1. Những cấm kỵ trong ăn uống của Khổng Tử
Ông rất coi trọng lương thực và ẩm thực cũng là một trong những nội dung quan trọng của việc tu thân. Ông cũng đã ghi lại quan điểm ăn uống của ông trong cuốn sách Luận Ngữ, theo ông có 8 thứ con người không nên ăn (bát bất thực - 8 nguyên tắc cấm trong thức ăn): “Cơm càng trắng tinh càng tốt, thịt phải thái mỏng. Cơm hẩm và thiu, cá ươn mà thịt đã nhão, không ăn. Thức ăn đã biến sắc, hư rồi, không ăn. Thức ăn có mùi hôi, không ăn.
Rau quả ra trái mùa, không ăn. Đồ chưa nấu, không ăn. Không đúng bữa, không ăn. Đồ ăn cắt thái không ngay ngắn, không đúng cách, không ăn. Không có nước chấm (tương, sốt), không ăn. Thịt dù nhiều, cũng không nên cố ăn nhiều. Duy có rượu là không hạn chế, nhưng không uống tới say. Rượu bán ở cửa hàng, không uống. Thịt khô ở chợ, không ăn. Bữa nào cũng nên ăn gừng. Không ăn quá no…”.
2. Khổng Tử và 8 thứ không nên ăn
2.1 Không ăn thức ăn ôi thiu
Điều đó có nghĩa là nhóm thực phấn đã bị biến đổi, không giữ được hương vị ban đầu thì không nên ăn. Dù bỏ đi những thực phẩm này rất đáng tiếc nhưng nếu cố ăn sẽ gây hại cho cơ thể. Do đó tránh để đồ ăn lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ngộ độc; biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và cơ thể mệt mỏi, nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc nếu nó chưa đủ gây ra ngộ độc ngay thì cũng ngấm dần vào cơ thể và tích tụ ở đó theo thời gian cho đến khi thành bệnh.
Theo khoa học, thịt cá không tươi không chỉ mất dinh dưỡng mà còn dễ gây ra những vấn đề sức khỏe như ngộ độc. Ví dụ: độc tố vi nấm aflatoxin sinh ra trong các loại hạt bị mốc, thuộc chất gây ung thư loại một.. Nếu ăn phải có thể tổn thương gan nghiêm trọng.
2.2 Không ăn đồ sống, không ăn thịt khô bán ngoài chợ
Ở Trung Quốc, người dân thường sử dụng các phương pháp nấu như hấp, luộc để chế biến nguyên liệu, hạn chế ăn đồ chiên (rán), nướng. Họ không có một món ăn nào sống.
Ngày nay nhiều người ưa thích các món từ thịt cá tái hoặc sống, họ cảm thấy ăn như vậy nguyên vị. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm tàng trong đồ sống, chưa chín rất nhiều. Nhất là ngày nay, khi thực phẩm sống bị nhiễm sán, hoặc chứa virust gây bệnh.
Người xưa ưu tiên ăn chín, uống sôi bởi mùi vị của thực phẩm chín nhừ thấm gia vị thường rất ngon. Người già ăn đồ chín nhừ dễ nuốt và tốt cho hệ tiêu hóa.
2.3 Không ăn quá nhiều gia vị
Tuy nhiên liều lượng gia vị như thế nào là vừa đủ thì không phải ai cũng biết, ví dụ như trong khi chế biến món ăn, chúng ta nên hạn chế muối, và các gia vị quá cay nồng. Vị mặn và vị cay nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Còn nếu dùng quá nhiều một vị nào đó thì thậm chí còn có thể gây bệnh.
Ngoài ra, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho nhiều gia vị vào trong món ăn vì sẽ làm mất một lượng dinh dưỡng nhất định trong thực phẩm. Khi đó, các cơ quan bài tiết phải làm việc nhiều, dẫn đến các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận.
2.4 Không đúng giờ
Thế nên người xưa thường chỉ ăn khi đến bữa cơm, đúng giờ. Ngoài ba bữa ăn chính, họ không ăn vặt. Và đó là một thói quen tốt. Khi ăn đúng giờ đúng bữa, cơ quan tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi.
2.5 Không ăn quá nhiều thịt
2.6 Không uống nhiều rượu
2.7 Không ăn quá no
Ăn đủ lượng là cân đối dinh dưỡng giữa nạp vào và tiêu hao, khiến cơ thể không bị béo phì và khỏe mạnh.
Không chỉ Khổng Tử ngay cả Trang Tử cũng dạy ta phải biết đủ để tâm thôi mệt mỏi mới mong sống lâu trăm tuổi. Vì cuộc đời này càng tham lam ta càng phải lo lắng, ăn nhiều thì quá tải, nghĩ ngợi quá nhiều thì sinh bệnh tâm lý.
2.8 Không ăn rau quả ra trái mùa
Dân gian có câu “mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng không cần thầy thuốc kê đơn”. Đối với một số người nhiễm phong hàn, tỳ vị hư hàn, dễ bị lạnh tay chân vào buổi tối, uống một lượng canh gừng thích hợp có thể giúp giảm các triệu chứng.
Ăn trái cây tuy là tốt nhưng nếu không đúng cách thì hại nhiều hơn là lợi. Nhất là hiện nay nhiều trái cây để trồng trái mùa cần rất nhiều thuốc trừ sâu khác nhau để đảm bảo sản lượng.
Ngoài ra, đồ hoa quả nhập khẩu khi được bảo quản lạnh thì chúng không ở mức dinh dưỡng cao nhất. Bạn không biết chúng đã được bảo quản trong bao lâu, trong điều kiện nào và có khả năng là nhiều vitamin tan trong nước, chủ yếu chứa trong trái cây, sẽ bị mất đi.