(Lichngaytot.com) Những hướng dẫn cụ thể, thiết thực trong việc dạy con thành tài theo chuyên gia Harvard dựa trên những nghiên cứu về những đứa trẻ trong thời gian dài. Vì thế, bạn có thể tự tin để áp dụng cho các con của mình.
1. Ở bên con nhiều hơn
Cha mẹ nào mà chẳng muốn con mình tương lai thành một đứa trẻ thành công, thế nhưng thường chúng ta áp đặt rằng mình chăm chỉ làm lụng kiếm tiền nuôi con, còn nhiệm vụ của con là phải học hành thật giỏi giang, nếu chúng không làm được sẽ được xem là đứa trẻ hư.
Thực tế là con sẽ không thể nào hoàn thành "nhiệm vụ" ấy khi không có bạn bên cạnh. Cho dù bạn vì chăm lo việc học cho con nên đã thuê không biết bao nhiêu là gia sư để hỗ trợ cho con trẻ. Nhưng bạn ơi, bạn có biết điều mà con thiếu nhất đó là gì không? Đó chính là sự quan tâm của bố mẹ chúng.
Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng, trẻ dù vốn là đứa thông minh, giỏi giang nhưng chúng sẵn sàng biến mình thành đứa trẻ hư cũng chỉ vì muốn thu hút sự quan tâm của bố mẹ. Vì thế, hãy cân đối lại công việc của mình để dành nhiều thời gian hơn cho con cái.
Trong thời gian biểu của bạn nên có chỗ dành cho con, khi đó bạn phải nhất định trọn vẹn dành thời gian đó cho con nhé, hay người ta còn gọi đó là thời gian chất lượng (quality time). Nghĩa là lúc đó bạn hoàn toàn chơi đùa, trò chuyện cùng con, không bị bất cứ cuộc điện thoại hay tranh cãi nào đó gây nhiễu.
Dạy con thành tài theo chuyên gia Harvard khuyến khích cha mẹ xem con như là một người bạn, cùng trò chuyện một cách chân thành, gần gũi chứ không phải những câu hỏi về yêu cầu kết quả học tập, hay chê bai điều con không làm được. Hãy cố gắng xây dựng niềm tin với con bạn nhé.
Thực tế là con sẽ không thể nào hoàn thành "nhiệm vụ" ấy khi không có bạn bên cạnh. Cho dù bạn vì chăm lo việc học cho con nên đã thuê không biết bao nhiêu là gia sư để hỗ trợ cho con trẻ. Nhưng bạn ơi, bạn có biết điều mà con thiếu nhất đó là gì không? Đó chính là sự quan tâm của bố mẹ chúng.
Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng, trẻ dù vốn là đứa thông minh, giỏi giang nhưng chúng sẵn sàng biến mình thành đứa trẻ hư cũng chỉ vì muốn thu hút sự quan tâm của bố mẹ. Vì thế, hãy cân đối lại công việc của mình để dành nhiều thời gian hơn cho con cái.
Trong thời gian biểu của bạn nên có chỗ dành cho con, khi đó bạn phải nhất định trọn vẹn dành thời gian đó cho con nhé, hay người ta còn gọi đó là thời gian chất lượng (quality time). Nghĩa là lúc đó bạn hoàn toàn chơi đùa, trò chuyện cùng con, không bị bất cứ cuộc điện thoại hay tranh cãi nào đó gây nhiễu.
Dạy con thành tài theo chuyên gia Harvard khuyến khích cha mẹ xem con như là một người bạn, cùng trò chuyện một cách chân thành, gần gũi chứ không phải những câu hỏi về yêu cầu kết quả học tập, hay chê bai điều con không làm được. Hãy cố gắng xây dựng niềm tin với con bạn nhé.
Những lúc ở bên con, bạn ngoài nói chuyện còn có thể đọc sách cho con nghe thật nhiều vì đó là quá trình trẻ được học thêm cách tiếp nhận thông tin, từ vựng mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ càng được nghe nhiều từ, con sẽ có vốn từ vựng lớn, khả năng đọc hiểu tốt hơn, dễ thành công hơn những đứa trẻ khác.
2. Dạy con kiểm soát cảm xύc
Con trẻ thường phản ứng lại mọi việc một cách rất bản năng, cảm xúc của chúng thường bộc phát khá nhanh và lúc này các con rất cần ai đó hướng dẫn con kiểm soát cảm xúc. Đừng cho rằng vì chúng là trẻ con nên không biết gì, cứ để mặc chúng.
Nếu cứ để chúng "tự nhiên" và "hoang dã" như cách một số bố mẹ có tư tưởng hiện đại đang làm thì chúng lớn lên có xu hướng trở thành đứa trẻ hư mà thôi.
Nếu cứ để chúng "tự nhiên" và "hoang dã" như cách một số bố mẹ có tư tưởng hiện đại đang làm thì chúng lớn lên có xu hướng trở thành đứa trẻ hư mà thôi.
Theo Richard Weissbourd, một chuyên gia tâm lý của Đại học Harvard thì điều quan trọng khi nuôi dạy con trẻ không phải là cố ép chúng trở thành thiên tài mà phải dạy được chúng cách sống "tử tế, nhân hậu". Do đó, bố mẹ cần ý thức cao việc này để kiên nhẫn, từ tốn dạy con đối phó với cảm xúc của mình.
Hãy nói cho trẻ hiểu rằng, mọi cảm xúc đều là bình thường, nhưng sau đó cho con biết, con cũng cần học cách tiết chế những cảm xúc tiêu cực kẻo chúng không chỉ ảnh hưởng tới con mà còn gây tổn thương người khác.
Cách giúp chính bạn và trẻ có thể cùng áp dụng để trở nên bình tĩnh hơn như sau: Dừng hại các suy nghĩ, tập trung vào hơi thở, hít thở thật sâu qua đường mũi rồi thở ra đường miệng. Sau đó đếm từ 1 đến 5. Hãy tập luyện việc này cùng trẻ để giúp chúng bình tĩnh lại.
Mỗi khi nào thấy trẻ bực bội, giận dữ, hãy nhắc trẻ nhớ các bước nói trên và làm việc đó cùng trẻ. Một lúc sau, khi trẻ đã giảm xúc động, hãy để trẻ có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn.
Mỗi khi nào thấy trẻ bực bội, giận dữ, hãy nhắc trẻ nhớ các bước nói trên và làm việc đó cùng trẻ. Một lúc sau, khi trẻ đã giảm xúc động, hãy để trẻ có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn.
3. Dạy con biết ơn
Các nghiên cứu đã cho thấy những ai có thói quen bày tỏ sự biết ơn cũng có xu hướng hào hiệp, tận tâm, vị tha hơn. Khả năng họ sống khỏe mạnh, hạnh phúc cũng cao hơn so với những người sống chỉ biết mình. Và theo lời Phật dạy về lòng biết ơn: Trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn.
Không bao giờ là quá muộn để trở thành người tốt, nhưng không có sự hướng dẫn, dìu dắt của người lớn, trẻ sẽ không thể tự mình trưởng thành được. Chúng cần được thực hành thường xuyên việc quan tâm, chăm sóc người khác, cũng như bày tỏ sự biết ơn đối với những ai yêu thương, quan tâm tới chúng.
Hãy dạy cho con biết ơn những thứ mình đang có, từ những món mình ăn, bộ quần áo mình mặc, ngôi nhà sạch sẽ mình đang ở... và hướng dẫn con luôn sẵn sàng nói lời cảm ơn với người khác.
Đừng ngại giải thích cho con vì sao lại thế, cha mẹ giúp con tiếp thu cái mới, não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Việc được giải thích các thắc mắc cũng thúc đẩy trẻ điều chỉnh hành vi cho hợp lý.
Không bao giờ là quá muộn để trở thành người tốt, nhưng không có sự hướng dẫn, dìu dắt của người lớn, trẻ sẽ không thể tự mình trưởng thành được. Chúng cần được thực hành thường xuyên việc quan tâm, chăm sóc người khác, cũng như bày tỏ sự biết ơn đối với những ai yêu thương, quan tâm tới chúng.
Hãy dạy cho con biết ơn những thứ mình đang có, từ những món mình ăn, bộ quần áo mình mặc, ngôi nhà sạch sẽ mình đang ở... và hướng dẫn con luôn sẵn sàng nói lời cảm ơn với người khác.
Đừng ngại giải thích cho con vì sao lại thế, cha mẹ giúp con tiếp thu cái mới, não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Việc được giải thích các thắc mắc cũng thúc đẩy trẻ điều chỉnh hành vi cho hợp lý.
Hơn nữa, bố mẹ cũng phải làm gương cho con cái trong việc này, hãy thường xᴜyên nói lời cảm ơn với con và những người giúp đỡ tɾong cᴜộc sống để con nhìn đó mà học hỏi theo.
4. Dạy con chịu trách nhiệm
Đừng có quan niệm cổ hủ rằng trẻ con còn bé chúng không biết gì, thực tế là chúng đã rất hiểu chuyện và cha mẹ phải dạy con biết chịu trách nhiệm cho từng việc mình làm dù là nhỏ nhất.
Dạy con thành tài theo chuyên gia Harvard bao gồm cả việc đề cao tính trách nhiệm của con, cho thấy con đủ lớn để biết mình nên làm gì và không nên làm gì.
Ví dụ khi trẻ chơi đồ chơi có thể bày ra khắp nhà nhưng con cũng phải là người dọn dẹp chúng, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình chứ bố mẹ sẽ không phải là người làm thay.
Ngoài ra, chính bạn cũng phải là người sống có trách nhiệm vì con trẻ sẽ bắt chước bạn đấy, bình thường trẻ sẽ học các giá trị đạo đức bằng cách quan sát hành động của những người thân thiết nhất với chúng. Bạn không thể mong chúng cư xử tốt với một người nếu bản thân bạn luôn tỏ ra hằn học, ghét bỏ người đó. Không những thế, bạn phải thành thật, công bằng với trẻ và luôn quan tâm đến người khác.
Thế nhưng bạn cũng không cần cố làm người hoàn hảo. Để trẻ tôn trọng và tin tưởng, chính bạn cũng cần biết thừa nhận sai lầm và điểm yếu của mình trước trẻ. Bạn cũng cần tôn trọng suy nghĩ và lắng nghe quan điểm của chúng.
5. Khuyến khích hành vi đúng đắn của con
Đừng chỉ tập trung vào việc giáo dục cho con ở trường lớp hay qua sách vở, việc con cư xử với mọi người cũng cần được bố mẹ kiểm soát. Chúng thường không biết đang làm gì đúng làm gì sai cho đến khi có người chỉ cho chúng.
Trẻ sẽ luôn xem cách bạn phản ứng với việc chúng làm để biết lần sau có được lặp lại chúng hay không. Do đó, bạn đừng quên việc thường xuyên quan sát con và mỗi khi thấy con làm điều gì đó đúng hãy khen ngợi và khuyến khích chúng làm thêm những việc tốt đẹp đó.
Trẻ sẽ luôn xem cách bạn phản ứng với việc chúng làm để biết lần sau có được lặp lại chúng hay không. Do đó, bạn đừng quên việc thường xuyên quan sát con và mỗi khi thấy con làm điều gì đó đúng hãy khen ngợi và khuyến khích chúng làm thêm những việc tốt đẹp đó.
Theo TS Lisa Feldman Barrett thuộc đại học Harvard, Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu tâm lý và thần kinh học, cô khuyên chúng ta với vai trò là bố mẹ nên khuyến khích thay vì ép con làm theo ý mình. Các cha mẹ nên là người làm vườn chứ không nên là thợ mộc.
Thợ mộc chạm khắc gỗ theo ý muốn còn người làm vườn giúp cây cối phát triển. Nghĩa là cha mẹ không nên ép con thành người mình muốn mà thay vào đó là tập trung tạo môi trường khuyến khích trẻ phát triển lành mạnh.
Ví dụ, thay vì ép con học piano hay hát, nhảy múa, phụ huynh khôn ngoan sẽ nuôi dưỡng con trong môi trường đầy âm nhạc để trẻ tự thấy thích và học đàn, hát, múa.... Con sẽ tự tìm ra đam mê chính mình chứ không phải là cứ cố làm theo ý của bố mẹ yêu cầu. Nhờ thế, chúng sẽ có cơ hội thành tài khi theo đuổi đam mê đúng khả năng của mình.