thể mang theo hai bàn tay trắng mà rời đi.
- Còn nếu như trong lòng dung chứa sự thiện lương, khoan dung, chân thành cũng như biết hàm ơn, bạn sẽ nhận thấy được rằng, trong sinh mệnh của bạn xác thực đã chứa đầy ánh mặt trời.
Bạn sẽ được sống trong những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời, sinh mệnh nhờ vậy cũng trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều. Lúc này bạn sẽ nhận ra, hóa ra cuộc đời lại đẹp đến vậy!
- Trong lòng dung chứa trời đất, dung chứa vũ trụ mênh mông, bạn sẽ hòa mình vào trong vũ trụ bao la. Khi đó những thị phi đúng sai, tranh đấu được mất, nam nữ thường tình, công danh lợi lộc, thành bại vinh nhục, hết thảy của hết thảy, đều chỉ như một màn kịch chớp nhoáng lướt qua trước mặt bạn mà thôi.
Nghệ thuật sống của người thông minh là giả ngốc, là hiểu rằng trên đời không phải toàn kẻ dại dội nên không bao giờ toan tính khôn lỏi.
Không phải kẻ khác chẳng biết toan tính thiệt hơn của bạn, họ chỉ không thèm nói mà thôi. Do đó, đừng tưởng ngoài đời ai cũng ngốc, chỉ có mình bạn là khôn.
Thực ra, những chiêu trò khôn lỏi vặt vãnh của bạn, họ biết thừa và thầm cười trong lòng với nhau, chứ không ai chỉ ra cho bạn thấy. Đó mới là điều đáng sợ nhất.
Do đó, hãy suy ngẫm về 9 điều trong nghệ thuật sống của người thông minh ở trên và học hỏi ngay những gì mà bạn cảm thấy cần thiết nhất để bắt đầu thay đổi ngay từ hôm nay. Bởi hôm nay bạn chỉ thay đổi một thói quen nhưng tương lai rất có thể sẽ gặt về một thành tựu lớn.